Theo giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, ngoài việc sống ở những vùng khí hậu nóng, quá ít tập thể dục… thói quen ăn uống xấu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Tóm lại, có vài kiểu ăn uống như sau dễ gây kết sỏi.
Sỏi thận thông thường liên quan đến cơ thể thiếu nước trong thời gian dài. 70% cơ thể con người là nước, quá trình trao đổi chất, giải độc cần nhiều nước. Uống nước quá ít sẽ làm tăng nồng độ máu và gánh nặng của thận, làm nước tiểu đậm đặc, dễ gây sỏi thận, kiến nghị người lớn uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng nước uống ở một số khu vực là nước cứng, tinh thể, hàm lượng canxi khá cao, sẽ làm tăng canxi nước tiểu, dễ gây sỏi thận.
Người ăn thịt quá nhiều, sau khi chất đạm chuyển hóa trong cơ thể sẽ làm tăng tính axit của nước tiểu, để cân bằng độ pH nước tiểu, cơ thể sẽ giải phóng ra canxi tính kiềm, canxi và axit uric sẽ hình thành sỏi trong hệ thống tiết niệu. Người lớn cần 60 – 80 gram protein mỗi ngày, người thường ăn và uống vượt quá tiêu chuẩn, có thể tăng ăn trái cây và rau quả, tương ứng là giảm các loại thịt.
Lượng muối cao của cơ thể khi thoát ra ngoài qua nước tiểu, cũng sẽ làm tăng lượng bài tiết canxi, làm tăng canxi trong nước tiểu, và dễ dàng kết hợp với axit oxalic trong nước tiểu hình thành sỏi thận. Khi nấu ăn có thể luộc hoặc hấp thay vì chiên hay xào, khi gắp rau ra khỏi nồi hãy cho muối vào, hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều muối như dưa muối, các loại tương…
Chẳng hạn như nội tạng động vật, hải sản. Chất chuyển hóa purine là axit uric, axit uric quá cao có thể hình thành sỏi axit uric. Khi ăn nhiều thực phẩm purine cao thì tốt nhất không uống rượu, nên uống nhiều nước để tăng chuyển hóa purine, thải ra ngoài.
Chất béo sẽ cản trở sự trao đổi chất axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khi lượng nước hấp thụ không đủ sẽ dễ kết thành sỏi. Ăn nhiều dầu mỡ thì nên uống nhiều nước hơn để tránh kết sỏi.
1. Ăn canh đậu phụ với rau chân vịt
Rau chân vịt giàu axit oxalic, đậu phụ giàu canxi, người ta nghĩ rằng ăn hai thứ cùng nhau sẽ gây kết sỏi oxalat canxi. Các chuyên gia cho biết, rau chân vịt kết hợp đậu phụ quả thực tạo ra oxalat canxi, nhưng nó không thể hấp thụ vào cơ thể, cũng không vào hệ thống tiết niệu, mà cùng với những thức ăn không tiêu hóa khác bài tiết qua phân và nước tiểu, sẽ không gây ra sỏi. Tương tự, axit oxalic trong trà sữa cũng không gây kết sỏi.
2. Ăn thực phẩm giàu canxi gây kết sỏi
Nhiều người vì sợ kết sỏi mà không dám ăn đậu phụ, uống sữa. Các chuyên gia cho biết, người bình thường hoặc bệnh nhân kết sỏi không nên quá khắt khe tránh các thực phẩm có chứa canxi, vì cần độ pH nhất định trong nước tiểu mới gây kết sỏi. Ngược lại, lượng canxi thích hợp sẽ liên kết với axit oxalic trong ruột để hình thành canxi oxalat, chất này không dễ hấp thu, từ đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Kiến nghị người lớn nên uống 300ml sữa mỗi ngày, để đảm bảo lượng canxi cơ thể cần, không phải lo lắng quá nhiều canxi dẫn đến kết sỏi.
3. Dùng quá nhiều vitamin C gây kết sỏi
Vitamin C trong cơ thể sau khi được chuyển hóa sẽ tạo ra axit oxalic, một số người lo lắng rằng hấp thu quá nhiều vitamin C qua thực phẩm sẽ làm tăng nồng độ axit oxalic trong nước tiểu. Các nghiên cứu đã chỉ ra hấp thu nhiều vitamin C và axit oxalic không liên quan gì đến sự hình thành kết sỏi. Trừ khi bạn hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng, còn nếu chỉ vitamin C thì không đủ là nguyên nhân gây kết sỏi.
4. Uống bia có thể ngăn ngừa kết sỏi
Vì lượng cồn và nước trong bia có tác dụng lợi tiểu nên có lý thuyết này. Các nghiên cứu đã chỉ ra, cồn trong thời gian ngắn có thể giúp lợi tiểu, nhưng nếu uống quá nhiều, đi tiểu quá nhiều làm cơ thể mất nước sẽ dễ gây kết sỏi.
Thanh Xuân
TAMTHUC