Bạch Cư Dị (772 – 846), tên chữ là Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ, Túy ngâm tiên sinh… là nhà thơ nổi tiếng cuối thời nhà Đường. Hậu thế xếp ông chỉ sau Lý Bạch và Đỗ Phủ, thuộc vào hàng những nhà thơ vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa. Vua Đường Tuyên Tông thậm chí còn gọi ông là “Thi Tiên”, danh xưng trước đó chỉ dùng cho Lý Bạch.
“Làm thơ phải vì thực tại mà viết”
Thơ Bạch Cư Dị có ngôn từ dễ hiểu, chân chất, lại trình bày theo hình thức giản dị, không khoa trương, cầu toàn. Ông nhấn mạnh đến việc kế thừa truyền thống “Phong, Nhã, Tụng” của Kinh Thi với các phương pháp sáng tác như: Phú (nói rõ sự việc), Tỉ (so sánh kín đáo) và Hứng (mượn vật nói lên lời).
Bạch Cư Dị thông hiểu nhiều thể loại thơ ca, đặc biệt là thể trường ca, tiêu biểu nhất có thể kể đến: “Trường hận ca” và “Tỳ bà hành”. Không giống một số nhà thơ khác như Hàn Dũ, Đỗ Phủ, sau khi chết mới được người đời tôn sùng. Ngay khi còn sống, Bạch Cư Dị đã có công danh hiển hách, nổi tiếng khắp nơi. Trong 20 năm đỉnh cao của mình, thơ ca của ông có thể nhìn thấy khắp nơi trong các đền thờ, chùa miếu.
Thơ Bạch Cư Dị mộc mạc, đơn giản, gần gũi với lòng dân, không phân tầng lớp giai cấp, trên thì có vương công đại thần, dưới thì có bách gia trăm họ, già trẻ lão ấu, thậm chí ngay cả các cụ bà không biết chữ cũng đều thích thưởng thức thơ ông. Đương thời có không ít người kiếm tiền bằng cách sao chép thơ của ông. Những ca kỹ có thể ngâm bài “Trường hận ca” luôn rất đắt khách, được nhiều người tán thán, yêu thích. Ngay cả vương công quý tộc các nước cũng nhờ thương nhân sưu tầm tác phẩm của ông về thưởng thức.
Cả đời Bạch Cư Dị viết rất nhiều thơ, nay còn lưu lại đến hơn 2800 bài. Thơ ca của ông luôn thể hiện sự quan tâm gần gũi, đồng cảm với người dân lao động lương thiện nghèo khó. Ở đây có thể kể đến như các tác phẩm như: Mại thán ông (Ông bán than), Quan ngải mạch (Xem gặt lúa) và Liễu lăng (Lụa nõn)… Cho tới tận ngày nay, người đọc thơ ông vẫn còn cảm nhận được tấm lòng lương thiện và năng lượng cảm hoá cực đại trong những thi phẩm của Bạch Cư Dị.
Họ Bạch thường cảm thấy xấu hổ và tự vấn chính mình về cuộc sống quá đầy đủ của bản thân. Ví như có lần nhìn thấy một người phụ nữ bế đứa bé đang mót từng hạt thóc rơi vãi trên đồng, ông đã tự sỉ vả mình, nghĩ mà thấy tự xấu hổ khi bản thân không cày cấy mà nhận được tới 300 thạch thóc lúa bổng lộc.
Bước trên đường tu Đạo, nhìn thấu suốt quá khứ
Lòng từ bi và thiện niệm giúp ông dần dần bước chân vào con đường tu luyện. Những năm sau này, ông lấy tự hiệu là “Hương Sơn cư sỹ”, trở thành một Phật tử tu luyện tại gia. Bước vào con đường tu Phật, ông đã ngộ được rằng vạn vật trên thế gian này đều không nằm ngoài một chữ “duyên”. Vì ngộ được điều này mà mỗi khi gặp khổ nạn trong đời, Bạch Cư Dị không phiền não, ưu tư như người khác mà xem nhẹ danh lợi như tơ hồng, tìm vui trong thú điền viên, sách vở, thiền định.
Ông cũng khuyên con người không nên vì truy cầu công danh lợi lộc mà đánh mất bản thân, còn rước hoạ vào mình. Ông nói tất cả những khổ nạn của bản thân đều là tự mình trước đây gây ra nghiệp chướng, bây giờ phải hoàn trả. Do buông bỏ danh lợi, nhìn thấu chân tướng nhân sinh nên con đường tu luyện của ông thăng tiến rất nhanh. Đặc biệt, sau này ông còn có được công năng “Túc mệnh thông”, có thể nhìn thấu suốt quá khứ vị lai, hiểu được chân tướng duyên kiếp nhiều đời.
Thời nhà Đường, có rất nhiều mệnh quan triều đình và văn nhân tu Phật, một số người còn đạt được cảnh giới cao thâm, nhìn rõ được nhân duyên tiền kiếp của mình. Bạch Cư Dị từng nói trong một bài thơ của mình: “Kiếp trước ta là Phòng Thái Úy một hòa thượng tu Phật, là Vương Hữu Thừa, hay là đại thi nhân Vương Duy vốn là một họa sĩ. Trong lúc đả tọa nhập định, ta dùng công năng túc mệnh thông để xem tiền kiếp của mình. Ta phát hiện rằng nhiều kiếp trước đã liên tục có duyên tiền định với thi ca“.
TAMTHUCVậy là tài năng thơ phú của Bạch Cư Dị đã được tích luỹ từ nhiều đời nhiều kiếp mà thành. Luân hồi chuyển sinh là chuyện hoàn toàn có thật, thậm chí ngay cả các nghiên cứu khoa học cũng đều đã khẳng định điều này. Trong giới tu luyện, người ta vẫn luôn nhận định rằng linh hồn của con người là bất diệt. Cái chết chỉ là sự rũ bỏ thân thể xác thịt này mà thôi, còn linh hồn sẽ rời đi, tuỳ theo nghiệp lực nhiều ít mà vãng sinh sang kiếp khác.
Trong Phật giáo còn giảng lục đạo luân hồi. Tuỳ theo những năm tháng còn sống ở thế gian từng làm phúc nhiều hay ít, có hại người tạo nghiệp hay không mà người ta sẽ chuyển sinh qua 6 nẻo luân hồi. Người đức ít nghiệp nhiều thì kiếp tới sẽ chịu nhiều đau khổ, hoặc giả sinh làm người nghèo đói, tàn tật, hoặc giả làm súc sinh, thực vật. Còn người mà nghiệp ít đức nhiều khi sinh ra sẽ được sống sung sướng, giàu sang, hưởng được phước báu do đời trước mang lại.
Bạch Cư Dị trong quá trình tu luyện của mình không những có thể tu xuất ra công năng “Túc mệnh thông” cao siêu mà còn có thể chứng ngộ được những cảnh giới cao thâm như những bậc cao tăng đắc Đạo. Trong “Độc thiện kinh” ông viết:
Tu tri chư tướng giai phi tướng; Nhược trụ vô dư khước hữu dư.
Ngôn hạ vong ngôn nhất thời liễu; Mộng trung thuyết mộng lưỡng trùng hư.
Không hoa khởi đắc kiêm cầu quả; Dương diễm như hà cánh mịch ngư.
Nhiếp động thị thiện thiện thị động; Bất thiện bất động tức như như.
Dịch nghĩa:
Phải nghĩ rằng mọi thứ trên đời đều là ảo tưởng; Ta thiếu thốn này nọ nhưng thật sự lại dư thừa.
Một lời nói đã qua; Cũng chẳng khác gì giấc mộng trong giấc mộng, đều là hư ảo.
Cầu hoa không hạt ra quả; Cũng như mò cá buổi trưa vậy.
Cái động là cấp cao trong thiền định; Thiền định trong tĩnh lặng mới là chìa khóa thực sự.
Ngôn từ, ý tứ của bài thơ rõ ràng là ở cảnh giới của một người tu Đạo, nhìn nhân sinh như một giấc mộng ảo. Sự tĩnh lặng của thiền định chính là chìa khóa mở ra một kiếp sống lâu dài cho con người chứ không phải sự ganh đua, bon chen.
Bạch Cư Dị một đời làm quan thanh liêm nhưng tính tình cương trực, thẳng thắn nên không được lòng đám quyền thần Lý Lâm Phủ đang khuynh đảo triều cương bấy giờ. Ông bị giáng chức, chịu cảnh lưu đày ở Giang Châu, Tô Châu… Chính trong thời gian lưu đày ở Giang Châu, Bạch Cư Dị viết “Tỳ bà hành”, tuyệt tác của thể trường ca được người đời mến mộ hàng nghìn năm qua. Trong đó có những câu như thế này:
Tầm Dương giang đầu dạ tống khách; Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân há mã khách tại thuyền; Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
Tuý bất thành hoan thảm tương biệt; Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt
Hốt văn thuỷ thượng tỳ bà thanh; Chủ nhân vong quy khách bất phát.
Bản dịch thơ của Phan Huy Thực:
Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách; Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo; Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty.
Say những luống ngại khi hầu rẽ; Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.
Tiếng tỳ chợt vẳng trên sông; Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.
Cuối bài thơ là một nỗi niềm u hoài, vương vấn. Người đọc hàng nghìn năm sau vẫn thấy phảng phất một nỗi buồn thương trong đêm trăng lạnh nơi đầu bến nước, có người còn tưởng tượng nó là một nỗi buồn xanh biêng biếc như màu áo của Giang Châu Tư mã:
Thê thê bất tự hướng tiền thanh
Mãn toạ trùng văn giai yểm khấp
Toạ trung khấp hạ thuỳ tối đa
Giang Châu Tư mã thanh sam thấp.
Dịch thơ:
Nghe não nuột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh.
Theo ĐKN
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nha-tho-bach-cu-di-nho-tu-dao-ma-thau-to-duyen-phan-kiep-truoc.html