Trong cuộc đời, những sự tình không vừa lòng, không được như mong muốn thực sự chiếm phần nhiều. Khi đối mặt với sóng gió, khó khăn, có người sẽ tiếp tục bước đi và thành công, nhưng cũng có người lại suy sụp, rớt xuống, thậm chí là đánh mất bản thân mình.
Xã hội hiện đại với đầy dẫy những cám dỗ, xa hoa và trụy lạc lại càng khiến con người dễ dàng sa ngã hơn. Đứng trước những cám dỗ và sóng gió ấy, chỉ người tu dưỡng, người có bản lĩnh mới có thể vượt qua được. Cổ nhân đã đúc kết ra 9 tố chất dưới đây được xem là tài phú giúp một người thản nhiên đối mặt với mọi sóng gió trong cuộc đời:
Cổ nhân có câu: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Hết thảy mọi sự tình trong cuộc đời của một người đều phát sinh và thay đổi thuận theo trạng thái nội tâm của người ấy. Nội tâm của một người lại là thứ mà con người có thể hoàn toàn khống chế, kiểm soát được.
Có câu nói như thế này: “Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh những cánh buồm để đến được nơi tôi đã định”. Tâm thái của một người thực sự có thể làm thay đổi vận mệnh của người ấy. Cho nên, tinh thần và tâm thái tích cực là tài phú đứng đầu của con người.
Thể trạng khỏe mạnh được bắt nguồn từ tinh thần, ý thức khỏe mạnh. Một người chỉ thực sự có một cơ thể khỏe mạnh khi tư tưởng và nội tâm của người ấy không bị ràng buộc, không bị quá nhiều thứ xấu đè nặng.
Có câu nói rằng, bệnh của một người được cho là do “7 phần tinh thần 3 phần bệnh”, cho nên sự khỏe mạnh trong nội tâm là quan trọng hơn cả. Để tâm của một người luôn khỏe mạnh, thoải mái thì người ấy phải tu dưỡng hướng đến những điều lương thiện, tránh xa cái ác.
Lòng người thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. “Bất an, không thoải mái” này không phải là đối với người khác mà là đối với chính bản thân mình. Lâu dần, sắc mặt thần khí đều cũng sẽ trở nên xấu xí, tinh thần khác thường. Nếu như một người tuyệt đối làm việc thiện không vì điều kiện gì, trợ giúp người khác, làm việc có lợi cho người khác thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng vui vẻ hạnh phúc, tâm thoái thoải mái và họ có thể vượt qua sóng gió một cách dễ dàng nhất.
Điều quan trọng hàng đầu của mỗi người là phải kiến lập được nội tâm hài hòa, bình tĩnh. Một người chỉ cần bảo trì được nội tâm bình tĩnh thì sẽ dễ dàng thiết lập được mối quan hệ hài hòa với mọi người xung quanh.
Người luôn chân thành đối đãi với người khác thì cuối cùng cũng nhận được lợi ích, giúp đỡ người khác kỳ thực cuối cùng cũng là giúp chính bản thân mình.
Đời người có bảy loại sợ hãi căn bản chính là nghèo khổ, sợ bị phê bình, sợ bệnh tật, sợ mất đi tình yêu, sợ mất đi chính mình, sợ già và sợ chết…
Người làm “nô dịch” cho những nỗi sợ hãi này sẽ không thực sự giàu có và thực sự tự do. Đời người nên thuận theo duyên, đừng cưỡng cầu, sợ hãi mất đi thứ này, mất đi thứ kia, thuận theo duyên là một loại cảnh giới cao.
Hy vọng chính là người dẫn đường tốt nhất cho trạng thái nội tâm của con người. Hy vọng cũng chính là nền móng sâu lắng nhất của sự vui vẻ, khoái hoạt.
Nếu trong cuộc đời, gặp phải những bất trắc, những khó khăn, hãy đừng quên hy vọng vào ngày mai! Bởi vì, chỉ cần lựa chọn được con đường đúng đắn, cố gắng kiên trì thì tương lai nhất định sẽ có biến chuyển.
Niềm tin, tín niệm là một loại sức mạnh. Nó có thể đem năng lượng bình thường của suy nghĩ chuyển đổi thành sức mạnh tinh thần và tạo thành sự thực.
Tín niệm còn giúp con người kiên trì đến cuối cùng với con đường mà mình đã lựa chọn. Người không có tín niệm thì rất khó vượt qua khi gặp phải thử thách, sóng gió.
TAMTHUC
Mọi người vẫn thường nói, niềm vui, niềm hạnh phúc khi có người khác chung vui thì sẽ được nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ cũng sẽ vơi đi một nửa. Chia sẻ chính là con đường khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, là một loại hạnh phúc thực sự. Cho người khác, đến cuối cùng cũng chính là nhận lại!
Người có thể thản nhiên cho đi, không suy tính được mất, thiệt hơn, thực sự là người có tu dưỡng.
Cổ nhân có câu: “Thiên đạo thù cần”, ý nói đạo của Trời ban thưởng cho người cần cù, chăm chỉ. Đạo lý nói rõ ràng rằng, siêng năng cần cù có thể xoay chuyển được nghịch cảnh trong cuộc đời con người. Một người có thể có điều kiện ban đầu không thuận lợi, sinh ra đã không có trí thông minh bẩm sinh… nhưng người đó vẫn có thể dựa vào sự cố gắng, siêng năng cần cù của mình mà làm được những điều mình mong muốn.
Khổng Tử dạy, người quân tử chân chính đối với bản thân vô cùng nghiêm khắc, nhưng đối với người khác thì họ lại vô cùng bao dung.
Người có thể tự khắc chế bản thân, soi xét mọi hành vi, lời nói của bản thân mình thì sẽ không dễ phạm sai lầm. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp thử thách, họ sẽ không dễ dàng đánh mất bản thân mình.
Người có thể tự khắc chế bản thân trong mọi hành vi, lời nói thì chính là đang trong quá trình tu dưỡng bản thân mình, đưa tâm tính đạt đến cảnh giới cao hơn. Người như vậy họ sẽ không bị những khó khăn, sóng gió trước mắt làm trượt ngã. Trái lại, họ có thể lợi dụng những khó khăn đó làm hoàn cảnh tu dưỡng của bản thân mình.
An Hòa (t/h)
TAMTHUC: