Curiosity là tàu thăm dò thứ 4 đổ bộ thành công lên sao Hoả vào 5/8/2012. Được trang bị 17 camera và tổng chi phí đầu tư lên đến 2 tỉ USD, đây là một cỗ máy hiện đại cho phép các chuyên gia của NASA khám phá được vô số điều bí ẩn trên bề mặt hành tinh đỏ.
Mỗi hình ảnh được chụp từ Curiosity đã giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết về Sao Hỏa. Bằng phương pháp phân tích nhiều hình ảnh khác nhau được gửi về từ Curiosity, các nhà khoa học đã đề xuất một ý tưởng cho rằng trong quá khứ xa xưa, Sao Hỏa đã từng rất giống tinh cầu của chúng ta.
Đó là một loạt các bức ảnh được chụp từ thiết bị Mars Hand Lens Imager (MAHLI) trên bề mặt sao Hỏa. Nhà nghiên cứu, tác giả 2 cuốn sách “Sao Hỏa: Hành tinh Sống” và “Những vi khuẩn của Sao Hỏa”, Barry DiGregorio đã phát hiện ra một số điểm bất thường kỳ lạ.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Inside Outer Space, ông nói rằng đây có thể sẽ là một khám phá mang tính đột phá. “Chúng trông rất giống với các hình ảnh hóa thạch thuộc kỷ Ordovician (cách đây 500 triệu năm) mà tôi đã nghiên cứu trên Trái Đất”, ông nói.
Mặc dù trên thực tế tàu thăm dò Curiosity đã cho chúng ta một cái nhìn chưa từng thấy về sao Hỏa với những cảnh quan độc đáo của hành tinh này, nhưng khám phá tuyệt vời nhất lại đến từ những tấm hình chụp các hóa thạch.
NASA đã lý giải những hình ảnh “dạng que” bí ẩn này là tinh thể hoặc khoáng chất còn sót lại trong quá trình tan rã vật chất.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu như DiGregorio lại có một nhận định khác: những hóa thạch nhỏ bé này có thể cung cấp các bằng chứng gián tiếp cho sự tồn tại của sự sống trong quá khứ ở Sao Hỏa. Chúng bao gồm dấu chân, phân, hang, hốc và dấu vết di chuyển của động vật.
TAMTHUCHiện tại, sau khi phân tích các hình ảnh, tàu thăm dò Curiosity sẽ quay lại nơi các hóa thạch bí ẩn được phát hiện để khảo sát kỹ lương hơn. Christopher Edwards, thành viên trong nhóm điều khiển Curiosity đã viết trong bản cập nhật nhiệm vụ hồi tháng 3/2017 rằng: “Địa điểm này thật thú vị, chúng tôi sẽ quay lại để tiếp tục công việc tìm kiếm trước đây”.
Mặc dù trên thực tế có nhiều lời giải thích cho rằng những hóa thạch huyền bí kia là kết quả của một quá trình chuyển đổi tự nhiên, nhưng Pascal Lee đến từ Viện nghiên cứu Sao Hỏa cho biết: “Hình ảnh từ Curiosity đã thực sự kích thích trí tò mò của chúng tôi, thật khó để nói rằng những mẫu hình que này là gì, tất nhiên, có thể chúng có nguồn gốc từ khoáng chất”.
Các vật thể hình que này có thể là bằng chứng của sự khuấy trộn của trầm tích sinh vật (bioturbation), hiện tượng này xảy ra khi các sinh vật sống để lại dấu tích sinh hoạt của chúng trên các lớp trầm tích.
“Một ví dụ phổ biến về bioturbation là sự hình thành các hố sâu. Các hốnày một khi được đổ đầy trầm tích sẽ trở thành hóa thạch và sau đó bị xói mòn, cuối cùng trông giống như những cái hình que uốn lượn”, Lee giải thích.
Điều khó khăn nhất trong khoa học không phải là khám phá mà là tìm hiểu xem khám phá đó là những gì? Các cấu trúc này thực sự rất nhỏ, chỉ dài 5mm và rộng 1mm. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi nhìn vào bức ảnh có thể thấy chúng có góc cạnh theo nhiều chiều và nó có thể liên quan đến các tinh thể trong đá và thậm chí là các khuôn pha lê được tìm thấy trên Trái đất. Các tinh thể trong đá đã được giải phóng và để lại khuôn pha lê.
Mặc dù trên thực tế tàu thăm dò Curiosity của NASA là một phòng thí nghiệm di động nhỏ, nhưng nó gần như không thể tìm ra nguồn gốc của các cấu trúc này nếu không có sự tham gia của các phòng thí nghiệm trên Trái Đất.
Ashwin Vasavada, nhà khoa học của dự án Curiosity, cho biết: “Sẽ là một thách thức lớn đối với trạm điều khiển ở Trái Đất nếu muốn xác định những vật thể có phải là vật chất hữu cơ hay không. Khả năng thực hiện những thí nghiệm đó của chúng tôi trên sao Hỏa vẫn là rất hạn chế”.
Tuy nhiên khám phá này đã mở ra những hy vọng hiếm hoi về sự sống tồn tại trong quá khứ, hay thậm chí nơi đây từng là một hành tinh ngập tràn sự sống giống như tinh cầu của chúng ta.
Hoàng An, theo Ancient Code
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/hinh-anh-hoa-thach-tu-tau-tham-do-tiet-lo-sao-hoa-tung-rat-giong-trai-dat.html