CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 18.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
Hàng ngày , những lúc rảnh rỗi , nằm trên võng là tôi tranh thủ học thuộc lòng các câu chú. Những câu chú Ngải bằng tiếng Miên cứ như tự động chạy thông suốt trong tâm trí tôi không ngừng , không nghỉ : Om ma râm chuônh ma ha râm chuônh , ôm ma ca crợk ma ha ca crợk , ôm ma ro lức ma ha ro lức , ôm ma ro luôi ma ha ro luôi , ro luôi ten chơn ro luôi ten đay a lây ten chách a nách mo anh, tợp anh ngchơn mê prey tên pâm pây mơnh, mo thách nâu thgáá anh ngchơn mê prey a cá mo thách nâu…………
Khoảng 6 tháng sau khi luyện , tôi đã có thể giao cảm được với các nàng. Buồn , vui , trăn trở , lo âu tôi đều tâm sự với các nàng . Các nàng luôn lắng nghe tâm sự của tôi hết sức chăm chú, những lúc tôi vui , các nhánh lá của các nàng cũng như vui theo , luôn vẫy tay chào đón . Nhiều buổi chiều nhập nhoạng , trong khi luyện , qua làn khói hương , tôi như thấy hình ảnh của các Nàng thấp thoáng trong làn khói với những thân hình vô cùng yểu điệu , quyến rũ.
Tất cả những cây thảo dược này dù sống trên cao , dưới nước hay trên cạn thì đều cảm nhận được xung quanh cây toát ra một nguồn năng lượng nào đó ( điều này không phải ai cũng cảm nhận thấy được ) .
Trước tiên ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa Ngải và Vong . Nếu ai đã từng gặp Ma , dù chỉ một lần trong đời thì cũng cảm nhận thấy Ma hay Vong thấp thoáng có dạng như phiên bản chính lúc còn sống , cho dù là con vật khi ta bắt gặp hồn Ma của chúng vẫn có dạng như lúc còn sống . Ví dụ như con Chó hay con Mèo khi chết đi thì hồn Ma vẫn là con Chó hay con Mèo thôi . Còn các Nàng Ngải thì lại khác , vốn dĩ các Nàng Ngải là Địa tiên – Tiên hàng thấp còn Thiên Tiên là tiên bậc cao ở trên Thiên giới . Theo nhiều câu chuyện cổ tích thì các nàng Tiên hay các tiên Ông cũng rất hay bông đùa , cáu giận và nhiều khi cũng biết hờn dỗi , các nàng Địa Tiên thường hay dong chơi vì thế mà các nàng Địa Tiên – Nàng Ngải thường tìm những cây thảo dược có năng lượng tự nhiên để làm nơi trú ngụ nếu vào thời điểm này mà cây thảo dược được các Ngải Sư mang về tu luyện sẽ trở thành cây ngải và các nàng Ngải sẽ thực hiện theo mệnh lệnh của các ngải Sư .
Về hình dáng thì các Nàng Ngải có hình dạng nửa người nửa Bướm không rõ ràng ( điều này cũng chỉ có ít người có khả năng cảm nhận được ) . Cũng như nhiều người từng nói các Nàng Ngải thường hay có mầu ( hay là mặc quần áo mầu ) xanh ,đỏ , vàng , đen , trắng (Lạy Cô Áo Đỏ Tơ Duyên Chưa Dứt Lạy Cô Áo Vàng Tình Phụ Tình Theo Lạy Cô Áo Xanh Gió Thẩm Mây Ngàn Lạy Cô Áo Tím Nói Mây Nói Gió Lạy Cô Áo Trắng Quấn Quanh Thân Cây Dù Ở Năm Non Bảy Núi Rừng Rú Âm U Hang Cùng Hang Hẹp Nghe Lời Khấn Của Con Trở Về Giúp Đỡ......) . Đúng là các Nàng Ngải có nhiều mầu sắc , thường là có mầu trắng , mầu vàng , hồng , phớt hồng , đen và xanh .v.v. Những mầu mà các Nàng Ngải khoác lên mình cũng phản ánh năng lượng mạnh hay yếu của cây Ngải . Các Nàng Ngải đen hay xanh thì rất hiếm gặp , thường thì các Nàng Ngải hay bay nhẩy trên các ngọn cây ngải , Có những cây tập trung rất nhiều các nàng tới tụ tập chơi với nhau . Đối với những cây Thủy Ngải thì các Nàng Ngải cũng bay lượn trên mặt nước hoặc đậu vào những chiếc lá dưới nước là rất bình thường không bị ướt át gì cả , giống như các nàng Tiên đi lại trong Thủy cung vậy .
Có những trường hợp giữa Vong và Ngải tranh chấp nhau trú ngụ một chậu ngải , bởi vì khi người ta thỉnh cây Ngải về để chiêu tài , khéo khách thì hàng ngày hay thắp nhang và hàng tháng cho Ngải ăn , nêu đã hấp dẫn các vong lang thang trên vùng đất đó . Có người thỉnh đôi chậu Ngải về cầu tài lộc , sau một thời gian thắp nhang cho Ngải thì xẩy ra trường hợp , khi đốt nhang cắm vào chậu Ngải . Một chậu cây nhang cháy hết còn một chậu thì cây nhang chỉ cháy một phần ba là bị tắt , hiện tượng này diễn ra một thời gian . Thấy lạ người đó bèn nhờ thầy xem xét thì phát hiện ra có một vong tới định tranh lấy chậu ngải để hòng hưởng thụ những đồ bỏng ngô , bỏng gạo mà chủ nhà cho Ngải ăn . Thường sẽ xẩy ra : Một là nàng Ngải vì đã nhận lệnh từ Ngải Sư nên giành giật lại cây Ngải để làm công việc được các Thầy Ngải đã giao . Hai là trường hợp các Nàng Ngải bỏ đi vì không chịu được sự quấy phá của các vong lúc này cây Ngải không còn tác dụng như mong muốn . Vì thế Ngải Sư phải luyện cây Ngải lại và trấn không cho các vong quay trở lại quấy nhiễu nữa thì mới có tác dụng như mong muốn .
Quan hệ giữa các Thầy luyện Ngải đối với những cây ngải của mình , mối quan hệ này không nên coi là sự quan hệ thầy trò hay chủ tớ mà là mối quan hệ bình đẳng như bằng hữu , chỉ khi vào công việc thì mới có mệnh lệnh rõ rằng thể hiện qua bùa , chú , ấn . Hàng ngày trong quá trình chăm sóc những cây Ngải của mình , Ngải Sư đều có thể trò chuyện , tâm sự cùng các Nàng Ngải như tâm sự với bạn bè . Điều cấm kỵ nhất là mắng hoặc chửi rủa cây Ngải , nếu bạn làm như vậy thì sẽ có ngày các Nàng ngải sẽ bỏ đi rồi tới một lúc nào đó sẽ quay trở lại trả thù bạn . Trước đây tôi cũng đã từng nghe về những chuyện các Nàng Ngải trả thù lại chính người đã luyện mình và hành hạ người Thầy Ngải đó tới chết mới thôi . Ngay cả khi luyện thành , không làm gì xúc phạm tới các Nàng Ngải nhưng do bất cẩn để người nhà vô tình nghịch ngợm , đào bới mấy chậu Ngải dữ như Ngải Ma Lai thì cái giá phải trả chính là những người thân trong gia đình của mình .
Những cây Ngải thảo dược về mặt tích cực thì là những cây thuốc cứu chữa bệnh tật cho con người , nhưng khi đã trở thành Ngải thì không thể nói trước được điều gì sẽ xẩy ra . Vì vậy đối với các cây thảo dược khi trồng làm cảnh không muốn cây đó trở thành cây Ngải thì cũng nên chăm sóc cây cho tốt , vốn dĩ những cây này cũng có hoa rất đẹp và dùng làm thuốc chữa bệnh khi cần . Còn một khi đã luyện thành Ngải thì càng phải nâng niu , chăm sóc và chiều chuộng cây hơn nữa .
Có khác là khi chăm sóc cây cảnh thì mọi người có thể dùng phân bón hóa học , kể cả phân hữu cơ để bón cho cây . Đối với cây Ngải thì khi chăm sóc cây người ta chỉ dùng nước sạch , nhất là nước mưa càng tốt tưới cho cây và sự tiếp xúc với cây là không kể thời gian . Có thể ban ngày mình chăm sóc tưới tắm cho cây nhưng tối đêm mình cũng có thể ra vườn nói chuyện cùng các nàng Ngải , để tăng thêm mối thân tình giữa người và cây , hay để chia sẻ những nỗi niềm trong lòng cho các Nàng Ngải nghe .
Lần đầu , bà Bảy cho tôi làm quen với một Nàng có tên là Nàng Thăm . Cây ngải Nàng Thăm có xuất xứ tại Lào , Miên và trải rộng trên suốt những dãy núi cao của tỉnh An Giang – Vùng Thất Sơn .
Xuất xứ từ bên Miên , cây Nàng Thăm trắng còn được gọi là ngải Bạch, có củ nhỏ hình trứng , to đều nhau bằng đầu ngón tay út bám vào nhau , mọc xòe dạng dẻ quạt , củ có mầu trắng mờ khi ta cắt lát ra . Lá nàng Thăm trắng có hình lưỡi mác nhọn hai đầu , có sống ở giữa lá , mặt trên của lá có mầu xanh lục đậm , có những đường gân như xương cá mờ mờ . Mặt dưới lá có mầu xanh lục nhạt và có phủ một lớp lông tơ mịn . Lá cây Nàng Thăm có cuống lá dài khoảng 10cm – 15cm có dạng bẹ ôm lấy nhau tạo thành một thân giả . Cây Nàng Thăm trắng nở hoa vào khoảng tháng 6 , tháng 7 .Khác với những loại Nàng Thăm khác mầm của cây có mâu xanh bình thường , khi mầm cây phát triển được khoảng 4 đến 5 lá thay vì 2 lá như nàng Thăm khác , cây bắt đầu ra hoa . Đài hoa cũng là một ống trong đó chứa khoảng 7 đến 9 nụ hoa , điều khác biệt là đài hoa có cuống dài từ 3cm – 5cm .Hoa của nàng Thăm trắng có mầu tím nhạt trên 4 cánh hoa to và mầu trắng ở 3 cánh nhỏ . Ở giữa có một vòng nhụy nhỏ .
Về phần huyền môn thì cây Nàng Thăm trắng hay còn được gọi là ngải Bạch có những tác dụng về cầu tài lộc , tình cảm nhưng cây được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tình cảm và cũng có tác dụng rất mạnh về mặt này . Cây ngải Bạch có thể luyện riêng một cây cũng được và luyện kết hợp với những cây khác đều tốt và mạnh tác dụng trong huyền môn !
Ngải Nàng Thăm dùng để thư người khác thì tuyệt hảo. Có nhiều cách để thư ngải nhưng không tiện trình bày, tôi chỉ giới thiệu cách đơn giản nhất là quăng ngải trước nhà cho người ta đạp phải.
Người bị thư ngải có triệu chứng như thư vật, nhưng sau một định kỳ nhất định, thân thể bắt đầu lở loét, chảy nước vàng hôi thối hoặc thân thể bị rút lại dần dần. Trong câu chuyện “Truyền nhân của ngải” huynh Thanh Pali có kể việc thầy Tư Ngỡi phun ngải làm xác chết rút lại đặt vào hòm vừa vặn, phải chăng là loại này?
Ngải Nàng Thăm luyện lâu thành hình có thể hiển hiện hình bóng theo ý muốn của chủ nhân, lúc này người thầy có thể sai khiến ngải làm một số việc nhỏ giống như là thầy bùa sai khiến binh gia, hoặc sai khiến vong nhi.
Nhưng, Nàng Thăm cũng có nhiều loại. Điều quan trọng là người thầy phải biết chọn đúng loại mà luyện. Loại độc bao giờ cũng chuộng máu huyết chủ nhân.
Ngãi Nàng Thăm còn nhiều cái hay lắm.Dùng để trục ngãi độc khác trong người bệnh nhân là bá phát.Thường thì mấy người dân đi rừng hay đạp phải ngãi hoang ngãi độc do mấy thầy ngãi không nuôi nữa thả rông.Đi về đến nhà hai chân sưng vù nổi mụn đỏ như đau ban rồi mưng mủ lở lói tới xương.Thầy ngãi đưa Nàng Thăm vào người kẻ bệnh rồi đọc thần chú trục ngãi, vuốt theo hai vai xuống sống lưng rồi đưa ra hai chân cho ngãi chui ra theo ngón cái là xong.Ở trước ngón chân để sẵn trứng gà, hạt nổ để cúng ngãi.Xong thì đem trứng nổ đi chôn thật xa, chôn rồi đi ngay không quay đầu lại nhìn.Chỗ lở loét lấy rượu ngâm củ ngãi đắp vào, cho uống thêm mấy vị thuốc nữa là ok.
Còn nữa, Nàng Thăm dùng để trừ tà, phá độc cũng ngon cơm luôn. Nhưng muốn luyện ngãi Nàng Thăm thành quỷ dữ cũng được.Nhớ cúng nhiều trứng và gà sống.Lấy máu của gà, máu của ông thầy cúng rồi cho ngải ăn là ngải hùng mạnh vô cùng. Không muốn cúng máu, ngãi cũng tự động khiến cho ông thầy phải tuôn máu.Thí dụ như là tình cờ cắt đứt tay hay là té trúng vật sắc nhọn chảy máu.Ngãi ăn máu huyết mãi rồi quen, không ăn không được.Thầy phải đáo hạn cúng ngãi hoài hoài luôn.
“ Đây là Nàng Thăm tím , là loại ngải cầu tài hàng đầu. Tương truyền, Ngải tím mà trồng tại vùng có vàng thì sẽ thâu vàng vào trong củ ngải. Khi có hoa thì chủ nhơn sẽ ngắt 1 bông hoa nhỏ xíu , sên vô chai dầu thơm. Hàng ngày khi bán hàng thì xức nước thơm này lên tóc, cửa hành sẽ đông như chợ tết.Loại ngải này thường cần rất là nhiều nước, nên khi chúng ta chăm sóc ngải thì phải tưới nhiều một chút. Dành bỏng gạo nếu có thể thì mỗi ngày cho nó ăn một chút. Cứ Mùng 2 và ngày 16 thì chúng ta nên cho ngải ăn thêm 1 trái trứng gà ta cho mỗi chậu. Lấy trái trứng gà còn tươi, gõ nhẹ 2 đầu cho bể ra một chút xíu, lấy chân nhang chọc ra một lỗ nhỏ, bới đất và chôn đầu nhọn của trái trứng xuống. Lần sau thì phải lấy cái vỏ trước ra. Nên nhẹ nhàng và cư xử tốt với ngải, không nên đòi hỏi ngải thực hiện quá nhiều việc.
Cây Nàng Thăm mọc tại miền Tây, chỉ tại vùng núi Cấm và núi Tượng mà thôi, nó chỉ mọc trên núi và trong vườn thuốc, không hề mọc tại chân núi và đồng bằng, có thể tác phong của nó tồn tại nhờ khí hậu và thuỷ thổ đặc thù của vùng.
Cây Nàng Thăm đi kèm với nó là rất nhiều truyền thuyết về tâm linh. Như cây Nàng Thăm có thể ăn thịt, làm ảnh hưởng đến tính mạng người trực tiếp trồng nó … vì vậy cây Nàng Thăm càng trở nên thần bí và quý hiếm. Nhưng chúng ta sẽ không bàn đến vấn đề tâm linh nhiều ở đây mà sẽ bàn về dược tính và công dụng của nó để làm thuốc.
Các nghiên cứu cho thấy Nàng Thăm tăng cường sự bài tiết mật, kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn. Nó được dùng để chế rượu bổ trường sinh gồm các vị: Nàng Thăm , lô hội, long đảm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược.
Theo đông y, Nàng Thăm có vị đắng, tính cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.
Nàng Thăm là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Trong dân gian tùy từng địa phương, Nàng Thăm còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm.
- Theo đông y: Nàng Thăm vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6 g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.
- Trong Tây y, chúng được sử dụng trong các đơn thuốc bổ. Mỗi ngày, sử dụng một muỗng cà-phê bột Nàng Thăm hòa tan trong nước sẽ giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng đối với người không bị viêm loét dạ dày.
- Nàng Thăm thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, chữa các vết thâm tím trên da... Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, loại nghệ này vẫn thường được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thuốc viên.
Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng Nàng Thăm .
Người bệnh có thể dùng Nàng Thăm để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ loại nghệ này:
- Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.
Nàng Thâm và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nàng Thâm 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.
- Bài 3: Chữa cam tích, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nàng Thâm 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 4: Nàng Thâm hoàn: Nàng Thâm 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.
Nàng Thâm thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều,...
- Bài 5: Nàng Thâm tán: Nàng Thâm, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.
Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.
- Bài 6: Trị đầy bụng: Nàng Thâm và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.
- Bài 7: Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy Nàng Thâm và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.
- Bài 8: Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g Nàng Thâm và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.
- Bài 9: Viêm gan vàng da: Nàng Thâm, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.
Chống chỉ định với bệnh viêm loét dạ dày.”
Xin xem tiếp bài 19. dienbatn.