Sushi là món ăn truyền thống Nhật Bản nhưng được nhiều người ưa thích. Thông thường, loại thực phẩm này được coi là lành mạnh và an toàn, có thể được đặt hàng cho bữa trưa hay tối. Tuy nhiên, hãy cân nhắc đến một số các rủi ro sau đây.
Bản thân món cá, tự nó có lượng calo khá thấp, nhưng khi ăn sushi sẽ cần thêm nước sốt, miếng tempura chiên, pho mát, kem và các nguyên liệu khác. Cuối cùng khi bạn cuộn lại với rong biển hoặc lá cải thì đã thành một cái ‘bánh giàu năng lượng’. Nếu bạn đang muốn kiểm soát cân nặng thì cần lưu ý điều này.
Thường người ta sẽ làm sushi từ cá ngừ, tiếc rằng đây lại là loại cá có tiếng hay nhiễm thủy ngân ở mức cao. Là một chất độc thần kinh, thuỷ ngân có thể gây hại cho cơ thể ở nhiều. Một số triệu chứng ngộ độc thủy ngân bao gồm suy giảm thị lực, ngứa ran khắp cơ thể, mất khả năng phối hợp nhịp nhàng trong các cử động, gặp khó khăn khi nói, nghe, và đi.
Khi ăn sushi, người ta không qua nấu chín, và như vậy hiển nhiên miếng cá sẽ là bến đỗ của nhiều loại virus, vi khuẩn. Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đã được nhiều nghiên cứu cảnh báo, nhất là với những nguồn cá không đạt chuẩn chất lượng. Cho dù có ngâm trong nước sốt chanh xì dầu và wasabi cay xè cũng không diệt được các mầm bệnh này.
Các ký sinh trùng có thể gây ra đủ thứ rắc rối, tùy theo loại và mật độ bao nhiêu. Một số triệu chứng của ký sinh trùng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, ngứa ngáy toàn thân, dị ứng thực phẩm, các cơn đau bụng, vì chúng có thể làm hỏng lớp lót dạ dày, ruột và các yếu tố khác của đường tiêu hóa. Có trường hợp thực khách bị ký sinh trùng xâm nhiễm khắp thân, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Gừng muối chua hầu như luôn luôn được phục vụ cùng với sushi. Hãy lắng nghe cơ thể xem bạn có hợp với món này không, vì một số người có thể bị kích ứng đường tiêu hóa, đau bụng, ợ nóng. Nhưng điều một số chuyên gia lo ngại hơn lại là các phụ gia trong đó, thường thấy là chất màu thực phẩm như Red #40. Chất này có thể gây dị ứng, hiếu động thái quá và sung huyết. Ngoài ra, tùy theo công thức của nhà sản xuất, gừng ngâm thường có chứa chất bảo quản và các chất hóa học khác có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như kali sorbate, bột ngọt (MSG), aspartame và natri benzoat.
Ăn sushi không thể thiếu loại gia vị cay nồng này. Đây là một câu chuyện khá dài, vì loại wasabi thường thấy trong các nhà hàng sushi thực ra không phải là wasabi như người ta vẫn nghĩ.
Quả thật wasabi là một loại gia vị dễ làm say lòng người, không những bởi hương vị độc đáo khiến người ăn nhớ mãi không quên, mà còn vì những lợi ích tuyệt vời nó mang đến cho sức khỏe. Trong những năm vừa qua, các công trình nghiên cứu khoa học trên wasabi đã tìm ra nhiều thông tin quý giá từ loại thực phẩm này, vì thế các chuyên gia sức khỏe phong cho wasabi là siêu thực phẩm của châu Á.
Wasabi chứa nhiều hoạt chất sinh học, có thể:
Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà vội nghĩ đến món wasabi vẫn thường ăn hay mua trong siêu thị.
Vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản, wasabi có tên khoa học là Wasabi japonica. Trong văn hóa ẩm thực truyền thống, wasabi được người Nhật xem như một gia vị quan trọng, rất tốt cho sức khỏe. Vấn đề là, cây wasabi lại tương đối khó trồng, lớn chậm, do đó ngay tại nước Nhật, nó vẫn là loại thực phẩm hiếm.
TAMTHUC
Sau Thế chiến lần II, khi liên quân đến đất nước Nhật, vì wasabi có sản lượng không nhiều, nên người ta đã “chế” cho những “người nước ngoài” một loại wasabi khác từ cây cải ngựa châu Âu (European horseradish) vì biết rằng những người phương Tây sẽ không nhận ra sự khác biệt. Cứ như vậy, dần dần thương hiệu wasabi nổi tiếng theo chân người phương Tây đi khắp các nơi trên thế giới. Ở đâu có các món Nhật, có sushi, ở đó có wasabi, nhưng đó thực ra là cải ngựa với màu thực phẩm và một số hóa chất khác.
Cây cải ngựa được dùng để làm “wasabi” cho những người nước ngoài. So với wasabi đích thực, cây cải ngựa mọc nhanh hơn, to hơn, và rẻ hơn.
Cây cải ngựa
Trong phóng sự của Washington Post, ông Briant Oats, chủ tịch công ty Pacific Coast Wasabi, cho hay: Có đến 99% wasabi tại Bắc Mỹ là giả. Và cũng tương tự như vậy ở bất cứ nơi nào.
Thậm chí ngày tại Nhật, thì có thể 95% là giả. Rất nhiều người Nhật cho rằng mình đã ăn wasabi, nhưng thực ra đó là đồ nhái.
Theo bà Hiroko Shimbo, một đầu bếp sushi và tác giả cuốn The Sushi Experience (tạm dịch: Trải nghiệm Sushi), “99% nghe có vẻ cũng gần chính xác, nhưng có thể là 95%.” Ngay cả nếu có wasabi thật, thì cũng chỉ là một chút xíu.
Ngày nay, bạn thấy các nhà hàng sushi kiểu Nhật Bản mọc lên khắp nơi trên thế giới, nhưng gần như tuyệt đại đa số dùng wasabi từ cải ngựa, pha chế với một số phẩm màu thực phẩm. Wasabi được chế biến thành bột khô đóng vào trong hộp hoặc bán từng bao từng bao cho các nhà hàng. Chỉ cần vài phút để pha bột đã làm sẵn với chút nước là thực khách đã có một đĩa wasabi để bắt đầu vừa ăn vừa xuýt xoa như bạn đã từng thấy.
Hộp “wasabi” công nghiệp chế sẵn. (Ảnh: qua Youtube)
Ngoài cải ngựa và hương mù tạt, trong thành phần của loại “wasabi” chế biến công nghiệp thường chứa hai chất màu thực phẩm là Yellow No5 (tartrazine, E102) và Blue No1. Tartrazine là một phụ gia khá nhạy cảm mà bạn vẫn thấy trong thành phần của mì gói. Các chuyên gia dinh dưỡng đã từng cảnh báo độ an toàn của tartrazine do nghi ngờ chúng gây ra dị ứng cho người ăn, chứng tăng động ở trẻ, và cả nguy cơ gây ung thư. Hiện tại tartrazine đã bị cấm sử dụng ở một số nơi như Úc và châu Âu.
Mặc dù nổi tiếng là siêu thực phẩm, nhưng diện tích canh tác wasabi càng ngày càng thu hẹp lại bởi lẽ nó tương đối khó trồng và vận chuyển. Hiện nay chỉ còn lại một số trang trại hiếm hoi còn trồng cây Wasabi japonica.
Lá của cây wasabi đích thực
Gốc của cây Wasabi japonica được mài ra để chế món wasabi truyền thống
Người ta thường dùng gốc cây wasabi, mài thành bột để sử dụng cho các món ăn như bạn vẫn biết. Nếu bạn muốn tận hưởng những giá trị của loại gia vị này, thì cách chế biến tươi là tốt nhất. Hương vị độc đáo của wasabi sẽ dần bị mất đi sau khoảng 15 phút từ lúc chế biến xong. Wasabi chính hiệu không cay xốc như bạn đã từng trải nghiệm (với wasabi giả), và có một vị tinh tế hơn từ cây cỏ, ngọt hơn…
Thật tiếc nếu như sự thật về món wasabi làm bạn mất hứng với món sushi, nhưng để có thể phục vụ thực khách loại wasabi tươi nguyên thì giá thành sẽ rất cao. Nhưng nếu đó không phải thực sự là wasabi thì không nên tiếp tục dùng cái tên này. Đây cũng là điều mà Hội đồng Wasabi (World Wasabi Council) đang cố gắng và mong muốn đạt được, để trả lại tên cho Wasabi japonica đích thực.
Ngày nay, đến bất kỳ thành phố du lịch nào trên thế giới cũng dễ dàng tìm thấy các nhà hàng sushi. Hương vị đặc biệt, phong cách ẩm thực riêng khiến nhiều thực khách say đắm. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, nhiều chuyên gia khuyên mọi người nên cẩn thận vì không phải món sushi nào cũng lành. Những người theo trường phái thực dưỡng (macrobiotic) tin rằng cá sống, thịt sống… thực ra không phù hợp với hệ tiêu hóa của cơ thể người, không nên lạm dụng.
Minh Hòa
TAMTHUC: