Tiếp theo phần 1: Giới thiệu sơ lược
Thôi Bối Đồ – cuốn sách được nhiều người quan tâm tìm kiếm. (Ảnh: Internet)
Tiêu chuẩn để giải chính xác Thôi Bối Đồ
Trong thời đại internet phát triển, các tài liệu lịch sử được truyền tải vô cùng phong phú, vậy thì mọi người quan tâm nhất là gì? Đáp án được thống kê trên mạng internet cho chúng ta biết rằng: Phương Tây nhận được sự quan tâm chú ý nhiều nhất là “Các Thế Kỷ” – quyển sách tiên tri nổi tiếng của Nostradamus, còn phương Đông chính là “Thôi Bối Đồ”. Xem ra, điều mà mọi người quan tâm nhất, vẫn là diện mạo của tương lai ra sao!
Bởi vì Thôi Bối Đồ được quan tâm chú ý nhiều nhất, vậy nên các phiên bản đi sâu phân tích Thôi Bối Đồ cũng rất nhiều. Nếu như tính cả các bài viết của cư dân mạng đối với Thôi Bối Đồ, e rằng phải có đến cả mấy trăm bản. Vậy rốt cuộc bản nào là chính xác đây?
Nếu như không có được một tiêu chuẩn hợp lý, thì chính là ông nói gà, bà nói vịt, vàng thau lẫn lộn, có lý cũng sẽ thành vô lý. Từ đó mà những điều giải thích chính xác có thể triển hiện thiên cơ, thì cũng rất khó được phổ biến nhận thức rộng rãi.
Nhìn từ những nghiên cứu hiện nay đối với Thôi Bối Đồ, quy chính lại trình tự đã trở thành chủ yếu, đưa ra khá nhiều phương pháp quy chính lại trình tự rối loạn phần sau của Thôi Bối Đồ, để phá giải huyền cơ thật sự trong tương lai. Vậy nên, vẫn dựa theo trình tự ban đầu của phiên bản Thôi Bối Đồ có lời bình chú của Kim Thánh Thán, hiển nhiên là không có khảo chứng lịch sử.
Có một tiêu chuẩn được mọi người công nhận, chính là nửa phần trước của của “Thôi Bối Đồ” không có tranh luận, trong mỗi một tượng, “tứ vị nhất thể” bao gồm: đồ hình, lời sấm, thơ Tụng, quẻ tượng, triển khai xoay quanh một chủ đề một cách chặt chẽ, cùng làm nổi bật cho một chủ đề.
Bởi vậy, đi sâu phân tích Thôi Bối Đồ cũng cần phải căn cứ theo tiêu chuẩn này. Nếu như phân tích “đồ hình, lời sấm, thơ Tụng, quẻ tượng” chỉ đúng với một bộ phận mà không thông suốt chỉnh thể, chính là chỉ đúng với một mặt của khối lập phương rubik, khó được gọi là giải thích chuẩn xác. Nếu như toàn bộ bài viết giải thích đến mức hỗn loạn, dông dài rời rạc, không ăn khớp với nhau, không có một chủ đề trung tâm, đó cũng chỉ là một loại phỏng đoán gượng ép.
Dưới đây chính là dựa theo tiêu chuẩn “tứ vị nhất thể”, thử phân tích các tượng trong Thôi Bối Đồ có quan hệ với Tập Cận Bình, trước hết hãy xem thử một tượng trong Thôi Bối Đồ, trong đó Tập Cận Bình là nhân vật trung tâm – không giải không biết được, hễ giải ra thì có thể giật mình.
1. Quẻ tượng 53 trong Thôi Bối Đồ: Tập Cận Bình thay đổi triều đại?
Sấm viết:
Quan trung thiên tử
Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh
Bán lão hữu tử
Tụng viết:
Nhất cá hiếu tử tự tây lai
Thủ ác càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài
Lược dịch:
Sấm viết:
Vua ở Quan Trung (ở nơi giữa cửa)
Lấy lễ hiền với kẻ sĩ ở dưới
Thuận lòng trời sai khiến mệnh lệnh
Đến gần già mới có con.
Tụng viết:
Có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây
TAMTHUCCầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành
Bờ cõi cờ quạt cả hai thấy đẹp đẽ
Người thời trước chẳng theo kịp được sự tài giỏi của người thời sau.
“Quan trung thiên tử”: Chỉ vùng đất Quan Trung xưa của nước Tần sinh ra thiên tử, tương đương với nguyên thủ của Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình là người huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, chính là người Quan Trung.
“Lễ hiền hạ sĩ” (hạ mình cầu hiền): Bình dị cận nhân – cận, bình, tức chỉ ra tên của Tập Cận Bình, lại nói rõ đặc điểm hạ mình cầu hiền của ông, kết hợp với “song vũ” trong “song vũ tứ túc” (双羽四足) ám chỉ chữ Tập “习” trong quẻ tượng trước đó, tên của Tập Cận Bình đã hoàn toàn xuất hiện trong Thôi Bối Đồ.
“Thuận thiên hưu mệnh”: Hàm nghĩa cực kỳ sâu sắc! Ý tứ của tầng thứ nhất: “hưu” có nghĩa là dừng, ngừng, thuận theo thiên tượng, thuận theo lẽ trời, khiến ai thôi mệnh? Cùng xem tiếp dưới đây.
“Thuận thiên hưu mệnh” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn: Chữ “hưu” (休)trong Thôi Bối Đồ là câu đố chữ hài âm (âm đọc gần giống hoặc giống nhau), ý chỉ chữ “tu” (修). Câu “Bất như thôi bối khứ quy hưu” trong tượng thứ 60 của Thôi Bối Đồ, thực tế là ý “Bất như thôi bối khứ quy tu“, sau khi xem giải thích toàn diện phía sau, mọi người sẽ có thể nhìn được nội hàm của tầng này.
“Bán lão hữu tử” (半老有子): Câu đố chữ, một nửa trên của chữ “lão” 老 cộng với chữ “tử” 子, là chữ “hiếu” 孝. Tập Cận Bình rất hiếu thuận, gia phong rất nghiêm. Nhưng đây chỉ là ý bề mặt, còn có hàm nghĩ sâu hơn nữa.
Một tượng này chính là nói Thiên tử, đứa con của trời, lấy trời làm cha, hiếu tử phải hiếu thuận với trời – thuận thiên ý, là ám chỉ Tập Cận Bình cần phải hành xử thuận theo thiên ý, hành động thuận theo thiên tượng.
Thuận theo thiên ý là làm gì? “Thuận thiên hưu mệnh”, kết thúc mệnh của ai đây?
“Nhất cá hiếu tử tự tây lai, thủ ác càn cương thiên hạ an” (có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây, cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành): Hiếu tử là người Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, trong tay ông nắm giữ “càn khôn thiên đạo”, có thể an định thiên hạ – vẫn là điểm hóa nhắc nhở thiên tử cần phải hiếu thuận với trời, thuận theo đạo trời mà hành xử. Tập Cận Bình bẩm sinh tay nắm Càn Cương (phần chính của quẻ Càn), mang theo sứ mệnh mà đến, trong tiềm ý thức mới có giấc mộng thịnh thế của Trung Quốc.
“Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ, tiền nhân bất cập hậu nhân tài”: Vùng Quan Trung đã xuất hiện hai lần lá cờ thiên tử, một lần đã thành tựu triều đại đỏ ĐCSTQ hôm nay ở Diên An, một lần nữa chính là thiên tử Quan Trung khai sáng triều đại mới, nhưng triều đại đỏ sẽ không bao giờ sánh được với triều đại mới.
Ở đây chính là đã có thể nhìn ra được hàm nghĩa “thuận thiên hưu mệnh” ở phía trên rồi, kết thúc mệnh của ai đây? Mệnh của triều đại đỏ – Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Đây thật là khiến cho những người đứng đầu ĐCSTQ phải giật mình run sợ! Chính là giống như người thống trị qua các triều đại, từ trong Thôi Bối Đồ đã nhìn thấy được sự diệt vong của triều đại này giống như vậy!
Liệu có phải là có sai sót ở chỗ nào hay không?
1, “Quan Trung thiên tử” nếu như không phải là chỉ Tập Cận Bình, vậy thì ai còn có thể “tay nắm Càn Cương” đây? “Lễ hiền hạ sĩ – “bình dị cận nhân”, rõ ràng đã hiển ra hai chữ “Cận”, “Bình”, nếu không phải ông ấy, thì còn có thể là ai đây?
2, “Thuận thiên hưu mệnh” nếu như không phải là thôi mệnh của ĐCSTQ, nhưng mà “lưỡng kiến kinh kỳ”, rõ ràng là đại biểu cho thay đổi triều đại, sao lại có thể nói đây không phải là thay triều đổi đại đây?
Đối diện với dự ngôn đạo trời triển hiện, tập đoàn lợi ích của triều đại cũ chính là sẽ phản kháng theo bản năng. Nhưng thử hỏi ai có thể ngăn cản bánh xe xoay vần của lịch sử đi về phía trước đây?
Quẻ của tượng này: Đại Tráng, trên là quẻ Chấn, đại biểu cho Lôi; dưới là quẻ Càn, đại biểu cho Thiên (trời), vậy nên quẻ Đại Tráng lại được gọi là “Lôi Thiên Đại Tráng”. Quẻ Đại Tráng này có nhiều tầng hàm nghĩa, một tầng ý nghĩa, ngụ ý chỉ Trung Hoa lúc này giống như sấm ở trên trời, thanh thế lớn mạnh. Còn dự ngôn sẽ mở ra thịnh thế Trung Hoa.
Liệu “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình có thực sự trở thành hiện thực?
Điều này có thể thực hiện hay không? Cần phải xem Tập Cận Bình có thể thuận theo thiên ý mà hành xử hay không? Nhưng dù thế nào, thì thịnh thể trong tương lai của Trung Quốc cũng không thể do ĐCSTQ thực hiện.
Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra 13 lần thịnh thế trong lịch sử Trung Quốc, mọi người có thể nhìn ra: Quy luật chung trong việc khai sáng nên một triều đại hưng thịnh; thiên cơ đó, đã vượt xa khỏi nhận thức và hiểu biết xưa nay:
1, Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán (lấy Đạo trị quốc, tôn sùng Đạo gia)
2, Quang Vũ trung hưng thời Đông Hán (lấy Đạo trị quốc, tôn sùng Đạo gia)
3, Hiếu Văn Đế trung hưng thời Bắc Ngụy (Thái Vũ Đế diệt Phật, Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, lập được công đức lớn mang lại hạnh phúc thái bình)
4, Khai Hoàng chi trị thời nhà Tùy (Vũ Đế triều đại Bắc Chu diệt Phật, Dương Kiên dẹp loạn lập lại trật tự, công đức nhà Tùy chấn hưng Phật Pháp)
5, Trinh Quán chi trị thời Trinh Quán, triều đại nhà Đường (Lý Uyên hạ chỉ diệt Phật diệt Đạo, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lập lại trật tự, gây dựng công đức to lớn trong việc chấn hưng Phật Pháp)
6, Thịnh Thế Khai Nguyên triều đại nhà Đường (Đường Thái Tông chấn hưng Phật Pháp khai sáng nên thịnh thế thiên triều, Đường Huyền Tông họa loạn Phật Đạo, thời đại hưng thịnh cuối cùng đã trở thành thời đại loạn lạc).
7, Đại Trung chi trị, triều đại nhà Đường (Đường Vũ Tông diệt Phật, Đường Tuyên Tông kế nhiệm lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, gây dựng công đức lớn)
8, Cảnh Tông trung hưng nhà Liêu và Đại Liêu thịnh thế (công đức to lớn của Tiêu thái hậu thúc đẩy Phật Pháp hưng thịnh).
9, Hàm Bình chi trị thời Bắc Tống (Sài Vinh nhà Hậu Chu diệt Phật, Triệu Khuông Dẫn lập lại trật tự, kết quả của công lao và ân đức của Bắc Tống trong việc đại hưng Phật Pháp).
10, Hồng Vũ chi trị triều đại nhà Minh (Chu Nguyên Chương chỉnh đốn Phật giáo, công lao và ân đức to lớn trong việc đại hưng Phật Pháp)
11, Vĩnh Lạc thịnh thế triều đại nhà Minh (công lao to lớn của Vĩnh Lạc đế Chu Đệ trong việc thúc đẩy chấn hưng Đạo Pháp)
12, Nhân Tuyên chi trị triều đại nhà Minh (Đạo Pháp tiền triều hưng thịnh, công đức tạo phúc muôn dân)
13, Khang Càn thịnh thế triều đại nhà Thanh (công lao và ân đức to lớn của vua Khang Hy trong việc đại hưng Phật Pháp)
Nếu như trời không ban phúc, không có mưa thuận gió hòa, mà là thiên tai nhân họa không ngừng, mệt nhọc đối phó, dẫu cho có văn trị võ công cũng không gây dựng được thịnh thế thiên triều. Nhân gian có công đức to lớn, được trời ban phúc phận, là căn bản của triều đại hưng thịnh, nhân tài đông đúc, văn trị võ công, cũng là thiên thượng ban phúc, biểu hiện của thiện báo.
Từ những triều đại hưng thịnh được đề cập đến, chúng ta còn có thể thấy được rằng: Những triều đại hưng thịnh đó, trước tiên là triều đại mà nền tảng đạo đức hưng thịnh, Phật Pháp, Đạo Pháp đại hưng, khiến cho trong tâm của mỗi người đều tín Thần hướng thiện, ước thúc bản thân không làm chuyện xấu ngay từ trong tâm, đồng thời tích cực hành thiện; toàn bộ xã hội đều ở trong trạng thái tốt đẹp như vậy, người người tuân theo pháp luật, thậm chí nhà ngục trống không. Đây là nền tảng đạo đức cơ bản của một triều đại hưng thịnh.
Còn ĐCSTQ hiện nay, đạo đức đã băng hoại đến mức độ nào? Chốn quan trường tham ô hủ bại khắp nơi, cứ như vậy đã đẩy xã hội Trung Quốc mất đi tín ngưỡng, chỉ còn biết chạy theo vật chất, dâm loạn, bất chấp cả luân thường đạo lý. Đạo đức bại hoại, án oan khắp nơi, thiên tai nhân họa không ngừng, trời giận người oán, một chính quyền như vậy thử hỏi có thể đưa Trung Quốc đi đến hưng thịnh hay không? Tuyệt đối là không thể.
Cũng chính là nói, dẫu cho Trung Hoa xuất hiện triều đại hưng thịnh, thì nhất định phải có cơ chế lãnh đạo hoàn toàn mới, từ bỏ ĐCSTQ, cũng chính là “thuận thiên thôi mệnh” mà Thôi Bối Đồ triển hiện cho người đời.
“Thiên Lôi” trong quẻ tượng Đại Tráng này còn có một tầng ý nghĩa nữa. Theo cách nói trong quá khứ, ĐCSTQ hiện nay là “thiên lôi ở trên đỉnh đầu”. Chính là giống như những triều đại diệt Phật nói đến trong lịch sử Trung Quốc, “thiên lôi ở trên đỉnh đầu” lại “hồi quang phản chiếu”, nhất thời trông rất “cường thế”, nhưng thiên lôi đã sắp giáng xuống rồi.
Vì vậy, quẻ tượng 53 của Thôi Bối Đồ có lời phê của Kim Thánh Thán: “Lôi Thiên Đại Tráng”, điều được triển hiện chính là sấm sét đã vang lên, giáng xuống rồi, nhưng không làm bị thương Thiên tử. Thiên tử kim thiền thoát xác, thuận theo mệnh trời vứt bỏ ĐCSTQ, tay nắm Càn Cương, sẽ dẫn dắt Trung Hoa tiến nhập vào thời đại hưng thịnh. Cũng chính là nói, thiên số của một quẻ tượng này là điều ứng nghiệm trong tương lai.
Vậy thì hiện nay trước sau năm 2016, Tập Cận Bình là người nắm quyền của Trung Quốc, trong Thôi Bối Đồ có triển hiện hay không?
Câu trả lời là có! Nhưng chúng ta cần phải dựa theo Thôi Bối Đồ sau khi được quy chính trật tự, theo thứ tự triển hiện nội dung có liên quan với Tập Cận Bình, mới có thể nhìn được chân tướng rõ ràng. Chúng ta trước tiên hãy bắt đầu phân tích từ một quẻ tượng dự ngôn ĐCSTQ suy vong trước đã.
Theo Epochtimes
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/thoi-boi-do-tiet-lo-ve-lich-su-nhan-loai-hom-nay-p2-he-lo-ve-tap-can-binh.html