Một thực tế đáng ngạc nhiên là có rất nhiều giám đốc và các nhà quản lý than phiền rằng nhân viên giỏi nhất của họ vừa dứt áo ra đi, và họ cũng phàn nàn rằng khi người nhân viên đó rời đi thì cũng đồng nghĩa với việc công ty bị tổn thất về tài chính cũng như hoàn cảnh công ty bị xáo trộn.
Các nhà quản lý thường có khuynh hướng đổ lỗi cho tất cả nếu doanh thu của họ không được như kỳ vọng nhưng lại bỏ qua căn nguyên của vấn đề: mọi người không ai bỏ việc, họ chỉ rời bỏ người quản lý khiến họ không thể tiếp tục hợp tác làm việc.
Thực tế mà nói, để tránh được tình huống này không phải là quá khó. Mọi thứ cần phải làm là nhà quản lý phải thay đổi cách nhìn nhận và nỗ lực hơn nữa để giữ chân người tài năng.
Tiến sĩ Travis Bradberry, đồng tác giả đoạt giải thưởng của cuốn sách bán chạy nhất “Trí tuệ xúc cảm 2.0” (Emotional Intelligence 2.0) và là người đồng sáng lập của TalentSmart, nhà cung cấp các bài kiểm tra và huấn luyện trí tuệ và xúc cảm hàng đầu thế giới, phục vụ hơn 75% các công ty trong Fortune 500 (Cuốn sách bán chạy nhất của ông đã được dịch ra 25 thứ tiếng và có trên 150 quốc gia) đã đăng tải bài viết trên LinkedIn, nêu ra 9 sai lầm mà các nhà quản lý có thể phạm phải khiến những nhân viên có năng lực rời đi.
.
Có thể khẳng định rằng không có gì khiến một nhân viên giỏi chán nản và mệt mỏi hơn là việc bị giao quá nhiều việc, nhưng đây lại là một thực tế phổ biến. Đôi khi việc này lại khiến những nhân viên giỏi cảm thấy rằng họ đang phải chịu phạt vì thành quả lao động xuất sắc của mình. Bởi vậy việc giao quá nhiều việc cho nhân viên có thể phản tác dụng, khiến kết quả công việc tệ đi.
Một nghiên cứu mới đây của Stanford chỉ ra rằng năng suất lao động/giờ của một người giảm mạnh nếu họ phải làm việc quá 50 giờ một tuần, và năng suất này sẽ “tuột dốc” nếu con số này vượt 55 giờ.
Nếu một nhà quản lý giao thêm việc cho nhân viên có năng lực, thì họ cần đảm bảo rằng môi trường làm việc cũng như trạng thái của người nhân viên đó cũng phải tốt lên. Những người có năng lực sẽ đảm trách công việc nhiều hơn, nhưng họ sẽ không ở lại nếu họ thấy rằng họ đang bị bóc lột. Tăng lương, thưởng và thăng chức cũng có thể là một cách để các nhân viên giỏi chấp nhận việc bị giao thêm việc.
Nếu bạn chỉ tăng khối lượng công việc bởi họ là người có tài còn các yếu tố khác không đổi, thì họ sẽ sẵn sàng tìm kiếm một chỗ mới để họ có thể nhận được những gì mà họ cho rằng mình xứng đáng được hưởng.
Thông thường các nhà quản lý không đánh giá đúng mực giá trị của một cái vỗ vai động viên nhân viên, nhất là với những người có năng lực và tận tâm. Mọi người ai cũng có tâm lý muốn được vinh danh, nhất là với những người nỗ lực hết mình gắng sức làm việc chăm chỉ.
Các nhà quản lý cần thảo luận với nhân viên để tìm hiểu xem họ mong muốn điều gì (ví dụ như tăng lương, hay được ghi nhận…) và sau đó sẽ tìm cách thưởng cho những nỗ lực của họ như tặng quà, trao thưởng… nhất là với những nhân viên giỏi lại càng cần phải chú trọng.
.
Phần lớn nhân viên nghỉ việc là bởi không tháo gỡ được nút thắt trong mối quan hệ giữa họ với cấp trên. Một công ty “khôn ngoan” thì người quản lý của họ sẽ biết cách dung hòa giữa phần chuyên môn và phần con người.
Họ chính là những người quản lý biết khen ngợi và thưởng cho thành công của nhân viên, cảm thông với những khó khăn trong cuộc sống của họ, nhưng cũng phải biết tạo “thách thức” cho nhân viên, thậm chí dù việc đó có thể có chút “động chạm” tới họ.
Thực tế mà nói một nhân viên không thể làm việc cho một ông chủ nào quá 8 giờ mỗi ngày nếu người chủ đó không quan tâm đến đời sống cá nhân cũng như bất cứ thứ gì khác ngoài năng lực làm việc của nhân viên, và chắc chắn người nhân viên cũng không toàn tâm toàn ý vào công việc.
>> Ông chủ hào phóng nhất Ấn Độ tặng hơn 1.200 ô tô và 400 căn hộ cho nhân viên
Nhà quản lý không biết giữ lời hứa có thể đẩy nhân viên đi bất cứ lúc nào. Bởi nếu nhà quản lý là người biết giữ lời hứa, thì nhân viên sẽ tôn trọng họ, bởi họ đang chứng minh cho nhân viên thấy rằng họ là một người đáng tin cậy và đáng kính trọng (hai tố chất quan trọng của một ông chủ). Nhưng khi thất hứa, thì nhân viên sẽ nhìn các nhà quản lý bằng ánh mắt khác, họ thấy nhà quản lý là người vô cảm và không đáng để tôn trọng.
Xét cho cùng, nếu ông chủ không tôn trọng lời hứa của mình, thì vì sao người khác lại phải thực hiện?
Hiển nhiên là những nhân viên siêng năng và có năng lực sẽ có khuynh hướng muốn làm việc với những người có đầu óc chuyên môn cùng chung chí hướng. Khi các nhà quản lý không đầu tư vào khâu tìm kiếm nhân sự để tìm kiếm ra những người có năng lực thực sự, thì nó sẽ làm sụt giảm sĩ khí làm việc của những người phải phối hợp với những nhân viên đó trong công việc.
Cất nhắc sai người thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi một nhân viên tài năng nỗ lực hết sức nhưng người không có năng lực lại được thăng chức thì nó quả là một sự sỉ nhục to lớn đối với họ. Nếu vậy thì việc nhân viên có năng lực rời đi là điều không có gì phải bàn cãi.
.
Nhân viên có tài năng là những người có đam mê. Hãy tạo điều kiện để họ theo đuổi đam mê của mình, điều này giúp tăng hiệu suất và sự thỏa mãn trong công việc của họ. Nhưng nhiều nhà quản lý thường có xu hướng muốn nhân viên của mình “chỉ biết đến” công việc, bởi họ sợ rằng nhân viên của họ sẽ xao lãng khiến hiệu quả công việc giảm sút.
Nỗi sợ này là vô căn cứ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thể theo đuổi đam mê của họ thường sẽ hăng say làm việc hơn, tinh thần của họ luôn hưng phấn và thậm chí là năng suất làm việc còn cao gấp 5 lần so với bình thường.
TAMTHUCKhi được hỏi về mức độ quan tâm tới nhân viên, các nhà quản lý thường bao biện bằng những từ như “tin tưởng,” “tự giác” và “được trao quyền”. Thực tế mà nói chúng chẳng có nghĩa lý gì. Một quản lý giỏi sẽ biết cách quản lý nhân viên của mình bất kể họ là người có giỏi đến đâu. Người quản lý cần phải luôn chú ý sát sao và thường xuyên lắng nghe và phản hồi nhân viên.
Khi bạn có được một nhân viên giỏi, bạn cần nỗ lực tìm kiếm những mảng mà họ có thể nâng cao và phát huy kỹ năng của mình. Những nhân viên tài năng nhất luôn muốn nhận được phản hồi từ phía lãnh đạo nhiều hơn là những người ít năng lực hơn, và đây chính là yếu tố giúp họ gắn bó với công ty. Nếu bạn không làm được điều này, thì những người giỏi nhất sẽ chán nản và tự mãn.
>> Đâu là tố chất làm nên một người quản lý tài năng?
Phần lớn nhân viên có tài năng thường tìm cách để cải thiện mọi thứ xung quanh họ. Nếu các nhà quản lý thấy rằng hiện tại là quá ổn và không cần họ “phát huy” khả năng thay đổi và cải tiến những thứ đó, thì chắc hẳn các nhà quả lý đã phạm sai lầm bởi những người nhân viên đó sẽ dần thấy chán ghét công việc hiện tại của họ. Khóa cứng những mong muốn mang tính bẩm sinh của họ không chỉ đóng khung họ mà các nhà quản lý còn tự cuộc hạn chính mình.
Ông chủ tầm cỡ sẽ biết thôi thúc nhân viên của họ làm được những điều mà dường như không thể. Thay vì đặt ra những mục tiêu ở mức bình thường, hãy đặt ra những mục tiêu yêu cầu họ phải “vươn” tay với, thậm chí là những mục tiêu tưởng chừng như “quá sức” của họ.
Một nhà quản lý giỏi sẽ làm mọi thứ trong phạm vi quyền hạn của họ để giúp nhân viên của họ thành công. Bởi lẽ những nhân viên thông minh và có tài năng thấy rằng họ đang làm những công việc tẻ nhạt và quá ư dễ dàng sẽ thường có xu hướng tìm công việc khác khiến họ phải “động não” nhiều hơn.
Nếu bạn muốn những “trợ thủ đắc lực” nhất gắn bó lâu với công ty, thì bạn cần phải để tâm suy xét xem nên đối đãi với họ như thế nào. Trong khi những nhân viên giỏi thường là những người “cứng đầu”, và với tài năng của họ, họ có thể dễ dàng tìm được việc ở nơi khác. Bởi vậy, bạn cần phải khiến họ “muốn” làm việc cho bạn.
Theo Business Insider
Minh Minh
TAMTHUC