4 nguyên nhân tạo thành tiểu bất hiếu:
1. Kiêu ngạo
Cha mẹ quá thương con cái, luôn chiều theo ý muốn của con, cung cấp đầy đủ tiện nghi để con hưởng an nhàn sung sướng nên đứa trẻ không có thói quen quan tâm tới cảm nhận của người khác và không suy nghĩ phải có trách nhiệm cùng tình thương với cha mẹ. Đây là nguyên nhân gây ra bất hiếu.
2. Vô tâm
Đứa trẻ được dung dưỡng thói quen vô tâm vô tính, lời nói không chuẩn mực nên dám mạo phạm cha mẹ, hành vi đại khái nên không tuân thủ lễ tiết, cha mẹ quá nhường nhin đứa trẻ không biết ơn ân đức nuôi dưỡng, cha mẹ quá chịu đựng đứa trẻ không hỏi han biết tới cảm nhận của đấng sinh thành.
3. Lêu lổng
Bản thân thiếu tu dưỡng, thích đàn đúm chơi bời, phục vụ những thú vui của bản thân, không thích cùng người thân gặp mặt, không thích vì người thân mà chăm lo. Tư tưởng và hành vi thiếu chuẩn mực nên không nghĩ tới hiếu thảo với cha mẹ.
4. Vong ơn
Phật dạy làm người là nhận một bữa cơm ân đức một đời, nhận một lần giúp ghi nhớ một kiếp, sống phải có trước có sau. Nếu con người sinh thói vô ơn, đối với thứ được nhận cho là đương nhiên, thường xuyên nhận sự chiêu đãi của người khác mà không màng tới đáp đền thì tất sinh ra oán nghiệp.
Cha mẹ đối với con cái thường yêu thương vô điều kiện, đáp ứng đầy đủ tạo cho đứa trẻ thói quen nhận mà không cho, chỉ có đi mà không có lại. Chính từ đó sinh ra vong ân với cha mẹ, gây nghiệp bất hiếu.
Phận làm con lấy chữ hiếu làm đầu, vậy thế nào là hiếu thảo? Theo Phật giáo, làm đủ 4 bổn phận của con cái là hiếu với mẹ cha.
Tiểu bất hiếu lâu ngày tích thành đại bất hiếu, có 4 nguyên nhân sau:
1. Giàu có
Giàu có mà ích kỉ, có tiền riêng mà quên ơn cha mẹ, cho rằng đó là tiền cho tự mình làm nên mà quên rằng ai đã sinh thành và nuôi nấng mình từ tấm bé. Hoặc vì tham tiền tài của cha mẹ mà gây sự bất thường, muốn chiếm lấy làm của riêng mình. Cha già mẹ héo nhờ con nuôi dưỡng lại cảm thấy khó chịu, sinh ra oán giận và không muốn, chính là đại bất hiếu.
2. Tôn thờ vợ
Người con trai vì quá yêu vợ và bất hiếu với cha mẹ, chỉ nghĩ đến gia đình nhỏ mà quên đi gia đình lớn. Vợ chồng hòa hảo tất nhiên là chuyện tốt, nhưng vì đâu mà có ta hôm nay, vì đâu mà ta có thể lớn lên kết hôn rồi sinh con? Không phải đều nhờ công ơn cha mẹ hay sao.
3. Phóng đãng
Tiêu phá tiền tài của cha mẹ vào những chuyện bất minh, khiến cha mẹ đau lòng và không chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già là việc bất hiếu lớn. Song thân tuổi cao vẫn phải chịu khổ đau trong lòng vì người con đạo đức xấu, tu dưỡng kém. Thậm chí còn phải theo gót lo lắng, giải quyết hậu quả việc xấu của con.
4. Tranh đoạt
Anh em mâu thuẫn, vì lợi quên tình, tranh tiền tài hay tranh sự yêu mến của cha mẹ khiến gia đình bất hòa, không khí ảm đạm. Cùng cha cùng mẹ mà không yêu thương nhau lại gièm pha, hãm hại nhau, gia vận suy vi, cha mẹ héo mòn.
Bất hiếu là ác nghiệp phải nhận quả báo lớn nhất, đã là người thì lấy chữ hiếu làm đầu. Nguyên nhân của sự bất hiếu một phần cũng từ chính cha mẹ dung túng nên những đấng sinh thành cần nghiêm chỉnh dạy dỗ, lấy đạo đức và chuẩn mực làm thước đo. Không chỉ để đứa trẻ có hiếu với mình mà còn là gây dựng một con người, một công dân tốt cho xã hội mai sau.