Blog Tâm Thức
Vắc-xin đã không còn tác dụng? Chuyên gia liên bang Mỹ mở hội nghị bàn đối sách
Thursday, 26/10/2017 10:00 am

Blog Tâm Thức

Hai năm trước, tay phải của ông George Green (người Mỹ) bị đau và mưng mủ. Đây là triệu chứng nhiễm Herpes zoster (Zona thần kinh) nghiêm trọng mà bác sĩ của ông cũng  đã từng gặp qua. Tuy nhiên, ông đã tiêm vắc-xin phòng ngừa từ nhiều năm về trước.

(Ảnh minh họa/internet)

“Tôi nói, ‘đợi chút, tôi đã từng tiêm vắc-xin! Sao lại mắc bệnh này được chứ?” Vị kỹ sư 68 tuổi tại Austell, bang Georgia kể lại, bởi 7 năm trước ông từng tiêm vắc-xin zona thần kinh.

Bà Sharon Bergquist thuộc Đại học Emory là bác sĩ điều trị của ông George Green. Bà nói, có khoảng 10% người tiêm vắc-xin zona thần kinh sau vài năm bị nhiễm trở lại.

Theo USA Today, không có loại vắc-xin nào có thể hoàn toàn chặn đứng được bệnh virus lây nhiễm. Thông thường, tình hình hiệu quả và thời gian phòng bệnh của vắc-xin mới cần rất nhiều năm mới hiểu rõ được. Có lúc, vắc-xin cũng khiến người ta phải thất vọng, và điều này cũng thúc đẩy các nhà sản xuất thuốc tìm ra loại vắc-xin mới cho những người bệnh lớn tuổi bằng cách cho thêm thành phần mới để nâng cao công hiệu của vắc-xin.

Hội nghị của Ủy ban tư vấn tiêm chủng (IPAC) diễn tra trong hai ngày, bắt đầu từ ngày 25/10 tại thành phố Atlanta. Hội nghị này thảo luận về vấn đề công hiệu của vắc-xin bị giảm sút và tình hình phát triển vắc-xin mới. Nhóm chuyên gia liên bang sẽ đưa ra kiến nghị trẻ em và người lớn nên sử dụng loại vắc-xin như thế nào.

Bệnh cúm

Vắc-xin cúm hàng năm là một loại vắc-xin rất đặc biệt khó có thể nắm bắt được công hiệu của nó bởi virus biến đổi nhanh, lây truyền lại rất dễ dàng. Vào mùa xuân hàng năm, quan chức y tế của Mỹ đều so sánh với phương pháp bào chế thuốc cúm ở mùa trước để đưa ra dự đoán tốt nhất. Trong 7 loại cúm trong 4 mùa vào năm ngoái, vắc-xin cúm đối với nhóm người từ 65 tuổi trở lên không có nhiều tác dụng lớn, bởi vì người già nên hệ miễn dịch cũng yếu, dễ dàng bị lây nhiễm cúm. Một số bác sĩ hoài nghi, những người già tiêm vắc-xin vào tháng 9, phải chăng năm sau cần tiêm lại vắc-xin vào tháng 1, mới có thể an toàn trải qua mùa dịch cúm. Tiến sĩ, chuyên gia vắc-xin William Schaffner tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho biết, đây là vấn đề vẫn chưa có được sự nghiên cứu đầy đủ.

Có một loại vắc-xin tương đối mới, thích hợp với người già ở độ tuổi từ 65 trở lên, trong thành phần của nó có một loại thuốc mới giúp tăng cường miễn dịch, nhưng vẫn chưa có thời gian đủ dài để biết chính xác về tác dụng của nó.

Các thành viên tham gia hội nghị ở Atlanta, sẽ được nghe các thông tin mới cập nhật về loại vắc-xin dạng xịt mũi. Có quan chức y tế cho hay, loại vắc-xin này bị ngừng giới thiệu, bởi vì nó không khởi tác dụng nào đối với trẻ em Mỹ.

Viêm quai bị

Điều mọi người đều biết về viêm quai bị chính là, bệnh này có thể làm cho má bị sưng, nó có thể dẫn đến tổn thương thính lực, viêm màng não, thậm chí là vô sinh.

Vắc-xin viêm quai bị trong gần 50 năm nay thường tiêm cho trẻ nhỏ. Nhưng, năm 2016, ở Mỹ đã nhận được báo cáo 5.300 trường hợp mắc bệnh này, trong 10 năm qua, đây là năm có nhiều ca mắc bệnh này nhất. Cho đến nay, năm 2017, số người bị bệnh này cũng không cách xa số người mắc hồi năm ngoái.

Quan chức y tế cho biết, người từng tiêm vắc-xin mà bị mắc bệnh này, thường sẽ không đến nỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, sau 10 năm hoặc trong thời gian gian dài hơn, liều thuốc lần thứ hai cho trẻ em tác dụng bảo vệ khỏi virus đã bị giảm.

Nhóm chuyên gia liên bang dự tính sẽ không kiến nghị tiêm vắc-xin lần 3 cho tất cả trẻ em, nhưng họ đang thảo luận có nên phê chuẩn phương án trong thời gian dịch bùng phát có thể tiêm vắc-xin quá liều hay không.TAMTHUC

Viêm gan B

Virus viêm gan B có thể phá hoại chức năng của gan và dẫn đến tử vong. Viêm gan B lây lan qua tiếp xúc máu hoặc các dịch thể khác. Sau khi vắc-xin viêm gan B được ứng dụng rộng rãi từ những năm 80 của thế kỷ 20, tỷ lệ lây nhiễm giảm rõ rệt, loại vắc-xin này về sau được đưa vào danh sách vắc-xin tiêm chủng cho trẻ em.

Các chuyên gia còn giới thiệu một số người thành niên sử dụng vắc-xin viêm gan B. Họ đã chú ý đến một số hiện tượng: đặc biệt là với người bị tiểu đường và người lớn tuổi, dễ bị nhiễm viêm gan B. Tình hình bùng phát viêm gan B trong viện điều dưỡng, và bệnh viện giành cho người già, vẫn luôn là vấn đề thường lặp đi lặp lại.

Công ty công nghệ Dynavax đã phát minh ra một loại vắc-xin viêm gan B dành cho người thành niên, vắc-xin này có tên là Heplisav-B, đây cũng là loại thuốc có thành phần mới được cho thêm vào. Loại vắc-xin này trong quá trình nghiên cứu đã cho thấy khả năng bảo vệ cơ thể rất tốt, nhưng Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đang tìm hiểu nhiều thông tin hơn để quyết định có nên phê chuẩn cho loại vắc-xin này được đưa ra thị trường. Dự tính trong hội nghị lần này, thành viên nhóm vắc-xin sẽ thảo luận về loại vắc-xin này. Trước khi loại vắc-xin này có được giấy phép, họ sẽ không được phép giới thiệu ra ngoài.

Bệnh nhiễm Herpes zoster (zona thần kinh)

Bất cứ người nào từng bị thủy đậu đều có khả năng tái phát bệnh trong mấy chục năm sau và nó có thể dẫn đến bệnh nhiễm Herpes zoster (hay zona thần kinh). Vắc-xin Zostavax của công ty Merk đã có lịch sử khoảng 10 năm, thích hợp với người 60 tuổi trở lên. Vắc-xin này chính là loại mà ông George Green đã tiêm 7 năm trước.

Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDCP) cho biết, vắc-xin Zostavax chỉ có thể giảm nguy cơ mắc Zona thần kinh xuống còn một  nửa trong thời gian khoảng 5 năm.

Ngày 20/10, FDA đã phê chuẩn loại vắc-xin Zona thần kinh thứ hai. Đây là vắc-xin Shingrix của công ty GlaxoSmithKline, loại vắc-xin này cũng sử dụng một loại phụ gia mới. Ủy ban vắc-xin cũng sẽ thảo luận để quyết định xem có giới thiệu loại vắc-xin này ra thị trường hay không.

Được nghiên cứu bởi công ty GlaxoSmithKlinem, vắc-xin Shingrix đã được chứng minh là có hiệu quả đến 90%, và thời gian kéo dài ít nhất 4 năm. Người của công ty GlaxoSmithKline nói, họ rất tin tưởng vào loại vắc-xin này sẽ có tác dụng trong thời gian dài hơn nữa. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, điều này vẫn cần thời gian dài để chứng minh.

Thanh Xuân

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/vac-xin-da-khong-con-tac-dung-chuyen-gia-lien-bang-my-mo-hoi-nghi-ban-doi-sach.html