Blog Tâm Thức
Tại sao vợ chồng ở với nhau lâu ngày thì tướng mạo lại giống nhau?
Sunday, 03/12/2017 18:24 pm

Blog Tâm Thức

Khi bạn kết hôn với người mà mình yêu thương thì người ta thường bảo rằng: “Đây là mối lương duyên từ kiếp trước của hai người chứ không không đơn giản chỉ là sự tình cờ”. Người ta cũng thường nói rằng, vợ chồng ở với nhau lâu ngày thì tướng mạo sẽ giống nhau. Vì sao lại như vậy?

Gần đây trên mạng Weibo của Trung Quốc, diễn viên Đặng Siêu đã đăng lên một bức ảnh với chú thích: “Giới thiệu với mọi người đây là em trai tôi: Đặng Khởi'” Bức ảnh đã tạo lên làn sóng hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người: “Nhìn vậy chả trách Đặng Siêu trêu vợ mình là em trai Đặng Khởi”.

Vợ chồng Đặng Siêu – Tôn Lệ. Ảnh: m.huabian.com

Nhìn tấm ảnh này, bất luận là thần thái hay khuôn mặt, động tác biểu cảm, tất cả mọi góc cạnh đều vô cùng giống nhau. Đây cũng chính là điều mà mọi người hay nhắc tới: “Tướng phu thê”.

Dưới đây là một vài tấm ảnh rất đáng yêu, ngộ nghĩnh của hai người:

Có một số trường hợp, vợ chồng chưa lấy nhau nhưng tướng mạo đã có nét tương đồng, mọi người thường gọi là tướng phu thê. Vậy còn những cặp vợ chồng trước lúc lấy nhau tướng mạo khác biệt nhưng ở với nhau lâu ngày rồi tướng mạo lại dần dần giống nhau, vậy nguyên nhân vì sao? Và bí mật đằng sau đó là gì?

Đây không phải là vấn đề cảm giác tâm lý mà là tướng mạo thực tế, không chỉ tướng mạo mà ngay cả tính cách, dáng đi cử chỉ cũng có nét tương đồng.

Theo như báo cáo đăng tải trên tờ “Báo Sớm Liên Hiệp” tại Singapore cho biết:

Dựa trên báo cáo hàng năm của Hiệp hội Người Hoa Kỳ (GSA), các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Xã hội của Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã công bố kết quả một nghiên cứu rằng:

“Vợ chồng ở với nhau lâu ngày thì các bộ phận đặc trưng trên hai người sẽ ngày một giống nhau, thậm chí ngay cả các chỉ số kết quả thí nghiệm chức năng của thận, gan và các chỉ số tâm lý cũng tương đồng”. Điều này đã khiến cho các nhà nghiên cứu vô cùng kinh ngạc.

Đôi vợ chồng cưới nhau lâu ngày thì nhiều bộ phận trên cơ thể giữa 2 người sẽ giống nhau, kể cả chức năng của gan, thận. Ảnh: Ośrodek Ananda

1. Tướng phu thê chính là “Tác phẩm điêu khắc” do phương thức sinh hoạt

Từ góc độ tâm lý mà nói, đây chính là hiệu ứng Chameleon (Đặc tính tắc kè hoa), nghĩa là chúng ta dễ dàng đi mô phỏng và có thể dễ dàng bắt chước người khác, đặc biệt là người có quan hệ mật thiết.

Tướng phu thê cũng chính là kết quả của hai vợ chồng mô phỏng lẫn nhau mà ra, khi hai vợ chồng sớm tối bên nhau thường sẽ có những bắt chước biểu cảm lẫn nhau.

Khi khí chất, động tác, biểu cảm của vợ chồng giống nhau, từ tác dụng của tâm lý sẽ dần ảnh hưởng tới biến hóa sinh lý, từ đó mà tiến vào một quá trình tuần hoàn, biến đổi, liên kết giữa hai vợ chồng để cuối cùng có biểu hiện bề ngoài của họ ngày một giống nhau.

Đôi vợ chồng dần dần kết hôn sống cùng nhau trong một thời gian dài, cơ thể sẽ có nhiều điểm giống nhau. Ảnh: Notey

Cộng thêm với việc hai vợ chồng thường có thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ giống nhau trong một thời gian dài, sinh ra các biểu cảm, nếp nhăn cũng có phần tương đồng.

2. Tướng phu thê là do vi khuẩn

Các chuyên gia tại Trung Quốc nhìn nhận, các vi khuẩn ký sinh nhờ vào cơ thể người nhưng nếu như chúng biết “nói chuyện” chúng sẽ nói rằng: “Con người sống là nhờ vào vi khuẩn”.

Tướng phu thê có thể là do vi khuẩn hình thành. Ảnh: Best-Immunotherapy.com

Những năm gần đây các chuyên gia của Mỹ đã tiến hành điều tra, nghiên cứu phương diện này. Họ phát hiện rằng các vi khuẩn ở ruột có sự ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh, nó thông qua thay đổi hệ thống môi trường sinh thái trong đường ruột để chữa trị bệnh đầu dây thần kinh. Nghiên cứu này đã được các chuyên gia trong giới khoa học tán đồng.

Thậm chí có chuyên gia còn cho rằng, các dạng điều tiết của chủng loại vi khuẩn trong hệ thống ruột còn có tác động nhất định đến chỉ số IQ của con người.

Ca chủng loại vi khuẩn trong hệ thống ruột có thể ảnh hưởng tới hành vi con người, đặc biệt là đối với người già. Ảnh: Pixabay

Mỗi một người đều có một môi trường, hoàn cảnh sinh thái vi khuẩn trong ruột khác nhau, cũng vì vậy mà việc ảnh hưởng của vi khuẩn trong ruột cũng khác nhau, nó ảnh hưởng tái hình vì thói quen sinh hoạt khác nhau.

3. Không chỉ là tướng phu thê mà còn có cả bệnh phu thê

Tướng phu thê khổng chỉ thể hiện vì thói quen sinh hoạt giống nhau mà bệnh phu thê cũng biểu hiện tương tự như thế. Có nhiều trường hợp chồng bị bệnh chưa khỏi, vợ đi kiểm tra lại phát hiện bệnh như vậy, đây chính là cái gọi là bệnh phu thê.

Bệnh phu thê được chia làm 2 loại:

Giáo sư Julia Pepys Cox, Đại học Nottingham (Anh) từng có bài báo cáo trên Tạp chí Y học Vương quốc Anh miêu tả chi tiết “Bệnh phu thê”: “Từ bệnh tiểu đường, cao huyết áp đến bệnh thiếu máu, tim mạch , hen suyễn, thận, uất ức. Nếu như vợ chồng, một trong hai người mắc bệnh thì người còn lại cũng có tỷ lệ mắc bệnh đó cao hơn rất nhiều. Mà bệnh phu thê chính là một bộ phận bệnh của thói quen sinh hoạt”.

Bệnh phu thê biểu hiện qua các triệu chứng như căng thẳng, thiếu máu và nhiều triệu chứng khác. Nếu vợ hoặc chồng mắc bệnh thì người kia cũng có tỷ lệ bị bệnh khá cao. Ảnh: blairchiropractic.com

Có một số cặp vợ chồng có thói quen sinh hoạt không đảm bảo, thường ăn nhanh ăn vội, vận động ít, thức đêm dẫn tới bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì, gan nhiễm mỡ, gout.

Kết luận:

Hai vợ chồng sống cùng nhau trong một môi trường, đặc biệt là nếu có cùng sở thích thì lâu ngày mọi thứ giao thoa, hòa chung vào nhau càng nhiều, khiến họ càng giống nhau hơn. Trong dân gian vẫn có câu nói quen thuộc rằng “Tướng tự tâm sinh”. Ví dụ: Một người xem nhiều phim bạo lực, sống trong môi trường đầy tranh đấu sẽ hình thành nên tính tranh đấu mạnh mẽ, thể hiện ra ở cả suy nghĩ, lời nói, hành động cho đến nét mặt… Điều này cũng nhắn nhủ chúng ta rằng, là vợ chồng, cần phải nhắc nhở nhau lựa chọn nên tiếp xúc (nghe, nhìn, đọc…) hướng đến những điều tích cực tốt đẹp.

Còn nhìn từ một góc độ khác, là vợ chồng trong kiếp này có thể là gặp lại cố nhân từ tiền kiếp. Theo giáo lý nhà Phật, con người không chỉ sống một đời một kiếp, mà là từng trải qua nhiều đời nhiều kiếp. Trong hàng bao nhiêu kiếp ấy, bạn từng giao du với ai, thâm tình với người nào, là cha mẹ con cái và vợ chồng của nhau… thì ở kiếp này có thể gặp lại. Bởi vậy mà, kiếp trước từng là người thân, kiếp này là vợ chồng, thì có tướng mạo giống nhau cũng là điều dễ hiểu.

Video: Tại sao nói: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”?

Vì sao nói: ‘Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới …

Vì sao nói: ‘Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng’?

Posted by Đại Kỷ Nguyên – Video on Saturday, October 14, 2017

Sơn Tùng

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/tai-sao-vo-chong-o-voi-nhau-lau-ngay-thi-tuong-mao-lai-giong-nhau.html