Blog Tâm Thức
Phát hiện gần 100 núi lửa bên dưới lớp băng ở Nam Cực
Sunday, 20/08/2017 18:00 pm

Blog Tâm Thức

Một nhóm các nhà địa chất học vừa tìm thấy 91 núi lửa dưới đáy lớp băng tuyết của Tây Nam Cực. Điều đáng lo ngại là chỉ cần một núi lửa phun trào, đồng loạt gần 100 núi lửa dưới lớp băng sẽ kích hoạt và thảm kịch xảy ra.

Núi lửa, nam cực,

Một miệng núi lửa trên bề mặt Nam Cực. (Ảnh: BBC)

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra núi lửa lớn nhất thế giới, nằm sâu 2 km bên dưới bề mặt các lớp băng dày ở Nam Cực. Dự án này được các nhà khoa học từ đại học Edinburgh thực hiện. Ngoài phát hiện ra núi lửa cao nhất thế giới, họ còn tìm thấy gần 100 núi lửa khác bên dưới Nam Cực.

Ngọn núi lửa lớn nhất được tìm thấy cao tới 4.000 m. Theo các nhà địa chất, phát hiện mới này cho thấy Nam Cực đang chứa số lượng núi lửa nhiều nhất thế giới. Họ cũng cảnh báo rằng hoạt động của gần 100 ngọn núi lửa này có thể gây họa trong tương lai.

“Nếu một núi lửa phun trào, toàn bộ khu vực băng ở Nam Cực sẽ gánh hậu quả khủng khiếp”, chuyên gia địa chất Robert Bingham, nói. “Nếu băng tan thì quá trình nước tăng lên sẽ nhanh hơn rất nhiều”. Câu hỏi đặt ra hiện nay là tính toán mức độ hoạt động của những ngọn núi lửa này.

Hiện nay, khu vực Nam Cực có tổng cộng 138 núi lửa đang “ngủ im”. 47 ngọn núi lửa khác được tìm thấy trong thế kỉ 20. Chiều cao của chúng trải dài từ 100 tới gần 4.000 mét. Tất cả đều bị lớp băng bao phủ và nằm sâu nhất là dưới 4 km.

“Chúng tôi rất kinh ngạc”, Bingham nói. “Chúng tôi không nghĩ lại tìm thấy số lượng núi lửa nhiều tới vậy. Số lượng này gấp ba lần số núi lửa tồn tại ở Nam Cực theo tính toán. Đây là khu vực nhiều núi lửa nhất hiện nay, nhiều hơn cả phía đông châu Phi với các ngọn núi nổi tiếng như Nyiragongo, Kilimanjaro và Longonot”.

TAMTHUC
Núi lửa, nam cực,

Đằng sau vẻ bề ngoài yên bình của Nam Cực là nguy cơ của những trận phun trào núi lửa một khi các lớp băng tan dần và mỏng đi. (Ảnh: Iflscience)

Để thu được kết quả trên, các nhà khoa học đã sử dụng radar đo đạc xuyên băng, lắp đặt trên máy bay, quét toàn bộ rìa phía tây của Nam Cực. Kết quả sau đó được so sánh với dữ liệu vệ tinh, thông tin địa chất, và dữ liệu phân tích từ nhiều nghiên cứu trong quá khứ. Việc hầu hết núi lửa ở đây có hình nón cho thấy chúng không bị xói mòn băng giá – đồng nghĩa với việc chúng khá trẻ.

Tình trạng hoạt động của các núi lửa trên hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại hiện tượng ấm lên toàn cầu trong những năm gần đây có nguy cơ khiến những ngọn núi lửa này thức giấc.

“Khi lớp băng phía trên tan đi, áp lực lên các núi lửa bên dưới sẽ được giải phóng, điều này có khả năng dẫn tới những vụ phun trào”, Bingham cho biết.

Các vụ phun trào núi lửa có thể không tiến tới bề mặt nhưng có thể làm tan băng từ bên dưới và làm mất ổn định nó. Nghiêm trọng hơn, ông Bingham cảnh báo khi một núi lửa phun trào, nó sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền kích thích sự phun trào tại các núi lửa còn lại, gây mất ổn định toàn bộ Nam Cực và khiến nước biển dâng ở mức báo động.

Núi lửa, nam cực,

Vị trí các núi lửa mới được phát hiện. (Ảnh: The Guardian).

TinhHoa tổng hợp

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/phat-hien-gan-100-nui-lua-ben-duoi-lop-bang-o-nam-cuc.html