Blog Tâm Thức
Phật dạy cách tiết chế khi ngạo mạn
Thursday, 30/06/2016 00:00 am

Blog Tâm Thức

Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác, rồi từ đó những sự cố chấp về danh, lợi, quan niệm…của bản thân được hình thành. Kiêu ngạo hay ngạo mạn đến từ sự so bì, phân biệt. Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác, rồi từ đó những sự cố chấp về danh, lợi, quan niệm…của bản thân được hình thành.

Chính cái cách mà xã hội giáo dục, cổ vũ việc xây dựng cái tôi đã khiến chúng ta hình thành nên tư duy bản thân là độc nhất và đặc biệt nhất, điều này cũng góp phần tạo nên sự ngạo mạn trong nội tâm mỗi người. Việc hình thành tính kiêu ngạo nhất định sẽ đi kèm với một số mặt tính cách khác như đố kị, ganh ghét. Do ẩn mình khéo léo đằng sau những mặt tính cách khác nên ngạo mạn rất khó bị phát giác và loại bỏ triệt để.

Khi trong con người chúng ta có sự xuất hiện của tính ngạo mạn, trên mặt rất dễ lộ ra vẻ cứng rắn và cự tuyệt, hành động và lời nói trở nên kì quặc và khó chịu, giao tiếp với người khác cũng không được thoải mái, cởi mở. Những người có tính kiêu ngạo cao đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng, không muốn hợp tác với người khác, không muốn chia sẻ cho người khác những việc có lợi ích, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác, càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình. Những người này luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân nhưng những thiếu sót của người khác lại được họ quan sát rất tỉ mỉ, họ thích tìm hiểu và bàn tán về người khác.

Ngạo mạn cũng đồng nghĩa với nhỏ mọn. Những con người này khi đứng trước những lời khen ngợi và tán thưởng của người khác ngoài mặt tỏ ra khiêm tốn nhưng trong bụng đang vô cùng tự mãn. Khi so sánh bản thân mình với người khác, người khác thất bại mà mình cảm thấy mãn nguyện tức là đã tự mình gieo vào tâm một hạt ác. Từ ngạo mạn sinh ra đố kị, mà tạo cho mình đủ loại thân, khẩu, ý ác nghiệp. Bản thân sẽ thường xuyên có cảm giác bị tụt lại phía sau, lâu dần sẽ thành tự bế và cảm giác mình là kẻ thất bại.

Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với người tu hành.  Đặc biệt là những người tu hành có tính giác ngộ cao và có học vấn cho dù có một vị hiền sư uyên thâm Phật pháp ở bên cạnh thì họ cũng sẽ vì sự ngạo mạn của mình mà bỏ qua cơ hội được lĩnh hội Phật pháp. Có một số người theo đuổi Phật pháp, sau một khoảng thời gian sẽ nảy sinh nghi ngờ: “Những gì thượng sự dạy cho mình có đúng hay không? Có nhất định phải tuân theo cách dạy và chuẩn mực của thượng sư mà tu không?” cũng có những người cho rằng bản thân đã thông suốt những lý luận kia tức là đã giỏi lắm rồi, không cần phải tu hành nữa; có những người làm được vài việc thiện liền xem thường những người không có thiện nghiệp; vừa bước vào cửa để học Phật liền coi thường những người không học Phật; thu hoạch được chút thành quả từ tu thiền đã không xem những người không tu thiền ra gì. Người Tạng có một câu nói:Trên ngọn núi của sự kiêu ngạo không có dòng suối của công đức đức.” Những người ngạo mạn rất khó có được lòng từ bi với chúng sinh, trong tâm cũng không tích được công đức.

Chúng ta cần phải đặt cái tôi của mình xuống, như vậy cảnh giới tu hành mới cao, trí tuệ và lòng từ bi trong tâm mới được ban phát rộng rãi. Để tiết chế tính kiêu ngạo, chúng ta có thể thông qua việc bồi đắp lòng kính cẩn trong tâm; từ việc luôn nhớ tới công đức của chư Phật để tạo niềm vui, để loại bỏ những hổ thẹn trong lòng; nhìn thấy những đau khổ của chúng sinh, ngay lập tức đặt suy nghĩ cá nhân xuống, nghĩ đến lợi ích của người khác; lễ bái thân, khẩu, ý, cung kính chư Phật. Đại lễ trong Ngũ gia hành là cách tốt nhất để tiết chế tính ngạo mạn.

Nếu như người tu hành có tính ngạo mạn là điều dễ hiểu nhưng nếu người tu hành mà không nhìn thấy sự ngạo mạn của chính mình thì chính là làm vấy bẩn Phật pháp. Chúng ta hãy thử ngẫm nghĩ xem bản thân mình đã giác ngộ hay chưa, có còn gì đáng để ta kiêu ngạo nữa hay không? Những người đã qua giác ngộ đều từ tâm, khiêm tốn, ta dựa vào điều gì để mà ngạo mạn?

Nguồn: Sina
Người dịch: Hoài Linh