Vạn vật sinh ra đều cần vận hành theo những quy luật nhất định. Đời người cũng vậy, nữ thất nam bát (nữ 7, nam 8) chính là tóm gọn của định luật sinh mệnh. Ai có thể nắm được quy luật này, người ấy có thể tùy cơ ứng biến tốt nhất cho sức khỏe và những dự định cuộc đời của mình.
Trong “Thượng cổ thiên chân luận” đề cập đến một định luật rất quan trọng, gọi là “nữ thất nam bát”. Ý nghĩa của nữ thất nam bát là định luật sinh mệnh của nữ giới có quan hệ với số 7, mà định luật sinh mệnh của nam giới có quan hệ với số 8.
Nữ giới cứ mỗi 7 năm về phương diện sinh lý có thể phát sinh một lần cải biến rất rõ ràng; còn nam giới thì mỗi 8 năm có thể xuất hiện một lần biến hóa về sinh lý. Con người có thể căn cứ theo biến hóa của cơ thể theo độ tuổi mà điều chỉnh dinh dưỡng, dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe, làm cho cơ thể theo quy luật tự nhiên, biến hóa sinh trưởng cách tốt hơn.
Theo “Hoàng Đế Nội Kinh” ghi chép, 7 tuổi, 14 tuổi, 21 tuổi, 28 tuổi, 35 tuổi, 42 tuổi, 49 tuổi, 56 tuổi, 63 tuổi là mấy độ tuổi chu kỳ lớn của biến hóa sinh trưởng của nữ giới.
Cụ thể hơn, nữ giới:
Từ chu kỳ sinh mệnh này có thể thấy, nữ giới khi 28 tuổi về phương diện sinh lý là đạt đến trạng thái tốt nhất, cơ thể khỏe mạnh nhất. Sau 28 tuổi thì bắt đầu xuống dốc, đặc biệt là đến 35 tuổi, lão hóa biểu hiện ra rõ rệt trên khuôn mặt. Do đó, bắt đầu từ 28 tuổi, nữ giới nên chú ý giữ gìn rồi.
Trung y cho rằng, nữ giới dưỡng sinh cần chú trọng dưỡng huyết, hoạt huyết, do đó có thể ăn nhiều các thứ như đại táo, a giao, chú ý ăn uống dinh dưỡng điều độ.
Nam giới là một chu kỳ 8 năm: 8 tuổi, 16 tuổi, 24 tuổi, 32 tuổi, 40 tuổi, 48 tuổi, 56 tuổi, 64 tuổi, là các mốc tuổi sinh trưởng biến hóa của nam giới.
Theo Nội Kinh giải thích, tiến trình sức khỏe cho nam giới như sau:
Có thể thấy, nam giới cơ thể khỏe mạnh nhất là tuổi 32, sau 40 tuổi thì phải chú ý dưỡng sinh rồi. Đặc biệt phải chú trọng bổ thận dưỡng dương. Đã hiểu được đạo lý nữ thất nam bát, thì chúng ta sẽ nắm được quy luật của sinh mệnh, từ đó mà tùy cơ ứng biến.
Ấy vậy nhưng thực tế ngày nay xuất hiện nhiều điều không còn theo quy luật nữa, ví như trẻ dậy thì sớm thậm chí là siêu sớm, 2-3 tuổi cũng có, cha mẹ phải tính đến việc tiêm hormone để hãm lại. Rất nhiều người tóc nhuốm bạc dù tuổi chưa quá 35.
>> Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo cảnh tỉnh về ‘ham mê sắc dục’
Khá nhiều chuyên gia cho rằng, đồ ăn thức uống cực kỳ quan trọng để cơ thể đi theo đúng chu kỳ sinh lý. Thực phẩm ngày nay chứa nhiều loại dư lượng hóa chất có khả năng gây rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết, đảo lộn các chu kỳ sinh lý, đặc biệt là các loại hormone hoặc giả hormone được xử lý trên cây trồng vật nuôi để kích thích sản lượng (chắc thịt, tăng sữa…), đến khi vào cơ thể người theo đường ăn uống vẫn tiếp tục tác động. Nhiều chất ô nhiễm có tác dụng giống hormone như bis-phenol A… đều ảnh hưởng đến chu kỳ sinh lý.
Không chỉ là chất lượng đồ thực phẩm, mà thói quen ăn uống cũng gây ra xáo trộn sinh lý cho cơ thể. Theo, TS. Gerda Pot, giảng viên chuyên khoa tiểu đường và khoa học dinh dưỡng thuộc Trường King’s College London (Anh), những người tiêu thụ lượng calo nhiều nhưng không ăn uống theo thời gian cố định dễ mắc bệnh béo phì hơn những người luôn duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, và điều này gắn liền với mối liên hệ bệnh tật (tiểu đường, béo phì…). Không chỉ giấc ngủ mà ăn uống đều có đồng hồ sinh học, chúng liên hệ với các nhịp sinh học của mỗi từng tế bào trong cơ thể.
Những nguyên nhân tiếp theo có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ sinh học là các thói quen sinh hoạt, đêm ngày đảo lộn, ngủ muộn dậy muộn, làm việc nhiều với sóng điện từ, xa rời môi trường tự nhiên… khiến cho chu kỳ sinh lý dần lệch lạc, lâu ngày còn xuất hiện bệnh trên cơ thể.
Ngay cả việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo (đèn điện) có thể làm thay đổi nhịp sinh học. Bóng tối là yếu tố tự nhiên nhất, bởi đó là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và ưu tiên cho tái tạo, sửa chữa. Ánh sáng nhân tạo từ đèn, TV hay thậm chí là từ chiếc điện thoại có thể đánh lừa bộ não rằng đây chưa phải là lúc nghỉ ngơi mà vẫn hãy cứ tỉnh táo.
Căng thẳng (stress) và môi trường đô thị tác động âm thầm nhưng thật sự không nhỏ đến cơ thể. Theo một nghiên cứu, những chú chim sống ở đô thị dường như có đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn bình thường. Chúng thích nghi với lối sống về đêm nhiều hơn so với các chú chim sống trong rừng. Nguyên nhân lại là vì ô nhiễm ánh sáng nhân tạo, cộng thêm tiếng ồn.
Rối loạn nhịp sinh học gây ra nhiều hậu quả khác nhau, bao gồm mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng thụ thai cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, chỉ cần bạn kịp thời điều chỉnh lại lối sống, tạo điều kiện cho cơ thể nghỉ ngơi thì trật tự sẽ có thể sớm được lập lại. Sống xa đô thị có thể giúp đồng hồ sinh học hoạt động lại bình thường. Trong một nghiên cứu nhỏ của trường Đại học Colorado tại Boulder, chuyến đi cắm trại kéo dài một tuần có thể thiết lập lại nhịp sinh học đang rối tung của bạn. Địa điểm cắm trại của bạn chắc chắn sẽ ở ngoài trời và đương nhiên điều đó sẽ giúp đồng hồ sinh học quen với mặt trời mọc và mặt trời lặn hơn.
Thanh Hoa (t/h)
TAMTHUC