Cả ba gia lớn là Phật gia, Đạo gia và Nho gia đều dạy con người phải tu tâm dưỡng tính. Từ thể nghiệm của sinh mệnh, người ta đúc kết ra, đời người có 20 tu dưỡng lớn nhất. Nếu một người có thể căn cứ vào đó để lưu giữ lại cái tốt và bỏ đi cái xấu thì sẽ trở thành người hoàn thiện hơn.
(Tiếp theo phần 1)
Trong Chu Dịch giảng: “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn”, nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích mà tự mãn thì bị mất đi.
Một người nếu như tự cao tự đại, thì cho dù đi tới bất cứ đâu cũng đều không nhận được sự chào đón của người khác. Cho nên thất bại lớn nhất của đời người là ngạo mạn.
Vô tri chính là không hiểu biết, không hiểu lý. Bởi vì không hiểu lý, cho nên khi gặp điều không như ý liền oán trời trách người, oán ông trời không phù hộ, oán con người thế gian không giúp đỡ.
Đối với bạn bè và người thân, họ hàng thân quyến thì lại càng oán hận hơn. Thậm chí khi phiền não vì oán hận còn nổi nóng quẳng bàn ném ghế, ném cả chén trà…
Đây chính là vô tri lớn nhất của đời người. Họ đã không tự trách bản mình, xét lại mình mà đi oán trời trách người, oán người thân, bạn bè.
Sai lầm lớn nhất của đời người chính là xâm phạm, xâm phạm tài phú, danh tiết và tính mạng của người khác. Đây chính là “trộm cắp, tà dâm, sát sinh” mà bên Phật gia giảng.
Có người nói: Nơi nào có con người thì liền có thị phi. Thị phi khiến con người ta cảm thấy khổ não khôn nguôi.
Chúng ta cần làm được: không để tai nghe thị phi, không lan truyền thị phi. Đời người ngắn ngủi, nếu cứ tranh đấu ngược xuôi thì chỉ có thể tăng thêm phiền não mà thôi.
Tài phú, danh lợi, địa vị.. là mưu cầu của mọi người. Nhưng nếu có được danh lợi, tài phú, mà lại mất đi sự bình an thì cuộc sông như vậy sẽ không có hy vọng, không có ý nghĩa.
Cho nên, ước mong lớn nhất của đời người là bình an. Bình an chính là một loại phúc.
Con người cần phải có dũng khí. Dũng khí không phải là đánh nhau với người khác, cũng không phải là tranh chấp, so đo với người khác. Mà dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận sai, cảm thấy bản thân không nên nói câu nói như vậy, không nên làm việc như vậy, không nên làm cản trở người khác.
Người có dũng khí là một người mà có thể sám hối, nhận sai lầm và sửa chữa. Người như vậy sẽ luôn đề cao đạo đức, phẩm chất của bản thân và trở thành người hoàn thiện.
Chúng ta thường nói cần phải khai phát nguồn năng lượng. Năng lượng không nhất định chỉ là khoáng sản ở trong lòng núi, hay châu báu dưới đáy biển, cũng không nhất định là khí đốt, khí thiên nhiên, năng lượng mặt trời.
Nguồn năng lượng lớn nhất của đời người chính là tín ngưỡng. Bởi vì bên trong tín ngưỡng có ẩn chứa tài phú, có công đức và kho báu.
Chúng ta thường nghe nói, bên Phật gia giảng rằng cần phải vì người phát tâm. Vậy rốt cuộc phát tâm là gì? Cần phát thiện tâm, hảo tâm, cũng chính là lợi ích đại chúng.
Ví như, chúng ta nói một câu có lợi ích đối với mọi người, làm một việc có lợi ích đối với mọi người đó cũng là một cách phát tâm. Khi làm bất cứ việc gì cần dùng lợi ích đại chúng làm chủ, lợi ích cá nhân đứng sau.
TAMTHUC
Con người sở dĩ có thể làm một người cao thượng đó chính là bởi vì họ có sự tôn nghiêm. Cho nên, cho dù có thể hy sinh nhiều thứ nhưng vẫn cần bảo lưu giữ lại một chút tôn nghiêm cho mình.
Sống – chết là hai việc đại sự lớn nhất trong cuộc đời con người. Nó cũng là nỗi lo âu lớn nhất của đời người. Lúc sinh thời mưu cầu tranh danh đoạt lợi, “người lừa ta gạt”.
Nhưng một khi lâm vào cảnh vô thường tiến đến thì lại sợ sự nghiệp, tình yêu, tài phú đều sẽ chớp mắt mà biến thành không. Cho nên, cho dù là lúc sinh hay lúc sắp rời khỏi cõi đời thì lúc nào cũng có đủ loại lo lắng ở trong lòng.
Sống trong cuộc đời, ai ai cũng tranh đấu ngược xuôi để có tiền, quyền, danh vọng… Nhưng đến khi hai mắt khép lại, bao nhiêu phấn đấu cả cuộc đời cũng chìm vào hư ảo. Hết thảy những của cải và danh vọng ấy, ‘khi sinh không đem theo đến, khi tử không mang theo đi’. Vậy thì điều gì mới là ý nghĩa nhất với sinh mệnh đời người? Câu hỏi vẫn luôn khiến nhiều người suy ngẫm!
Hoàng Mai (biên dịch)
TAMTHUC: