Vào năm Ung Chính thứ 2 triều đại nhà Thanh (năm 1724), tại hai huyện Vô Tích và Kim Quỹ thuộc phủ Thường Châu, đời sống kinh tế tương đối phồn vinh, có rất nhiều người tích cực tham gia học hành khoa cử, những đồng sinh (chưa đỗ tú tài) trong huyện có đến hơn ngàn người, tú tài có đến hơn 30 người.
Bởi việc thi đỗ không phải chuyện dễ dàng, cho nên những tú tài đều rất được mọi người coi trọng. Nhưng trong đó cũng có người, dù nhiều năm ra sức học hành khoa cử, văn vẻ cũng không tệ, nhưng thời vận không tốt, cho nên mãi đến già vẫn chỉ là một đồng sinh.
Trong hai huyện Tích – Kim có đại gia tộc họ Cố, những người trong gia tộc này phần đông đều là phần tử trí thức, cũng có mấy người đỗ đạt công danh. Gia tộc họ Cố có một người tên là Cố Hạo, bình thường văn vẻ rất tốt, nhưng mãi vẫn không cách nào đỗ đạt, cho đến tận năm 40 tuổi vẫn chỉ là một đồng sinh.
Bởi thế ông có chút bất bình, ngày đêm buồn bực không vui. Một hôm, ông đến miếu Đông Nhạc bái lạy và phát lời thề rằng: “Nếu như trong mệnh của con không thể đỗ đạt công danh, vậy thì con nguyện dùng dương thọ của mình để trao đổi. Có thể thi đậu tú tài, dù chết sớm một chút cũng không hối tiếc”.
TAMTHUCKhoa cử năm đó, Cố Hạo quả nhiên thuận lợi đỗ tú tài. Theo như lệ cũ, phàm là người thi đậu tú tài đều được giáo quan phụ trách giáo dục dẫn đi bái yết miếu Khổng Tử. Thế nhưng, Cố Hạo vừa mới đỗ tú tài liền bị bệnh không thể tới bái yết miếu Khổng Tử, thậm chí bệnh nặng đến nỗi không thể rời khỏi giường, ngày hôm sau thì qua đời.
Tất cả những người biết chuyện ông ta từng phát lời thề giảm dương thọ để đổi lấy công danh đều minh bạch rằng lời thề đó quả thực đã ứng nghiệm. Việc này truyền lại về sau, mọi người đều khuyên bảo nhau rằng: “Lời thời tất sẽ thành hiện thực, không thể tùy tiện mà phát ra lời thề”. (Trích trong “Dung am bút ký”)
***
Con người thường cho rằng mình cần phải làm thật tốt những gì mình muốn, phải đạt được những điều nào đó trong đời. Bởi vậy, có những người thậm chí bất chấp luân thường đạo lý, phải trái đúng sai để mưu cầu lợi ích, thậm chí vì “danh lợi tình” nơi thế tục mà không tiếc đánh đổi thọ mệnh. Vì “người trần mắt thịt”, không dễ thấy được nhân duyên, hậu quả đằng sau những việc làm của mình nên thường là không thể lường tính hết.
Tuy nhiên, nhân quả là quy luật muôn đời, khó ai có thể tránh khỏi. Không tích đức hành thiện, chỉ mong trục lợi cá nhân mà lại mong nhận được phúc báo, may mắn thì đúng là chẳng khác nào chuyện mò trăng đáy nước, hái hoa trong gương vậy!
Tuệ Tâm
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/the-giam-tho-de-doi-lay-cong-danh-si-tu-khong-ngo-tu-ruoc-hoa-vao-minh.html