Blog Tâm Thức
10 “lỗi” nuôi dạy khiến giới trẻ ngày nay mắc chứng lo lắng nghiêm trọng
Sunday, 17/12/2017 09:00 am

Blog Tâm Thức

Thời báo New York gần đây đã xuất bản một bài viết của nhà tâm lý học Benoit Denizet-Lewis có tiêu đề “Tại sao ngày càng có nhiều thanh thiếu niên Mỹ bị đau khổ vì lo lắng nghiêm trọng đến thế?”. Tác giả đã ghi lại cuộc chiến với nỗi lo lắng của một số thanh thiếu niên trong vài năm.

Bài báo đã đặt câu hỏi tại sao nỗi lo lắng lại ngày một gia tăng ở những người trẻ tuổi. Là một nhà tâm lý học, giảng viên đại học, và là tác giả của bài “13 điều mà những phụ huynh mạnh mẽ về tinh thần không làm”, Amy Morin khẳng định rằng sự lo lắng quả thực là một vấn đề phổ biến trong thanh thiếu niên ngày nay. Và phần lớn mọi người thuộc mọi lứa tuổi đến văn phòng điều trị tâm lý của bà vì điều này.

Một số thanh thiếu niên quá cầu toàn đến mức sợ hãi đến méo mó về thất bại. Có người lại lo lắng rất nhiều đến thái độ của người khác với năng lực làm việc của mình. Một số người trong số họ đã cam chịu những hoàn cảnh gian khó trong suốt tuổi thanh xuân của mình, nhưng cũng có những người có gia đình và cuộc sống ổn định, được cha mẹ hỗ trợ và vật chất no đủ,…

Theo phán đoán của bà, sự gia tăng nỗi lo âu phản ánh một số thay đổi về mặt xã hội và văn hoá mà chúng ta đã chứng kiến trong vài thập kỷ qua. Đây là 10 lý do hàng đầu khiến cho thanh thiếu niên ngày nay lo lắng hơn bao giờ hết.

1. Việc trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số mang đến một lối thoát không lành mạnh

Embed from Getty Images

Liên tục truy cập các thiết bị kỹ thuật số khiến trẻ em có thể thoát khỏi những cảm xúc khó chịu như chán chường, cô đơn, hay buồn bã bằng cách đắm mình vào các trò chơi, các video khi chúng ở trong xe hơi hoặc bằng cách trò chuyện trên truyền thông xã hội khi chúng bị tống về phòng riêng.

Và bây giờ chúng ta đang nhìn thấy những gì xảy ra khi cả một thế hệ đã trải qua thời thơ ấu cùng với sự tránh né những cảm giác khó chịu của chúng. Điện tử học đã thay thế cho những cơ hội để phát triển sức mạnh tinh thần. Điều này khiến giới trẻ không có được những kỹ năng ứng phó và xử lý mà chúng cần có để xử lý những thách thức mà chúng phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.TAMTHUC

2. “Chuộng” hạnh phúc

Trong cuộc sống ngày nay, nhiều bậc phụ huynh cho rằng nhiệm vụ của họ là phải làm mọi cách để con cái họ luôn cảm thấy hạnh phúc và no đủ. Khi một đứa trẻ buồn bã, cha mẹ sẽ tìm cách để đứa trẻ vui lên, như mua đồ chơi hoặc hứa hẹn sẽ mua gì đó mà chúng thích. Hay khi con cái cáu giận, họ liền lập tức vỗ về trấn an. Điều này sẽ là không sai nếu đúng lúc và đúng thời điểm, còn nếu nó là điều mà các bậc phụ huynh cho là tất nhiên, thì nó sẽ đi đôi với hệ quả.

Bởi một đứa trẻ lớn lên cùng với niềm tin tưởng rằng nếu chúng không cảm thấy hạnh phúc suốt cả ngày lẫn đêm, thì có nghĩa là có gì đó không đúng, khiến nội tâm chúng bất ổn. Chúng không hiểu rằng đôi khi cảm thấy buồn, nản chí, có lỗi, thất vọng và tức giận là điều bình thường và lành mạnh. Trên thực tế, nó có thể còn là động lực giúp chúng cải thiện bản thân và thành công.

(Ảnh: Gettyimages)

3. Tán dương thái quá khiến con trẻ “ảo tưởng” về khả năng của mình

Việc nói những điều như: “Con là người chạy nhanh nhất trong nhóm” hoặc “Con là đứa trẻ thông minh nhất trong lớp của con”… không thực sự khiến chúng tự tin và đánh giá bản thân một cách đúng đắn. Thay vào đó, nó còn có thể gây áp lực khiến trẻ phải sống theo những nhãn mác mà phụ huynh vô tình gán cho chúng. Điều đó có thể gây ra chứng bệnh sợ hãi ở trẻ, chúng sợ thất bại hoặc bị cự tuyệt.

4. Các bậc phụ huynh đang gắng theo kịp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Nhiều cha mẹ không rõ từ lúc nào đã trở thành ‘trợ lý riêng’ cho con cái khi chúng đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ làm việc vất vả miễn sao tạo điều kiện tốt nhất để con mình có thể giành ‘quán quân’ về học tập và địa vị xã hội – họ thuê giáo viên kèm riêng, tìm các huấn luyện viên thể thao dạy riêng, và trả tiền cho các khóa học phụ đạo để chuẩn bị cho con thi vào những trường đại học danh tiếng với học phí cao ngất ngưởng.

Họ nỗ lực hết sức để giúp con mình có được bản lý lịch học tập ấn tượng với những trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Và họ gửi đi thông điệp rằng con họ phải nổi trội về mọi mặt cốt để có thể giành được một vị trí đáng thèm muốn trong một trường đại học hàng đầu.

5. Không được trang bị kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Chúng ta chỉ nhấn mạnh vào sự chuẩn bị học tập kiến thức cho cuộc đời mà rất ít bỏ công bỏ sức vào việc dạy trẻ cách nắm bắt, hiểu, xử lý và làm chủ cảm xúc mà chúng cần có để thành công. Một cuộc khảo sát quy mô quốc gia các sinh viên đại học năm thứ nhất ở Hoa Kỳ cho thấy 60% trong số người được khảo sát cảm thấy không được chuẩn bị cảm xúc cần thiết cho đời sống ở bậc đại học.

Không có gì ngạc nhiên khi sự chuyển tiếp từ trường trung học sang đại học có thể là một thách thức đối với các em. Để đảm bảo sự thành công trong học tập của học sinh sinh viên, các trường trung học, đại học/cao đẳng, và phụ huynh cần phải làm nhiều hơn để dạy cho học sinh cách đối phó với những gì họ cảm thấy chứ không chỉ là học tập.

Biết cách quản lý thời gian, chống lại stress và quan tâm tới cảm xúc của bạn là những yếu tố then chốt để sống một cuộc đời tốt đẹp. Không có những kỹ năng xử lý tốt cảm xúc bản thân, thì việc lớp trẻ cảm thấy lo lắng về những rắc rối hàng ngày là điều khó tránh.

(Ảnh: pixabay.com)

TAMTHUC

6. Cha mẹ tự xem mình là người bảo vệ, chứ không phải người chỉ dẫn

Ở một giai đoạn nào đó, nhiều cha mẹ đã bắt đầu tin rằng vai trò của họ là phải giúp trẻ trưởng thành với ít “vết sẹo” tinh thần và thể chất nhất có thể. Họ bao bọc con cái đến nỗi bọn trẻ không bao giờ tự mình xử lý khi đối mặt với những thách thức trong hoàn cảnh riêng của chúng. Do đó, những đứa trẻ lớn lên sẽ tin rằng chúng đang mỏng manh yếu ớt không thể đối phó với thực tế của cuộc sống.

7. Người lớn giúp những đứa trẻ đối mặt với nỗi sợ hãi của chúng không đúng cách

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

Có một thực tế là hướng nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh hay bị cực đoan. Có hai thái cực, một là có những cha mẹ thúc con cái họ quá khắc nghiệt. Họ buộc con mình phải làm những việc làm chúng sợ hãi. Phía còn lại, có những cha mẹ không bao giờ hối thúc con cái, họ cho phép con mình chọn đứng ngoài cuộc bất cứ điều gì có vẻ gây lo lắng.

Đối diện với nỗi sợ, có lẽ cách tốt nhất để chinh phục nó là trải nghiệm và phơi bày, nhưng cần phải thực hiện từng bước và tăng dần mức độ. Nếu không có thực hành, nhẹ nhàng thuyết phục và hướng dẫn, trẻ em sẽ không bao giờ tự tin rằng chúng có thể đối mặt với nỗi sợ hãi khi chúng phải đương đầu.

8. Cha mẹ là nguồn cội nuôi dạy con cái đứng ngoài tội lỗi và nỗi sợ hãi

Việc nuôi nấng con sẽ khởi tạo những cảm xúc không thoải mái, giống như cảm giác tội lỗi và sợ hãi, nhưng thay vì để chính mình cảm nhận được những cảm xúc đó, nhiều bậc cha mẹ đang thay đổi thói quen nuôi dạy con của họ.

Họ không rời mắt khỏi con mình bởi vì điều đó khiến họ lo lắng. Hoặc, họ cảm thấy có lỗi khi nói với con mình rằng họ sẽ rút lui ý kiến và nhượng bộ. Bởi vậy, họ đã dạy những đứa con của mình rằng những cảm xúc khó chịu là không thể chịu đựng nổi.

10 "lỗi" nuôi dạy khiến giới trẻ ngày nay mắc chứng lo lắng nghiêm trọng
(Ảnh: healthforall.com.tw)

9. Trẻ em không có đủ thời gian để vui chơi, thư giãn

Trong khi các trò chơi thể thao và các câu lạc bộ được tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ em, thì người lớn là người đặt ra và yêu cầu trẻ em thực thi các luật lệ. Sự nô đùa, những trò chơi tự do, không cấu trúc luật lệ sẽ dạy cho trẻ những kỹ năng quan trọng, chẳng hạn như làm thế nào để chế ngự những bất đồng khi không có một “trọng tài người lớn” ở đó. Sự vui chơi mà không bị kèm cặp này dạy cho trẻ em làm sao tồn tại một mình với những suy nghĩ của chúng và làm sao để được thoải mái trong hoàn cảnh của chúng.

(Ảnh: pixabay.com)

10. Gia đình thiếu tôn ti trật tự

Mặc dù có nhiều khi trẻ em bộc lộ rõ ràng rằng chúng muốn được đảm nhận phần việc nào đó, nhưng trong thâm tâm, chúng biết rằng chúng không có khả năng đưa ra những quyết định tốt nhất. Ngay cả khi có sự bất đồng thì con trẻ vẫn muốn cha mẹ sẽ là đầu tàu. Và khi hệ thống phân cấp này lộn xộn – hoặc thậm chí lộn ngược – thì nỗi lo âu của con trẻ tăng vọt.

Làm thế nào giải quyết “đại dịch” lo lắng này?

Chúng ta đã tạo ra một môi trường nuôi dưỡng sự lo lắng, chứ không phải là sự kiên cường cho giới trẻ. Và trong khi các bậc phụ huynh chúng ta không thể ngăn ngừa mọi rối loạn lo lắng cho con mình trong cuộc sống, thì tốt hơn là hãy giúp trẻ tạo dựng sức mạnh về tinh thần mà chúng cần có để sống một cuộc sống lành mạnh.

Tác giả: Amy Morin
Theo INC
Minh Huyền

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/doi-song/10-loi-nuoi-day-khien-gioi-tre-ngay-nay-mac-chung-lo-lang-nghiem-trong.html