Các chuyên gia y tế cảnh báo, số trường hợp bị suy thận có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây cùng với các loại bệnh mãn tính. Suy thận nặng cần chạy thận nhân tạo, lọc máu, thậm chí là thay thận. Tuy nhiên suy thận hoàn toàn có thể xử lý được nếu kịp thời phát hiện.
Khi chức năng thận suy yếu, một số dấu hiệu dưới đây sẽ xuất hiện:
Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Khi thận hoạt động kém, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng giữ natri, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ hết, dẫn tới sưng phù ở chân, mắt cá chân. Đây là dấu hiệu suy thận bạn cần cảnh giác.
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hóc-môn gọi là erythropoietin, hóc-môn này thông báo để cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Cảm giác ngon miệng bị mất đi so với trước đây.
Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Ngoài ra, ở người suy thận thường thấy đêm ngủ không ngon giấc, ngủ hay mộng mị. Sáng dậy có tóc rụng nhiều, mắt thâm, da nhão và khô. Phụ nữ có kinh nguyệt không đều, tâm trạng bứt rứt bất an.
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mãn tính, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mãn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế, nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Suy thận càng về cuối càng nguy hiểm và tốn kém trong điều trị, do đó việc phát hiện các dấu hiệu suy thận từ sớm giúp kịp thời can thiệp y tế, tìm ra những nguyên nhân để khắc phục.
Kiên Thành
TAMTHUC: