Theo Ancient Code, dường như các nền văn minh cổ đại trên khắp thế giới đã biết cách sắp đặt chính xác vị trí xây dựng của các công trình, thành phố và trung tâm tín ngưỡng của họ, dựa trên một mô thức hình học cao cấp. Nói một cách đơn giản, tất cả chúng gần như đều được liên kết lại với nhau.
Điều này đã dẫn đến vô số cuộc tranh luận trong giới học giả chủ lưu và những câu hỏi chưa thể trả lời được.
Phải chăng từ hàng nghìn năm về trước, các nền văn minh cổ đại tuy bị phân cách bởi khoảng cách địa lý rộng lớn, nhưng bằng cách nào đó đã kết nối được với nhau?
Dường như có một quy luật bị lãng quên đối với các công trình cổ đại: càng cổ đại, càng chính xác; càng cổ đại, càng tương đồng. Nhưng làm cách nào để giải thích một cách hợp lý những chi tiết đáng kinh ngạc này?
Nếu ngay từ đầu chúng ta ôm giữ quan điểm cho rằng, các nền văn minh khác nhau từng cư ngụ trên Trái đất vào hàng nghìn năm về trước không thể biết nhau, vì cách trở địa lý và phương tiện đi lại thô sơ lạc hậu, do đó không thể tương tác với nhau nên không có bất cứ mối liên hệ nào. Vậy thì cách giải thích hợp lý nhất sẽ là: Đây chỉ là một hiện tượng ngẫu nhiên.
Vị trí nhiều kỳ quan cổ đại nổi tiếng trên Trái đất có thể kết nối thành một đường kẻ.
Một cách biểu diễn sự liên kết các di chỉ cổ đại nổi tiếng bằng phép chiếu phương vị. Tại đây, đường thẳng lúc đầu đã biến thành đường tròn hoàn hảo. Tâm của đường tròn này đặt tại khu vực phía đông nam bang Alaska của Mỹ. Bán kính đường tròn này, cũng chính là khoảng cách từ tâm đến tất cả các di chỉ, bằng đúng ¼ chu vi Trái đất.
Độ chính xác và tương đồng đáng kinh ngạc giữa các di chỉ này phải chăng chỉ là một yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch sử Trái đất? Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã không nghĩ vậy.
Sự tương đồng quá lớn giữa các truyền thuyết cổ đại, và thậm chí các công trình kiến trúc cho thấy gần như tất cả các nền văn minh cổ đại từng cư ngụ trên hành tinh chúng ta từ hàng nghìn năm về trước, đã có sự liên hệ với nhau theo một cách nào đó.
Cụm từ ‘bằng cách nào đó’ là điều khiến rất nhiều chuyên gia không thể giải thích được. Đây thực sự là ‘một cảm giác rất khó chịu’, bởi theo họ tất cả những cách giải thích được đưa ra đều phải dựa trên nền lịch sử “chính thống”. Mà nền lịch sử này với những quan điểm có phần cố hữu thậm chí bảo thủ, lại bất lực trong việc giải khai nhiều hiện tượng bí ẩn, mà một trong số đó là mối liên kết toàn cầu của nhiều nền văn hóa nằm cách nhau quá xa.
Bố cục vị trí của các di chỉ này, để tạo nên một mối liên kết trên tổng thể như trên đã là một điều bí ẩn, nhưng bản thân từng di chỉ trong đó cũng có bố cục vô cùng chính xác. Một trong những ví dụ gây ấn tượng nhất trên thế giới chắc hẳn là Đại Kim tự tháp Giza, do vị trí đặc thù của nó trên bề mặt hành tinh.
Rất nhiều người không nhận thức được rằng Đại Kim tự tháp Giza là công trình được sắp xếp chính xác nhất từng tồn tại trên hành tinh, hướng về phía chính Bắc với sai số chỉ 3/60 của một độ.
Tuy nhiên, Đại Kim tự tháp Giza chỉ là một trong rất nhiều di chỉ cổ đại như vậy.
Ngoài các kim tự tháp ở Giza, nếu chúng ta quan sát thành cổ Ollantaytambo, vùng cao nguyên Nazca, Đảo Phục sinh, và các di chỉ khác chúng ta sẽ để ý thấy một bố cục thật sự đáng kinh ngạc.
Liệu có khả năng tất cả các di chỉ cổ đại này được sắp đặt ở đó ngẫu nhiên bởi tổ tiên chúng ta?
Liệu có khả năng các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Maya, Olmec, Inca, thậm chí tiền Inca đã đặt các thành phố, đền đài và công trình của họ tại các địa điểm cụ thể trên bề mặt Trái đất, từ đó tạo nên một mô thức hình học rõ ràng, để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó.
Sự liên hệ nằm chính ở đó, câu hỏi duy nhất được đặt ra ở đây là: Làm sao điều này có thể? Và tại sao người cổ đại lại làm điều này?
Phải chăng họ đang cố gắng gửi một thông điệp nào đó cho các thế hệ tương lai?
TAMTHUCHay họ đang cố gắng cảnh báo chúng ta về điều gì đó. Hay liệu chúng ta đang chứng kiến một mật mã bí ẩn được bí mật ẩn giấu trong các công trình cổ đại và vị trí của chúng trên Trái đất?
Các di chỉ thành phần trên đường tròn:
Ốc đảo Siwa (Ai Cập):
Quần thể kim tự tháp Paratoari ở Amazon:
Quần thể kiến trúc Ollantaytambo (Peru):
Machu Picchu (Peru):
Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca (Peru):
Đảo Phục Sinh và bức tượng đá khổng lồ:
Đền Preah Vihear ở Campuchia:
Công viên lịch sử Sukhothai (Thái Lan):
Chùa Pyay (Myanmar):
Quần thể đền đài Khajuraho (Ấn Độ):
Tàn tích thành cổ Persepolis (Iran):
Thành cổ Ur (Iran):
Thành phố trong lòng núi Petra (Jordan, Trung Đông):
Theo Đại Kỷ Nguyên VN
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhieu-ky-quan-co-dai-deu-nam-tren-mot-duong-thang-tap-thong-diep-gi-an-giau-phia-sau.html