Blog Tâm Thức
Người tiền sử biết dùng lò sưởi từ 300.000 trước, lịch sử cần được viết lại?
Wednesday, 24/01/2018 09:00 am

Blog Tâm Thức

Các nhà khảo cổ đã phát hiện tàn tích của một lò sưởi 300.000 năm tuổi tại một di chỉ nổi tiếng gần thành phố Tel Aviv, Israel, mở ra nhận thức mới về thời điểm người tiền sử bắt đầu sử dụng lửa trong cuộc sống hàng ngày.

Người tiền sử biết dùng lò sưởi từ 300.000 trước
(ảnh minh họa, nguồn: internet)

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác thời điểm con người bắt đầu biết sử dụng lửa. Theo thuyết tiến hóa, người tinh khôn hay còn được gọi là người hiện đại (Homo sapiens) mới xuất hiện cách đây khoảng 200.000 năm. Tuy nhiên, phát hiện này cho thấy con người đã biết sử dụng lửa từ cách đây ít nhất 300.000 năm và thực tế, người tiền sử đã phát triển một cấu trúc xã hội bậc cao vào thời điểm đó.

Chiếc lò sưởi có tuổi thọ 300.000 năm trong hang Qesem

Chiếc lò sưởi được tìm thấy ở hang Qesem, một di chỉ khảo cổ gần thành phố Rosh HaAyin, cách thành phố Tel Aviv khoảng 12km về phía Đông. Đây không phải lần đầu tiên dấu hiệu của lửa được tìm thấy ở hang Qesem. Các nhà khảo cổ trước đây đã phát hiện tro xương động vật có niên đại 400.000 năm tuổi tại di chỉ này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ tìm thấy lò sưởi.

Phát hiện được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ năm 2014, cho thấy lò sưởi có đường kính khoảng 2m ở chỗ rộng nhất và đã được sử dụng nhiều lần theo thời gian.

Người tiền sử biết dùng lò sưởi từ 300.000 trước
Tàn tích lò sưởi tiền sử 300.000 tuổi có đường kính khoảng 2m ở hang Qesem (ảnh: nationlageographic.com)

Các nhà khoa học phát hiện ra chiếc lò sưởi giống như một chiếc giường ở giữa hang, dường như nó giữ vai trò trung tâm của căn phòng. Phân tích bằng quang phổ hồng ngoại cho thấy phần lớp tro của lò sưởi có chứa một phần xương và đất nung ở nhiệt độ cao. Điều này gợi ý rằng ngọn lửa của chiếc lò không chỉ có tác dụng sưởi ấm mà nó đã được sử dụng để nấu ăn.

Phân tích bằng quang phổ hồng ngoại cho thấy sự tồn tại của rất nhiều các lớp tro xếp chồng lên nhau, điều này khẳng định rằng chiếc lò tiền sử này đã được sử dụng trong một thời gian rất dài.

Người tiền sử biết dùng lò sưởi từ 300.000 trước
Phía trên bên trái: Phổ hồng ngoại của các trầm tích màu xám chỉ ra rằng vật liệu chiếm ưu thế là canxit – khoáng chất do tro tro gỗ tạo nên. Phía dưới bên trái: Hình ảnh hang động trong quá trình khảo cổ; mũi tên chỉ vào lò sưởi. Phía trên bên phải: ảnh phóng to của các trầm tích màu xám, chỉ ra rằng các hạt màu xám và các hạt thành phần còn lại tương ứng với sự tồn tại của tro gỗ. Phía dưới bên phải: ảnh quét lớp mỏng của trầm tích cho thấy có những phần xương bị cháy (các mảng màu vàng, nâu và đen) xen kẽ với các trầm tích màu xám (ảnh: Viện Weizmann)

Xung quanh lò sưởi, nhóm nghiên cứu phát hiện tàn tích của những công cụ bằng đá được sử dụng để cắt thịt. Bên cạnh đó là các viên đá lửa chỉ cách đó vài mét có hình dạng khác nhau, minh chứng cho khả năng làm chủ việc tạo ra lửa của những người đã từng sống trong hang.

Người tiền sử biết dùng lò sưởi từ 300.000 trước
Một số công cụ bằng đá được sử dụng để cắt thịt được tìm thấy ở hang Qesem (ảnh: qesemcave.wixsite.com)

Trình độ hiểu biết của những người trong hang không hề thấp?

Các nhà khảo cổ tìm thấy các công cụ với phong cách và hình dạng khác nhau ở những nơi khác của hang động, cho thấy không gian trong hang được tổ chức thành các phòng có chức năng khác nhau.

“Đây là những người rất có kiến thức, thông minh và có công cụ chế tạo tiên tiến, những người có khả năng săn bắn thuần thục, có thể tạo ra lửa theo ý muốn, và dĩ nhiên là ăn ngon”, Ran Barkai, nhà nghiên cứu từ Khoa khảo cổ học của trường đại học Tel-Aviv cho biết.

Barkai giả thiết rằng hang Qesem giống như một khách sạn, được dùng làm nơi trú tạm của những người thợ săn trong quá trình đi săn hoặc là nơi nghỉ ngắn ngày thường xuyên của một vài gia đình trong thời gian ngắn.

“Những phát hiện này giúp chúng ta xác định một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của văn hoá loài người – thời điểm con người bắt đầu sử dụng lửa thường xuyên cho cả nấu ăn và hội họp. Những phát hiện này cũng cho chúng ta biết đôi điều về mức độ phát triển xã hội và nhận thức của con người cách đây 300.000 năm”, TS. Ruth Shahack-Gross thuộc Trung tâm Khoa học Khảo cổ Kimmel tại Viện Weizmann cho biết.

Di chỉ khảo cổ phản bác lại thuyết tiến hóa của Darwin

Nằm sâu ở dưới lòng đất 7,5m, được chia thành 2 tầng, hang Qesem lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 10/2000 bởi các công nhân khi đang xây dựng đường xá. Quá trình khảo cổ hang Qesem đã bắt đầu từ năm 2001, nhưng Qesem chỉ trở nên nổi tiếng từ năm 2010 khi các nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Tel Aviv phát hiện 8 chiếc răng của người hiện đại trong hang. Kết quả phân tích cho thấy, những chiếc răng này là của con người sống cách đây khoảng 400.000 năm.

Một số răng người tiền sử được tìm thấy tại Hang Qesem (ảnh: GS. Hershkovitz / Đại học Tel Aviv)

Phát hiện này cũng mâu thuẫn với thuyết tiến hóa cho rằng người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Châu Phi cách đây 200.000 năm.

Thiện Tâm tổng hợp

>> Phát hiện tình cờ cho thấy khu kim tự tháp Teotihuacan là một cơ sở năng lượng

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/nguoi-tien-su-biet-dung-lo-suoi-tu-300-000-truoc-lich-su-can-duoc-viet-lai.html