Blog Tâm Thức
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất, cách Trái Đất hơn 10 tỷ năm ánh sáng
Monday, 06/11/2017 19:02 pm

Blog Tâm Thức

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện một thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất, được hình thành khi vũ trụ vào khoảng 2,6 tỷ năm tuổi.

Theo Iflscience, đối tượng quan sát được gọi là A1689B11 là một phát hiện đáng chú ý. Theo nhóm nghiên cứu, trong bài viết được xuất bản trong Tạp chí Vật lý thiên văn, đây là vòng xoắn thứ hai cách Trái Đất hơn 10 tỷ năm ánh sáng. Những quan sát này là bước đầu tiên để hiểu được các thiên hà xoắn ốc giống như Dải Ngân hà của chúng ta đã hình thành và quan trọng như thế nào ở thời kỳ đầu.

Hệ ngân hà (Ảnh: NASA)

“Thiên hà này đang hình thành các ngôi sao nhanh gấp 20 lần so với các thiên hà ngày nay – nhanh như các thiên hà non trẻ khác có khối lượng tương tự khi vũ trụ sơ khai. Tuy nhiên, không giống như các thiên hà khác trong cùng thời đại, A1689B11 có một vành đĩa rất mát mẻ và mỏng, thiên hà xoắn ốc này đã không bao giờ được nhìn thấy trước đó ở thời kỳ đầu của vũ trụ, ” tiến sĩ Tiantian Yuan từ Đại học Công nghệ Swinburne ở Úc, cho biết.

Các thiên hà được tin là đã hình thành trong sự biến thiên không thời gian trọng lực được tạo ra bởi vật chất tối. Khí hiđro chảy trong chúng trong vài triệu năm sau vụ nổ Big Bang, nơi nó sụp đổ thành sao và cuối cùng là các hố đen siêu lớn. Hơn hàng tỷ năm, những thiên hà tiền thân này đã trở thành các xoắn ốc mặc dù quá trình chính xác vẫn chưa rõ ràng.

Các thiên hà xoắn ốc đặc biệt hiếm có trong vũ trụ sơ khai, và phát hiện này mở ra cánh cửa giúp tìm hiểu làm thế nào các thiên hà chuyển từ trạng thái hỗn độn thành các đĩa mỏng, yên tĩnh giống như dải Ngân Hà của chúng ta.

Các vòng xoắn tạo nên sự độc đáo với các thiên hà khác (Ảnh: wikipedia)

Các quan sát đã được thực hiện thông qua sử dụng một thấu kính hấp dẫn. Các vật thể to lớn, trong trường hợp này, là một cụm sao thiên hà, có thể uốn cong không gian theo một cách mà nguồn ánh sáng phía sau chúng được phóng đại như thể nó đi qua một thấu kính. Ánh sáng từ A1689B11 đã trải qua điều đó, nhờ vậy, nhóm đã có thể nhìn thấy nó.

Tiến sĩ Yuan nói thêm: “Kỹ thuật này cho phép chúng ta nghiên cứu các thiên hà cổ đại ở độ phân giải cao với chi tiết hoàn hảo chưa từng thấy. “Chúng ta có thể nhìn lại thời gian 11 tỷ năm trước và trực tiếp chứng kiến ​​sự hình thành những đai xoắn ốc nguyên thủy đầu tiên của một thiên hà.”

Các thiên hà khác giống như A1689B11 có thể sẽ tồn tại và chúng tôi sẽ sớm có thể tìm thấy chúng. Khi kính viễn vọng như Kính thiên văn Sóng Không gian James Webb xuất hiện trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy nhiều hơn và chi tiết hơn các đối tượng này.

Hoài Anh

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-thien-ha-xoan-oc-co-xua-nhat-cach-trai-dat-hon-10-ty-nam-anh-sang.html