Câu nói “Thuốc đắng dã tật…” rất đúng với mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Dù được bán như rau ngoài chợ, nhưng thực tế nó rất hữu ích cho phòng trị tiểu đường, ung thư và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, có lợi có hại, nên dùng khổ qua thế nào cho tốt nhất?
Với tên khoa học là Momordica charantia L, mướp đắng còn được gọi là khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, đặc biệt hạt của nó có công dụng bổ thận tráng dương.
Phân tích theo y học hiện đại tìm thấy trong mướp đắng nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có momordicine, momorcharin, betain, các vitamin B1, C và nhiều chất khoáng. Các hoạt chất giúp ổn định đường huyết, có lợi cho tim mạch, bổ gan, sáng da, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống một số loại ung thư.
Dưới đây là một số công dụng và cách dùng khổ qua:
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng. Nó làm gián đoạn sản xuất glucose, nên có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, loại quả này cũng khiến các tế bào ung thư gan, đại tràng, vú và tiền liệt tuyến bị bỏ đói.
Hai nghiên cứu công bố năm 2010 và 2013 trên Tạp chí Carcinogenesis của Manjinder Kaur cùng các cộng sự đều phát hiện thấy mướp đắng ngăn chặn sự sinh trưởng của tế bào ung thư, thực nghiệm trên động vật và sử dụng tế bào nuôi cấy đều chứng minh được quan điểm này.
Nhóm tác giả cho biết khi nghiên cứu cơ chế phân tử, thì thấy rằng nước ép khổ qua hoạt hóa AMPK khi thí nghiệm trong ống nghiệm và trên chuột, và dẫn đến apototic (chết theo chương trình) mạnh mẽ của tế bào khối u. Thí nghiệm trên chuột với bột khổ qua cho thấy khối lượng các khối u giảm đến gần 2/3 (64%).
>> 9 vị thuốc giải độc cực tốt có ở ngay quanh nhà bạn
Nghiên cứu đã cho thấy, loại quả này làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose. Uống mỗi ly nước mướp đắng mỗi ngày có thể giúp bạn nhận được đầy đủ những lợi ích của loại quả này.
Lưu ý: Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như kiểm tra lượng đường máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết. Ngưng sử dụng nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, hoặc sốt.
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau quặn dữ dội. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi. Bạn có thể uống trà mướp đắng, vị khá hấp dẫn và không cần thêm đường.
Mướp đắng là vị thuốc tự nhiên, giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những món ăn và đồ uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Thường xuyên ăn sẽ hỗ trợ điều trị hữu hiệu mụn trứng cá, vảy nến và eczema, đồng thời mang lại cho bạn một làn da tươi sáng. Bạn cũng có thể lấy mướp đắng đã qua ướp lạnh trong tủ, xắt lát mỏng để đáp lên da, trị nám…
Cũng giống như hầu hết các loại rau củ khác, mướp đắng chứa rất ít năng lượng mà giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân bằng cách sử dụng mướp đắng.
Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng bài tiết mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Uống một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này.
Điều này rất quan trọng đối với người bị tiểu đường. Trong cơ thể, glucide sẽ được chuyển thành đường và mướp đắng giúp chuyển hóa đường. Tăng tốc độ chuyển hóa tinh bột sẽ khiến cơ thể giảm dự trữ chất béo, giúp duy trì cân nặng lành mạnh hoặc giảm cân. Chuyển hóa tinh bột phù hợp cũng hỗ trợ việc phát triển cơ bắp và tăng trưởng của cơ thể.
Vitamin K đóng vai trò trong sức khỏe của xương, quá trình đông máu và kháng viêm. Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể giảm đau và viêm khi tăng cường vitamin K. Mướp đắng cung cấp đủ cho cơ thể nhu cầu vitamin K hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn là một nguồn thực phẩm rất nhiều chất xơ.
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật. Mướp đắng là một giải pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm. Ngoài ra mướp đắng còn làm giảm trào ngược dạ dày – thực quản và khó tiêu.
>> Vì sao bạn nên thay ngay lập tức miếng bông tắm đang sử dụng?
1. Trị chứng rôm sảy
Mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả.
2. Quá nóng sinh khát
Mướp đắng 1 quả bổ ra bỏ ruột, cắt nhỏ, đun nước uống hoặc mướp đắng cũng làm như trên rồi giã nát, cho 50g đường trộn đều, để 2 giờ sau vắt lấy nước uống.
3. Chữa lỵ
Mướp đắng (vừa đủ) giã nát vắt lấy nước, mỗi lần 150ml, uống với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.
4. Trúng nóng phát sốt, đau mắt sưng đỏ
Mướp đắng tươi 1 quả, cắt đôi bỏ ruột, cho lá chè vào rồi khâu lại, phơi ở chỗ thoáng gió râm mát cho khô rồi sắc nước uống hoặc pha uống thay chè, mỗi lần 10g.
5. Chữa tiểu đường
Mướp đắng 100g, tươi thì hấp chín ăn, khô hãm nước sôi uống, dùng dài ngày.
6. Chữa viêm họng
Hạt mướp đắng 30g, lá rẻ quạt 15g, cam thảo 10g. Các vị tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước nguội.
7. Chữa chốc đầu
Mướp đắng 100g, mật lợn 100ml. Mướp đắng rửa sạch giã nhỏ trộn đều với mật lợn. Trước khi đắp thuốc cần dùng nước chè tươi đặc rửa sạch chỗ chốc rồi đắp thuốc lên. Ngày đắp một lần.
8. Lở loét chảy nước, đau
Mướp đắng (vừa đủ) giã nát đắp vào vết thương.
9. Liệt dương, di tinh, mộng tinh
Hạt mướp đắng (lượng vừa phải) rang chín, tán bột. Mỗi lần uống với rượu (khoảng 10g) ngày 2 – 3 lần.
TAMTHUCMướp đắng có thể dùng làm nguyên liệu của nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng hoặc chế thành trà uống, ép lấy nước uống hay đơn giản và hiệu quả hơn cả là thái lát ướp lạnh ăn sống (có thể ăn kèm ruốc). Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau:
1. Không nên ăn quá nhiều hạt mướp đắng, vì trong đó chứa một hoạt chất là vicine, có khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào, gây ra hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. Điều này gián tiếp làm tan máu.
2. Người đang chữa vô sinh, đang mang thai không được lạm dụng mướp đắng.
Dùng mướp đắng nhiều và liên tục thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn. Do vậy mà với những người đang điều trị vô sinh không nên dùng.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy các hoạt chất trong mướp đắng có khả năng làm hư thai và chống sinh sản ở chuột đực. Kinh nghiệm dân gian cho rằng phụ nữ đang muốn sinh con hoặc mới mang thai không nên ăn nhiều.
3. Người có nguy cơ hạ đường huyết không nên ăn nhiều.
Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
4. Không ăn hay uống nước ép mướp đắng khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung là trong hoặc sau bữa ăn.
Thanh Hoa t/h