Hầu hết mọi người đều nghe nói đến tầm quan trọng của việc uống nước đối với thân thể. Quá trình trao đổi, chuyển hóa hay đào thải chất ra ngoài cơ thể đều đòi hỏi cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống nước đúng cách và hợp lý, nhất là khi cơ thể có những triệu chứng khác nhau.
1. Bị cảm lạnh: Cần uống nhiều nước hơn
Khi bị cảm lạnh, bạn có thể uống nhiều nước, hoặc uống thêm nước trái cây nguyên chất, bởi điều này giúp cơ thể phục hồi rất nhanh khỏi bệnh tật. Ngoài ra, nếu bị sốt, cơ chế tự làm mát để bảo vệ bản thân sẽ khiến mồ hôi đổ nhiều, hô hấp nhanh hơn, trao đổi chất hay chuyển hóa chất cũng tăng nhanh, cho nên cần bổ sung thêm nhiều nước. Uống nhiều nước không chỉ giúp quá trình bài tiết tốt hơn mà còn giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp chất độc đào thải ra ngoài nhanh chóng.
2. Bị táo bón: Nên uống từng ngụm nước lớn
Nguyên nhân của chứng táo bón thường là do trong cơ thể có tích phân mà do thiếu nước, ruột và cơ quan bài biết không có lực bài tiết ra ngoài. Khi đó, bạn uống từng ngụm nước lớn sẽ khiến nước đến được đường ruột nhanh chóng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết. Trung y cũng cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón chính là cơ thể thiếu dịch lỏng, khi uống từng ngụm nước lớn có thể bổ sung nhanh chóng chất lỏng cho cơ thể, từ đó kích thích nhu động ruột và thúc đẩy bài tiết.
3. Bị béo phì: Nên uống một ly nước trước và sau bữa ăn
Đối với những người béo phì, có thể uống một cốc nước nhỏ trước bữa ăng khoảng nửa giờ để tăng cảm giác no. Nửa giờ sau bữa ăn cũng có thể uống một ly nước để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.
4. Bị nôn ói: Nên uống nước muối loãng
Khi ăn phải những thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc độc hại, cơ thể sẽ xuất hiện cơ chế “nôn ói” nhằm giúp đào thải chất độc này ra ngoài. Để tránh nôn ói nghiêm trọng hoặc tiêu chảy dẫn đến mất nước, bạn có thể uống một chút nước muối loãng để bổ sung thể lực, hạn chế tình trạng cơ thể bị suy yếu.
Thanh Xuân
TAMTHUC