Năm 1987, một cô gái người Nga tên là Natalya Nikolayevna Demkina tuyên bố có khả năng chẩn đoán bệnh bằng cách sử dụng “thị lực đặc biệt” của mình. Cô có thể nhìn xuyên qua cơ thể và thấy các cơ quan nội tạng bên trong thân thể người. Qua thử nghiệm, người ta phát hiện rằng những người được cô chẩn đoán thực sự mắc những căn bệnh mà cô nói.
Sau khi tin tức về khả năng lạ thường của Natalya lan truyền, vào năm 2003 câu chuyện này đã được được đưa lên các tờ báo và đài truyền hình địa phương, sau đó là tờ The Sun của Anh quốc. Tờ báo này đã mời Natalya tới Anh vào tháng 1/2004. Tại đây, cô đã chứng minh thành công năng lực chẩn đoán đặc biệt của mình. Điều này đã tạo nên một chấn động trong lĩnh vực y học ở Anh.
Khả năng này còn được gọi là “thiên nhãn thông”, một loại công năng đặc dị. Người sở hữu khả năng này có thể cách tường khán vật, thấu thị nhân thể. Họ có thể nhìn trực tiếp vào cơ thể người thông qua “thiên mục”, hay con mắt thứ ba.
Ngày nay, rất ít người có thiên nhãn thông, tuy nhiên nhiều danh y thời cổ đại đã sở hữu khả năng này. Thiên nhãn thông cũng được ghi chép trong nhiều sử sách.
Biển Thước
Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên có ghi chép về danh y Biển Thước. Biển Thước tên thật là Tần Việt Nhân, là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc. Ông cũng chính là người đã khai sinh ra phương pháp bắt mạch, đặt định những cơ sở đầu tiên cho Đông y.
Theo Sử Ký, Biển Thước gặp được một danh y có khả năng siêu thường tên là Trường Tang Quân. Người này thấy Biển Thước đức độ hơn người nên đã truyền lại toàn bộ tinh hoa của mình. Ông đưa cho Biển Thước một cuốn sách và một bọc thuốc. Ông nói Biển Thước hãy cầm lấy gói thuốc này, uống cùng với nước mưa hứng từ trên trời xuống. Ba mươi ngày sau khi uống, sẽ biết được rất nhiều sự việc. Biển Thước uống thuốc theo lời chỉ dẫn. Ba mươi ngày sau, ông có thể nhìn xuyên qua tường và thân thể người.
Tương truyền, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua quan sát, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả, và ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh“. Khả năng của danh y Biển Thước ngày nay vẫn là một bí ẩn.
Hoa Đà
Hoa Đà được biết đến là thầy thuốc phẫu thuật đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, sống vào cuối thời Hán, đầu thời Tam Quốc. Theo sử sách, Hoa Đà được xem là Thần y của Trung Hoa. Ông là người đã sáng tạo ra loại thuốc gây mê và giảm đau Ma Phí Tán được dùng trong các ca phẫu thuật.
TAMTHUCHoa Đà được cho là có công năng đặc dị, có thể nhìn thấu bên trong thân thể người để tìm ra các khối u và căn nguyên gốc rễ của bệnh tật. Ông vốn là đồng hương của Tào Tháo. Khi Tào Tháo mắc bệnh đau đầu, cho người tìm Hoa Đà đến chữa.
Hoa Đà nhìn thấy một khối u trong não Tào Tháo và khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà muốn giết mình. Tào Tháo đã giam Hoa Đà trong ngục tới chết. Sau đó, Tào Tháo đã thực sự phát bệnh này mà chết.
Trương Trọng Cảnh
Trương Trọng Cảnh tên thật là Trương Cơ, là một thầy thuốc nổi tiếng cuối đời Đông Hán. Đóng góp của ông cho Đông y là rất lớn lao, đặc biệt về phương diện lý luận, lý thuyết. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là “Thương hàn tạp bệnh luận” đã thất lạc trong thời Tam Quốc. Tuy nhiên, sau này những lý thuyết của Trương Trọng Cảnh được người đời sau ghi chép, tổng hợp lại thành 2 bộ sách: “Thương hàn luận” và “Kim quỹ yếu lược”. Đó là những tài liệu quan trọng nhất của Đông y, có giá trị đến hàng nghìn năm sau. Người đời gọi ông là “thánh y” vì những đóng góp của ông.
Chuyện kể rằng, từ thời trẻ, Trương Trọng Cảnh đã nổi tiếng tinh thông dược lý. Ông cũng sở hữu công năng đặc dị như rất nhiều danh y đức cao vọng trọng khác. Năm 20 tuổi, Trương gặp một vị quan tên là Vương Trọng Xuân. Trương Trọng Cảnh nói với họ Vương rằng lông mày của ông này sẽ rơi rụng hết vào năm 40 tuổi. Sau đó, ông Vương sẽ qua đời trong vòng nửa năm.
Ông Vương lấy đơn thuốc nhưng ko uống vì không tin những lời nói của Trương Trọng Cảnh. Nhiều ngày sau đó, Trương Trọng Cảnh hỏi ông Vương đã uống thuốc chưa. Sợ làm phật ý Trương, ông Vương nói dối rằng mình đã dùng rồi. Trương Trọng Cảnh bèn nghiêm sắc mặt nói: “Ông đã không uống đúng không? Tại sao lại có thể bỏ mặc sinh mệnh của mình như thế được?“.
Nhiều năm sau đó, khi ông Vương đến tuổi 40, lông mày bỗng rụng xuống y như lời tiên đoán. Sau nửa năm, quả nhiên ông đã qua đời.
Vì sao các đại danh y thời xưa đều có công năng đặc dị?
Theo các kinh sách cổ xưa, thiên mục, hay còn gọi là con mắt thứ 3 của con người nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên, ở giữa hai hàng lông mày. Thiên mục có thể được khai mở thông qua việc thực hành các pháp môn tu luyện, từ đó có được công năng đặc dị như thiên nhãn thông,… Mặc dù vẫn còn là một ẩn đố, thiên mục được cho là một phần của tuyến tùng quả. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đã công nhận rằng phía trước tuyến tùng quả có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.
Những danh y thời xưa đều chú trọng tu luyện tâm tính đạo đức và đây cũng là điều thiết yếu đối với các thầy thuốc thời đó. Vì vậy họ có thể tu xuất ra những công năng siêu thường. Họ dùng những công năng này để chữa bệnh cho người dân cũng như tiên đoán những sự kiện tốt xấu.
Về sau, ngày càng ít thầy thuốc Trung y thực hành tu luyện. Các y học gia thời cổ đại đều không màng danh tiếng, lợi lộc. Họ có thể giữ tâm thanh tịnh. Càng tĩnh tâm họ càng tập trung và trở nên thông thái.
Trong xã hội hiện đại, con người có cuộc sống đầy đủ về vật chất. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, những truy cầu và chấp trước của họ ngày càng tăng lên, mọi lúc đều hối hả, tất bật, khó mà tu luyện được.
Ngày nay, các thầy thuốc y học “cổ truyền” cũng sử dụng ống nghe, máy đo huyết áp, máy chụp X-quang, kính hiển vi, máy siêu âm và các dụng cụ y tế hiện đại khác. Tốc độ chẩn đoán của họ được coi là khá nhanh. Tuy nhiên cũng không thể sánh bằng các y học gia cổ đại, chỉ cần nhìn cũng có thể biết được sức khoẻ một người ra sao.
Trung y cổ truyền ngày nay đã tương tự như Tây y, cũng tiến hành các xét nghiệm định kỳ và sử dụng công nghệ y tế hiện đại,… Chỉ có một chút kinh nghiệm và dược phương là còn được kế thừa từ Trung y cổ đại.
Hồng Liên (dịch và t/h)
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/vi-sao-cac-dai-danh-y-thoi-xua-deu-co-cong-nang-dac-di-nhin-thau-than-the.html