Blog Tâm Thức
Nhân quả, báo ứng sẽ đến trong bao lâu?
Sunday, 18/12/2016 00:00 am

Blog Tâm Thức

Nhân quả vốn công bằng, không ai có thể trốn tránh được nhân quả, gieo gió gặp bão. Nhưng biết tỉnh ngộ lại là điều đúng đắn.

“Nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng.

Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Và cũng căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau.

Nếu như một người có thể bình an, vui vẻ và khoan khoái mà vượt qua cuộc đời này, thì người đó quả thực vô cùng may mắn. Nhưng nếu muốn tận lực để nghĩ cách thoát khỏi những thống khổ và phiền não này, để chúng ta mỗi ngày đều được sống một cách vui vẻ tự tại, không nuối tiếc, thì cũng không phải là điều quá khó – chỉ cần bạn tin tưởng vào “nhân quả”, nhớ kỹ câu “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, đồng thời ghi nhớ một số việc nhất định không được làm sau đây, vì những việc này ảnh hưởng cực kỳ lớn tới cả cuộc đời của bạn.

Yêu chuộng tiện nghi, cực kỳ keo kiệt, rất ít khi làm việc thiện

Người trong tâm tham lam và keo kiệt, nghèo khó thường sẽ không rời xa, không làm việc thiện, không có phúc đức, miệng ăn núi lở. Kiểu người này không có lòng thương người, không có nhân duyên, cũng nhất định khuyết thiếu tâm giúp đỡ người khác, vậy có thể nào thành công trong sự nghiệp được? Mặc dù có thể nhất thời vui vẻ, sung sướng, nhưng cuối cùng thi tiền tài cũng ra đi.

Không tôn kính bậc thầy, kiêu căng ngạo mạn

Đã là thầy giáo của mình, dẫn dắt mình, khẳng định là có chỗ ưu tú hơn mình. Nếu như mình không có chút khiêm tốn nhã nhặn nào, luôn cho rằng họ giảng chỗ này không tốt, làm không tốt hay là dẫn dắt không đúng, vậy thì làm sao có thành tựu gì đây? Bởi vì trong tâm lúc nào cũng phập phồng không yên, không có “vương giả phong phạm”.

Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (mấy người đồng hành, trong đó nhất định có thể lấy một người làm thầy của mình), người không khiêm tốn, lẽ nào có thể là người rộng lượng?

Bất hiếu với cha mẹ

Cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta, ân đức sâu đậm, trong kinh Phật có nói rằng, con người báo đáp vài tỷ kiếp cũng chưa hết được ân đức của cha mẹ. Người bất hiếu với cha mẹ, trời đất đều khó tha thứ. Hơn nữa, ngay cả cha mẹ mình còn không hiếu lễ kính trọng, làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thuyết phục công chúng?

Tham dâm háo sắc

Người tham dâm háo sắc, trong tâm có tà, thiếu ngay thẳng chính khí, sự nghiệp sẽ rất không thuận lợi, là việc làm vi phạm đạo đức, không thể viên mãn. Hơn nữa, người tham dâm háo sắc, sức khỏe khẳng định là bị hao tổn, làm sao có thể không mắc bệnh?

Khẩu nghiệp

Khẩu: Miệng, lời nói. Nghiệp: Cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp. “Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt.

Phật dạy: Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến đi.

Báo ứng của mỗi con người là do chính mình làm ra

Sẽ kinh hãi cho bất cứ ai khi nhìn thấy một chúng sanh du hành trong hư không với toàn thân bị lửa cháy, than khóc thảm thiết. Càng kinh hãi hơn khi chúng ta biết đó là một nữ tu Phật giáo, vị Sa di ni. Thế nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra, dù là người xuất gia nếu không chính niệm, làm ác thì bị đọa lạc cũng là chuyện thường.

Nhân quả vốn công bằng, không ai có thể trốn tránh được nhân quả, gieo gió gặp bão. Có điều, với tuệ giác của Thế Tôn và bật Thần thông đệ nhất Moggallàna cùng các Thánh giả A la hán thì thấy rõ nhân quả của chúng sinh (Thiên nhãn minh), còn chúng ta người phàm mắt thịt thì lại không. Đã không thấy nên nhiều khi chẳng tin hoặc tin thì cũng không kiên cố. Vì vậy mà người tu tuy nhiều nhưng giải thoát chứng đạo thì chẳng bao nhiêu, thậm chí một vài người còn bị đọa lạc.

Nhân quả có ba thời, trong thời hiện tại hiện báo vẫn có người chưa tin huống chi như những thời tương lai sinh báo và hậu báo.

Nhưng chắc chắn rằng làm ác sẽ bị ác báo. Vị Sa di ni tạo ác nghiệp trong thời Phật quá khứ mà đến thời Thế Tôn dư báo vẫn còn, làm quỷ Dạ xoa bị thiêu đốt, đói khát khổ sở, khóc than thảm thiết trong khi du hành giữa hư không. Sự kiện này cảnh tỉnh chúng ta luôn thận trọng với điều ác, dù nhỏ như tơ tóc. Quả báo ác sẽ theo người làm ác như bóng theo hình, như “bánh xe theo chân con vật kéo xe”, bất luận người đó là ai.

TAMTHUC