1. Từ bỏ tham – sân – si
Bởi phiền não của con người cũng từ đây mà ra. Vì thế Phật dạy: “Tri túc tâm thường lạc” (Biết đủ thì lòng mới vui). Vậy đi chùa đừng “xin” Phật quá nhiều thứ, mà nên chú ý đến việc niệm Phật và lễ Phật, bởi “Niệm Phật một câu Phước sinh vô lượng” và “Lễ Phật một lạy tội diệt hà sa”.
2. Phát tâm từ bi hỷ xả
Từ bi là lòng thương người, không chỉ thương người hoạn nạn, mà thương cả kẻ đã gây hoạn nạn cho ta. Bởi theo Luật nhân quả của đạo Phật thì “Nếu bạn gieo lòng tốt – Bạn sẽ gặp thân thiện, Nếu bạn gieo tha thứ – Bạn sẽ gặt hòa giải”.
Hỷ xả là vui mừng và buông bỏ. Hai hành động này có tác động tương hỗ lẫn nhau. Muốn được vui mừng (hỷ) thì phải biết buông bỏ (xả).
3. Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường
Không phải đi chùa cứ dâng lễ lớn, đốt nhiều vàng tiền, đồ mã là được nhiều phước đức, được Phật độ cho nhiều việc, ban cho nhiều thứ. Làm như vậy, tức vẫn còn nặng lòng tham, thì phước đức rất ít.
Vì Đức Phật đã dạy: “Phước báu nhiều hay ít là do Tâm bố thí nhiều hay ít, chứ không phải của bố thí nhiều hay ít”. Vậy chỉ cần lòng thành, tâm tốt thì việc cúng lễ dù ít, dù nhiều cũng đều được phước lớn. Cúng theo khả năng của mình, chân tâm dâng lên là được.
4. Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả
Triết lý Phật giáo về ác giả ác báo, có nhân ắt có quả, tạo duyên ác ắt gặp nghiệp ác ai cũng nên hiểu. Vì thế đi chùa phải song hành với thanh tâm.
Người làm việc xấu nhận thức ra, biết hối lỗi, đi lễ Phật, sám hối lỗi lầm, xả bỏ vô minh, làm việc thiện tránh việc ác thì chắc chắn sẽ được đức Phật chứng giám và độ cho để chuyển hóa nghiệp. Theo dõi thêm tại tinhtam.vn
Phật tử hay người bình thường có thể cầu Phật độ cho bản thân và gia đình được bình an, thân tâm an lạc, phước đức đủ đầy, công việc hanh thông viên mãn…hoặc sám hối lỗi lầm trước Tam Bảo để xin chuyển Nghiệp từ xấu sang tốt, từ nặng thành nhẹ.
Hiểu được đạo Phật từ bi, công bằng, minh triết và nhân văn như vậy để làm theo lời Phật dạy thì việc đi chùa lễ Phật mới thực sự có ý nghĩa và tác dụng.