Blog Tâm Thức
3 Hồng vệ binh đập phá tượng Phật, chẳng ngờ báo ứng ngay trước mắt
Thursday, 08/02/2018 18:40 pm

Blog Tâm Thức

Bất kính với Thần Phật là điều dại dột nhất mà con người phạm phải, sẽ gặp báo ứng theo luật nhân quả. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo ngay lập tức khiến lòng người tỉnh ngộ.

tượng Phật, Hồng Vệ Binh, báo ứng,

Tượng Phật Di Lặc khổng lồ đứng đầu “tam tuyệt” trong Ung Hòa cung, là tượng Phật gỗ khổng lồ độc nhất thế giới. (Ảnh: Pinterest)

Thời cổ đại, từ bậc Thiên tử, Đại thần đến dân thường ai ai cũng đều kính tín Phật, Đạo, Thần. Ngay cả những người có đạo đức cao, người tu hành chân chính cũng rất được mọi người tôn kính.

Cổ nhân có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, hay “Đả tăng mạ Đạo, tất có ác báo”, ý rằng đánh giết sư phỉ báng Phật Pháp, tất có ác báo.  Nhưng, cách giáo dục “vô thần” đã khiến cho không ít người ngày nay không tin vào nhân quả báo ứng, “thiện ác có báo”. 

Câu chuyện báo ứng vì bất kính với Thần Phật xảy ra tại Ung Hòa Cung, Bắc Kinh, Trung Quốc cách đây mấy chục năm cho tới giờ vẫn được người già kể lại để răn dạy con cháu. Đây là câu chuyện có thật từng xảy ra.

Ung Hòa Cung vượt qua kiếp nạn Cách mạng Văn hóa là có thiên cơ

Ở chính điện Ung Hòa Cung Bắc Kinh có một pho tượng Phật Di Lặc cao lớn. Tượng Phật cao 18 mét, hùng vỹ uy vũ, trang nghiêm Thần thánh, được điêu khắc vào những năm Càn Long đời Thanh.

Phía trước của Ung Hòa Cung, ngôi chùa hoàng gia nổi tiếng ở Bắc Kinh, được xây dựng sớm nhất là phòng thái giám đời Minh. Đến đầu thời nhà Thanh là phòng dùng cho phủ nội vụ, năm Khanh Hy thứ 33, sau khi cải tạo xây dựng được ban cho hoàng tử thứ 4, cũng chính là hoàng đế Ung Chính sau này, dùng làm phủ đễ, lấy tên là “Bối Lặc phủ”.

Năm Khang Hy thứ 48, do hoàng tử thứ 4 tiến phong làm thân vương nên lại xây dựng cải tạo thành Ung thân vương phủ. Phân bố kiến trúc chủ thể của Ung Hòa Cung ngày nay vẫn giữ quy mô Ung thân vương phủ năm xưa. Sau khi Ung Chính kế thừa ngôi vị hoàng đế, đã đổi tên Ung thân vương phủ thành “Ung Hòa Cung” làm hành cung của mình. Nơi đây cũng chính là nơi con trai Ung Chính, hoàng đế Càn Long ra đời.

 

tượng Phật, Hồng Vệ Binh, báo ứng,

Kiến trúc một góc thông nhau tại Ung Hòa Cung vẫn giữ đầy đủ các họa tiết bắt mắt. (Ảnh: Robert Yanal)

Năm Càn Long thứ 9 (năm 1744), hoàng đế Càn Long tiếp thu kiến nghị của Phật sống Chương Gia, đã quyết định chính thức sửa Ung Hòa Cung thành chùa Phật giáo của hoàng gia. Ung Hòa Cung vì vậy đã trở thành ngôi chùa có quy cách cao nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Kiến trúc chủ thể của Ung Hòa Cung được bảo tồn hoàn hảo như ban đầu, phân bố theo hướng Bắc Nam trên một đường trục giữa, bố cục của toàn bộ kiến trúc theo thứ tự cao dần. Vạn Phúc Các là tòa đại điện cuối cùng của Ung Hòa Cung, cũng là tòa lầu các cao lớn hoành tráng nhất, bên trong thờ tượng Phật Di Lặc điêu khắc bằng gỗ đàn hương trắng, là báu vật trấn giữ thành Bắc Kinh.

Do vậy Vạn Phúc Các còn có tên là Đại Phật Lâu, cao 25 mét, 3 tầng mái cong, toàn bộ là kết cấu gỗ. Tương truyền, năm đó sau khi tượng Phật Di Lặc hoàn thành, chỉ riêng làm áo khoác cho tượng Phật đã dùng hết 1100 mét lụa vàng.

Tượng Phật Di Lặc ở tư thế đứng, sừng sừng trên bảo tọa Tu Di điêu khắc bằng bạch ngọc. Trong đó, phần đầu tượng Phật lên tận phần giếng trời, tầng cao nhất của lầu các, tuy hình thể khổng lồ nhưng không có chút cảm giác nặng nề vụng về nào.

TAMTHUC

Tượng Đại Phật đầu đội mũ Phật ngũ diệp kiểu Tạng trang trí rất phức tạp, thần thái ung dung cao quý, khắp thân dát vàng, toàn thân trang sức các chuỗi ngọc châu báu uy nghiêm. Có thể nói là trang nghiêm thù thắng, mà thần thái khuôn mặt càng trang nghiêm hòa mục, hai mắt hơi nhìn xuống, môi ngậm chặt, càng hiển thị từ bi tường hòa vô biên, trong từ bi càng thể hiện ra uy nghiêm.

tượng Phật, Hồng Vệ Binh, báo ứng,

Tượng Phật ở Ung Hòa Cung. (Ảnh: Quangduc)

Hai tay Phật, mỗi tay cầm một nhành sen lớn, trên cành các nụ hoa như sắp nở, trên đỉnh là bông hoa sen nở rộ, nâng một Pháp khí. Hai tay tượng Phật kết ấn, biểu thị Phật Di Lặc tương lai sẽ giáng sinh chốn nhân gian, đại chuyển Pháp Luân, phổ độ chúng sinh, dân gian gọi thủ ấn của Ngài là thế “Phù thiên cái địa” (Nâng trời, che đất).

Ở hậu điện Pháp Luân, có 500 tượng La Hán cao gần 4m, dài gần 3m, làm bằng gỗ đàn hương, sau cách mạng văn hóa tàn phá, nên hiện nay chỉ còn 449 La Hán. Còn có Tượng Thích Ca bằng đồng trong lầu Chiếu Phật, khám thờ làm thẳng từ mặt đất lên trần nhà chiếm hết cả hai tầng, 2 cột gỗ 2 bên khắc 99 con rồng xung quanh hai con rồng lớn.

Đáng chú ý là, ở chính giữa phía trước tượng Phật còn thờ một tượng Phật Như Lai nhỏ. Tượng Đại Phật so với tượng Phật nhỏ ở phía trước, ngầm chỉ rằng Phật Di Lặc tương lai đến cứu độ chúng sinh là vị Đại Phật lớn hơn, cao hơn Phật Như Lai. Sau khi nổ ra Cách mạng Văn hóa, Ung Hòa Cung cũng trở thành mục tiêu “Phá tứ cựu”.

Theo lời kể của một lão Lạt Ma trong chùa, năm đó khi tạo tượng Đại Phật Di Lặc, để tượng Phật đứng không đổ, ở hai bên và phía sau tượng Phật có xây dựng các hành lang kiểu đài phẳng cao bằng 2 tầng lầu, chiều rộng hành lang vừa đủ một người đi. Giữa hành lang và tượng Phật có các sợi cáp thép nối, đỡ tượng Phật.

 

tượng Phật, Hồng Vệ Binh, báo ứng,

Ung Hòa Cung vẫn giữ được nguyên vẹn nhờ tượng Phật linh thiêng cho tới ngày nay. (Ảnh: Raine via flickr)

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1960, người dân Trung Quốc đã mù quáng phá hoại mọi di sản văn hóa của đất nước dưới sự chỉ đạo của cựu Chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc – Mao Trạch Đông. Trong cuộc bạo loạn này, rất nhiều đền chùa, miếu mạo và tượng Phật, La Hán bị người dân nghe tuyên truyền mà vào đập phá, đốt cháy.

Ung Hòa Cung cũng nằm trong tầm ngắm của những người mê muội tin theo tuyên truyền, nhưng pho tượng Di lặc và ngôi chùa đều thoát khỏi kiếp nạn này.

Một vị Lạt Ma hơn 70 tuổi, ở tại cung điện kể rằng: Vào thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” đã có 3 người là Hồng vệ binh đến đây để phá hủy bức tượng. Người thứ nhất trèo lên hành lang, giơ rìu lên để chém đứt dây cáp nhưng chiếc rìu rơi xuống không đụng vào dây cáp mà lại chém đúng vào đùi anh ta.

Người thứ hai lại cầm rìu chém, cũng chém không được mà ngã lăn xuống chết tại chỗ. Người thứ ba chứng kiến cảnh ấy thấy quá sợ hãi và không dám làm gì. Từ đó về sau, không còn ai dám động đến bức tượng Phật nữa. Bức tượng Phật Di Lặc và cung Ung Hòa cứ như vậy, bình an vô sự mà được bảo tồn đến sau này.

tượng Phật, Hồng Vệ Binh, báo ứng,

Ung Hòa Cung vượt qua kiếp nạn trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Peakpx)

Câu chuyện báo ứng vì bất kính và toan tính phá tượng Phật trong Ung Hòa Cung được người lớn tuổi truyền lại cho con cháu như một lời răn dạy con người rằng, nếu mất hết đức tin vào Thần Phật, con người sẽ chẳng được gì mà mất tất cả.

Thời cổ đại Trung Quốc, rất nhiều người đều tín Phật thông hiểu Đạo, thời đó người tu Đạo cũng được tôn kính. Cổ nhân nói, thà quấy động nước ba sông, cũng không quấy rối lòng người tu Đạo, đánh tăng chửi Đạo, ắt có ác báo.

Đặc biệt là thời kỳ “Phá tứ cựu” của Cách mạng Văn hóa là ác liệt nhất. Vô số người bị chụp lên cái mũ “mê tín” mà bị đả đảo, bị giam cầm, bị hại đến chết. Hơn nữa di họa của nó còn kéo dài đến tận hôm nay, khiến biết bao nhiêu người Trung Quốc nói đến chữ “mê tín” liền “kính nhi viễn chi”.

Luật nhân quả báo ứng xưa nay luôn được lưu truyền trong dân gian vẫn đang hiển hiện rõ trên bản thân “những kẻ tạo phản”. Ba tên Hồng vệ binh trong khi mê muội đã gây ra bi kịch, cũng là một lần nữa nhắc nhở mọi người đạo lý “thà tin là có”.

Hãy suy nghĩ kỹ xem, nếu có một người tin có Thần tồn tại, kính Thần hướng thiện, sẽ không có bất kỳ tổn thất nào. Nhưng nếu không tín Thần, một khi làm các việc báng bổ Thần linh, gây tổn hại cho người tu luyện, thì sẽ bị lẽ Trời trừng phạt, cuối cùng, người bị hại chỉ có thể là chính bản thân mình.

Tuệ Tâm (t/h)

>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/3-hong-ve-binh-dap-pha-tuong-phat-chang-ngo-bao-ung-ngay-truoc-mat.html