Blog Tâm Thức
Vì sao người xưa khi được mời trà, thường gõ 3 cái xuống mặt bàn?
Tuesday, 21/11/2017 00:04 am

Blog Tâm Thức

Trong văn hóa trà, khi chúng ta mời người khác dùng trà, trước khi uống họ thường khum tay gõ nhẹ 3 cái xuống mặt bàn. Vì sao lại như vậy?

tu dưỡng, trà đạo, thưởng trà, người xưa,

Đối với người xưa, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa đặc sắc tự bao đời. (Ảnh: iStock)

Người phương Đông nói chung đã uống trà trong hơn 4.000 năm lịch sử. Trà được xếp trong danh sách 7 thói quen không thể thiếu trong cuộc sống. “Khách đến kính trà” là phong tục lễ nghi hiếu khách trọng tình của người xưa, cho dù là ở nơi thành thị hay chốn thôn quê.

Ở mỗi vùng miền và địa phương khác nhau lại có sở thích uống, cách pha, cách thưởng thức trà khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là rất coi trọng những lễ nghi trong trà đạo.

Trong lễ nghi của người xưa, khi được mời trà, khách sẽ đứng dậy, tay đỡ chén trà, cảm ơn rồi mới uống. Đặc biệt, khi được mời trà, khách phải khum bàn tay lại, gõ gõ 3 lần xuống bàn. Tại sao người xưa lại có thói quen này?

tu dưỡng, trà đạo, thưởng trà, người xưa,

Người xưa rất coi trọng những lễ nghi trong trà đạo. (Ảnh: Udn)

Kỳ thực đó chính là một loại lễ nghi trong trà đạo của người Trung Hoa. Đây là một nghi lễ thưởng trà mang những nét đặc sắc và thú vị đáng để chúng ta tìm hiểu.

Tương truyền rằng khi Hoàng đế Càn Long cải trang vi hành, trong lúc ở trong quán uống trà, ông đã châm trà cho một cận vệ. Cận vệ này không thể lấy lễ nghi trong cung để tạ ơn, liền nhanh trí dùng ngón tay gõ xuống bàn để bày tỏ sự cảm kích. Từ đó, nghi lễ dùng ngón tay gõ xuống bàn để cảm ơn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Người ta lấy chữ “手 – Thủ” (tay) thay cho chữ “首 – Thủ” (đầu), hai chữ này khác nhau nhưng lại cùng âm, như vậy “khấu đầu” được thay bằng “khấu tay”, ba ngón tay khum lại, tượng trưng cho ba cái quỳ gối, đầu ngón gõ nhẹ 9 cái, tượng trưng cho 9 cái khấu đầu.

Đến nay, vẫn có nhiều nơi tại Hong Kong thực hành loại nghi lễ này, mỗi khi được chủ nhà mời dùng trà, người khách sẽ dùng ngón tay gõ nhẹ xuống bàn để tỏ ý cảm ơn.

tu dưỡng, trà đạo, thưởng trà, người xưa,

Những người có thể ẩm trà, thưởng trà chắc chắn là những người có du dưỡng cả bên trong và bên ngoài. (Ảnh: Secretchina)

TAMTHUC

Trong nghi lễ gõ tay cảm ơn, thường được phân chia thành 3 loại:

1. Khi các bậc trưởng bối châm trà cho hậu bối

Khi bậc cha chú rót trà cho mình, là thế hệ sau (thế hệ hậu bối) cần dùng tay phải để đỡ lấy chén trà, lưng hơi khom xuống.

tu dưỡng, trà đạo, thưởng trà, người xưa,

Dùng năm ngón tay gõ xuống bàn, thông thường gõ ba cái để thay việc hành lễ dập đầu cảm ơn người đối diện. (Ảnh: Sohu)

Sau khi đỡ lấy chén trà thì dùng năm ngón tay gõ xuống mặt bàn, thông thường gõ ba cái để thay việc hành lễ dập đầu cảm ơn người đối diện.

2. Khi những người ngang hàng châm trà cho nhau

Chỉ cần dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ xuống bàn ba cái bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện.

tu dưỡng, trà đạo, thưởng trà, người xưa,

Dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ xuống bàn ba cái bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện. (Ảnh: Sohu)

3. Khi các bậc vãn bối châm trà cho trưởng bối

Bậc trưởng bối có thể dùng một ngón tay bất kỳ gõ nhẹ vào miệng chén trà bày tỏ tôn trọng và cảm ơn. Hoặc nếu bậc trưởng bối gặp được vị vãn bối mà mình yêu mến có thế dùng ngón giữa gõ nhẹ ba cái vào chén trà của mình, bày tỏ sự yêu mến.

tu dưỡng, trà đạo, thưởng trà, người xưa,

Bậc trưởng bối có thể dùng một ngón tay bất kỳ gõ nhẹ vào miệng chén trà bày tỏ tôn trọng và cảm ơn. (Ảnh: Sohu)

Càng ở những nơi trang trọng và càng là những người có địa vị cao quý thì đều chú ý tới những nghi lễ này. Họ sẽ chủ động hành lễ và luôn làm đối phương cảm thấy mình được tôn trọng, từ đó sẽ làm cho quan hệ của hai người dần tốt đẹp hơn.

Những người thực hành lễ nghi trà đạo thường là những người có nội tâm tu dưỡng sâu sắc và là người tôn trọng người khác. Những người như vậy mới được nhiều người yêu mến và mang lại nhiều vận khí may mắn cho mình.

Tuệ Tâm

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/vi-sao-nguoi-xua-khi-duoc-moi-tra-thuong-go-3-cai-xuong-mat-ban.html