Blog Tâm Thức
Nguyên nhân, tác hại và cách đánh bại sự căng thẳng
Tuesday, 06/02/2018 09:00 am

Blog Tâm Thức

Ở đại học, sinh viên mất khoảng 4-5 năm dốc sức học tập, đáp ứng điều kiện và thời hạn của bài tập lớn, tiểu luận hay thi hết môn,… và thích nghi với môi trường mới. Đến tuổi gia nhập lực lượng lao động, áp lực đáp ứng các kỳ vọng về học thuật được thay thế bằng những mong đợi về kỹ năng nghề nghiệp cao,… và sự căng thẳng vẫn cứ đeo bám.

(Ảnh: Pixabay)

Hai chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc và uy tín tại nơi là việc Annie McKee và Emma Seppälä, đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng mặc dù tình trạng căng thẳng liên tục đã trở thành tiêu chuẩn mới đối với nhiều người thuộc lực lượng lao động, nhưng những mất mát về thể chất và tinh thần do căng thẳng gây ra đang làm lụn bại những những cơ hội thành công của họ, đến việc xem trọng nơi làm và đến độ tinh thông chuyên môn thích đáng của họ.

Với hàng thập kỷ kinh nghiệm làm việc với các công ty Fortune 500, McKee viết trong cuốn sách mới nhất của mình “How To Be Happy At Work” (Làm thế nào để hạnh phúc trong công việc): “Hầu hết chúng ta làm việc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta không hài lòng trong công việc, đồng nghĩa là 1/3 cuộc đời của chúng ta là phiền muộn.”

McKee lưu ý: “Căng thẳng, tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác thực sự có thể âm ỉ giết chết chúng ta.”

“Một số người chỉ thực sự thấy cần đương đầu với tình trạng căng thẳng trong công việc khi nó đã gây ra hậu quả là một cơn đau tim, mối quan hệ tan vỡ, hoặc một bi kịch. Đừng để tình trạng đó kéo dài”, bà viết

Qua nghiên cứu của mình, McKee và Seppälä đã tổng kết lại những cách thức mà sự căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn và những biện pháp để bạn có thể  ngăn ngừa hoặc giảm bớt những tác hại khi làm việc quá sức.

Tại sao chúng ta lại cảm thấy bị căng thẳng trong công việc?

(Ảnh: pixabay.com)

Nhà tâm lý học Seppälä và là giám đốc khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa Vị tha và Từ bi của Viện đại học Stanford, đã đưa ra một lưu ý trong cuốn “The Happiness Track” (Truy tìm hạnh phúc) của bà rằng ngày nay nhiều người sống theo “lý thuyết sai lầm”, họ cho rằng để thành công chúng ta cần phải tấn tốc làm hết việc này và chuyển sang việc khác càng nhanh càng tốt để tiến đến mục tiêu.

Điều này còn tiếp tục tồn tại là bởi “chúng ta có nền văn hoá tán dương sự nghiện làm việc, coi nó là một điều tốt dù nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc về lâu về dài.”

McKee đưa ra dẫn chứng lịch sử: “Xã hội công nghiệp hoá quan niệm rằng công việc cần phải được lớn mạnh một cách đau đớn và nó sẽ lan rộng khi những công nhân bị mất đi quyền tự chủ, niềm vui trong công việc chính là khi nhìn thấy những thành quả lao động của mình và thậm chí chỉ là bầu khí trong lành”.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới khối lượng công việc được định mức quá cao. Bằng việc liên tục thay đổi cấu trúc công ty, yêu cầu phải làm việc nhiều hơn với nguồn lực ít hơn, thời gian làm việc dài hơn cùng với sự tiến bộ của công nghệ.

Theo McKee: “Đồng nghiệp cạnh tranh lẫn nhau một cách thái quá, rất ít thời gian dành để làm những gì cần phải hoàn tất và sự lãnh đạo yếu kém chỉ là ba trong số nhiều nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng liên tục ở nơi làm việc, điều đó dẫn đến những vấn đề về thể chất, tinh thần và tình cảm.”

Đây không phải là lối sống bền vững.

Căng thẳng mãn tính gây hại ra sao đến thể chất, tâm lý và xã hội?

Nguyên nhân, tác hại và cách đánh bại sự căng thẳng -
(Ảnh: Shutterstock)

 

Thực tế căng thẳng là điều bình thường và nó cũng có những lợi ích nhất định. McKee và Seppälä đều nhận định rằng “căng thẳng có lợi” có tác dụng như là một sản phẩm của phản ứng tâm lý “chiến đấu hay bỏ chạy” (fight-or-flight) của con người, khi ở trong tình huống đó, chúng ta chỉ có 2 cách để chọn lựa: chiến đấu để tồn tại hoặc bỏ chạy để… sinh tồn!

Theo McKee, những phản ứng của cơ thể dưới đây xảy ra do não của chúng ta truyền thông tin về một mối đe dọa tới hệ thống thần kinh của chúng ta:

• Căng cơ,
• Tim đập nhanh hơn, tiêu thụ nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn,
• Đường dẫn khí phế quản mở rộng
• Đồng tử mắt nở to hơn để nhìn cho rõ,
• Quá trình nhận thức tức thì được đẩy lên để chúng ta có thể suy nghĩ nhanh hơn.

McKee viết: “Những phản ứng này rất hữu ích khi chúng ta sắp phải đối mặt với những nguy hiểm thực sự như một cuộc tấn công giáp lá cà hoặc một vụ thiên tai”. Nhưng hạn chế ở đây là: “Thật không may, bộ não của chúng ta làm không tốt việc phân biệt loại nguy hiểm nghiêm trọng do các loại áp lực và đe dọa mà chúng ta trải qua trong công việc”.

Seppälä lưu ý rằng căng thẳng với liều lượng nhỏ có thể giúp ích cho chúng ta để đạt được những mục tiêu ngắn hạn, điều này có thể hữu ích với rất nhiều người hay chần chừ, trì hoãn.

Nhưng theo thời gian, “sự căng thẳng mãn tính” hoặc cảm giác căng thẳng luôn hiện hữu thì “lại là kẻ thù số một của sự thành công“, Seppälä nói thêm.

Dưới đây là một danh sách chưa đầy đủ những ảnh hưởng của sự “căng thẳng mãn tính” (hay căng thẳng cấp tính dài hạn) tới cơ thể, bao gồm:

• Dễ bị ốm và mắc bệnh lây nhiễm mãn tính vì khả năng miễn dịch giảm
• Huyết áp cao
• Những vấn đề về tim mạch
• Dễ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
• Các vấn đề về đường tiêu hóa
• Các vấn đề cơ và xương
• Bứt rứt, bồn chồn suốt cả ngày lẫn đêm
• Lạm dụng thuốc men

Stress mãn tính cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội, lan truyền sang các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Seppälä viết: “Những cảm xúc lo lắng (ví dụ như sợ hãi) có khả năng lan truyền từ người này sang người khác mang tính sinh lý thông qua pheromones, các chất hóa học có trong mồ hôi của chúng ta. Khi ai đó tiết ra những ‘pheromones nguy hiểm’, những người tiếp xúc với người đó biểu lộ ra rằng vùng não phụ trách cảm xúc lo lắng và sợ hãi hoạt động mạnh hơn (đặc biệt là vùng hạch hạnh nhân (amygdala) – nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người).”

McKee lưu ý rằng nếu bạn thấy tự mình đang làm việc nhiều hơn để tránh bị căng thẳng, thì đó cũng có thể là một cơ chế đối phó lại nguy hiểm. Tuy nhiên, McKee cho hay: “Cơ chế đó khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn khi chúng ta bỏ qua các mối quan hệ của mình, ngừng vui vẻ và bớt ăn uống và ngủ không ngon giấc. Làm việc theo lối đó không giúp chúng ta hoàn thành được nhiều công việc hơn, mà chỉ tổ phản tác dụng. Chúng ta quá mệt mỏi và kiệt quệ để làm tốt công việc của mình. Chúng ta bị rút cạn kiệt mọi nguồn lực”. TAMTHUC

Bạn có thể làm gì để đánh bại sự căng thẳng?

(Ảnh: Boredpanda.com)

Để có được một nơi vui vẻ hơn, ít căng thẳng hơn trong đời không phải là quá khó. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ nói là bản thân cần né tránh hoặc đối đầu với sự căng thẳng hoặc tìm nơi nghỉ ngơi tiêu khiển, mà cần có nhận thức và hành động cụ thể. Dưới đây là 2 bước McKee và Seppälä gợi ý cho chúng ta:

1. Xác định nguồn gốc sự căng thẳng: 

Nếu bị stress do làm việc quá nhiều, McKee khuyên chúng ta hãy tự vấn mình có thực sự cần phải làm việc quá vất vả như thế không, hay đó chỉ là thói quen; và liệu rằng việc làm việc quá tải như vậy có phải là vì bạn đang coi đó như một lối thoát để bạn vùi đầu vào mà quên đi một nỗi đau hay điều bất hạnh nào đó mà bạn đang trải qua trong cuộc đời.

2. Học cách phục hồi: 

Seppälä xem sự phục hồi chính là “khả năng khôi phục lại một cách nhanh chóng từ những tình huống gây căng thẳng mà bạn phải đối mặt hàng ngày.”

Nếu như có một tình huống trong công việc khiến bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tự động có khuynh hướng tiêu cực như lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, Seppälä khuyên bạn nên “chống lại” nó bằng cách hít thở thật sâu. Hít thở là “một cách nhanh chóng và chắc chắn có tác động tới hệ thống thần kinh của bạn giúp bạn lấy lại được trạng thái tối ưu của mình“. Nó không chỉ giúp bạn tĩnh tâm lại, Seppälä viết, mà còn làm bình thường hóa mức cortisol của bạn, cũng được gọi là “hoocmon stress”.

Một lời khuyên nữa mà Seppälä đưa ra giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căng thẳng là phải tham gia các hoạt động có nhịp chậm rãi như yoga hoặc đi dạo trong tự nhiên (hoặc nếu bạn sống ở thành phố, hãy đi dạo trên những phố có hàng cây xanh trải dài ven đường hoặc trong công viên).

Seppälä lưu ý rằng: “Vì không phải tất cả căng thẳng đều là xấu, bí quyết ở đây chính là phải khai thác, tận dụng được những lợi ích của loại ‘căng thẳng ngắn hạn’ mà không để bản thân rơi vào tình trạng ‘căng thẳng mãn tính’. Sự thành công lâu dài bền vững không phải là đến từ việc chúng ta ngày đêm làm việc miệt mài, mà là chúng ta cần phải biết cách khéo léo để lướt qua những con sóng căng thẳng.”

Theo CNBC
Minh Huyền

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/doi-song/dau-hieu-tinh-nguy-hai-va-cach-danh-bai-su-cang-thang.html