Blog Tâm Thức
Thiền sư vì cớ gì lại hủy đi tượng Phật để giúp đỡ kẻ lưu lạc?
Wednesday, 28/02/2018 19:21 pm

Blog Tâm Thức

Giới tu luyện xưa nay đều giảng câu: “Cứu mạng một người còn hơn xây tháp 7 tầng”, sinh mệnh con người là quý giá nhất, có thể giúp một người thì nên làm ngay, chớ nên chỉ tu trong miệng, từ bi là xuất phát từ tâm.

tu luyện, từ bi, Phật Thích Ca,

Mạng người là quý giá nhất, cứu một mạng người sẽ tích được công đức rất lớn. (Ảnh: Pinterest)

Vào một ngày mùa đông vô cùng giá lạnh, có vị lữ khách lưu lạc tiến vào trong một tu viện, ông vì quá lạnh mà run rẩy cả người.

Kẻ lưu lạc nói: “Các ngài xem, tôi đang rất đói và lạnh, cả nhà tôi lại đang mang bệnh. Nếu như các ngài có thứ gì có thể giúp chúng tôi duy trì sinh mệnh trong một ngày, thì xin các ngài hãy rủ lòng thương xót”.

Vị thiền sư vô cùng đồng cảm, nhưng tìm khắp trong người cũng không thấy thứ gì có thể bố thí cho ông ta. Ngẩng đầu nhìn lên điện thờ tượng Phật, ông liền đi tới tháo vòng hào quang đằng sau bức tượng đưa cho kẻ lưu lạc, nói: “Ông hãy cầm vòng hào quang này đi đổi lấy tiền mà dùng”.

Những thiền sư khác chứng kiến cảnh này thì rất ngạc nhiên, cũng cảm thấy không hài lòng, liền dùng giọng điệu tức giận mà trách cứ: “Sao ông lại dám dỡ bỏ vòng hào quang của tượng Phật như vậy chứ?”

Vị thiền sư trả lời: “Ta bất quá là dựa theo ý chỉ của Đức Phật mà làm thôi. Phật đà tại thế là phổ độ chúng sinh, nếu nhìn thấy tình cảnh vừa rồi, Ngài nhất định sẽ bỏ đi cả tay chân của mình để cứu ông ấy”.

Từ bi của Đức Phật là có thể hy sinh tất cả cho chúng sinh

Trong vô số những tiền thân mà Đức Phật đã trải qua, vì lòng từ bi vô điều kiện, Ngài đã từng xả thân cứu giúp và mang lại sự an vui, hạnh phúc cho vô số chúng sinh. Ngài không hề nghĩ đến tự thân, đã từng nhiều lần đem thân mạng mình bố thí cho những chúng sinh đói khổ.

Trong Kinh Ngân Sắc nữ có kể về một trong những tiền thân của Ngài là nàng Ngân Sắc, người vì lòng từ bi đã ba lần xả thân cứu người.

Chuyện kể rằng, từ vô lượng kiếp quá khứ có một kinh đô tên Liên Hoa, trong thành có danh nữ tên Ngân Sắc, tướng mạo đoan trang xinh đẹp. Một hôm, nàng xin phép cha mẹ ra ngoài thành dạo chơi.

Lúc này lại nhằm vào năm mất mùa, dân làng khắp nơi ai nấy đói khổ, không có cơm ăn. Trên đường, nàng trông thấy có một sản phụ mới sinh ra một bé trai trông thật kháu khỉnh. Thân thể sản phụ gầy yếu, sắc diện nhợt nhạt, lúc đó bà đang run rẩy nắm lấy hài nhi, mắt biểu lộ ý muôn ăn thịt đứa bé.

Ngân Sắc thấy tình huống này trong lòng kinh hãi, vội vàng bước đến hỏi: Bà định làm gì nó?”

Sản phụ đáp: Tôi đói quá, buộc lòng phải ăn đứa bé này cho qua cơn đói”.

TAMTHUC

Ngân Sắc kinh hãi ngăn cản, sản phụ nói: Năm nay hạn hán mất mùa, dân làng đói khổ. Mọi người đều bỏ đi sang làng khác kiếm sống, còn tôi yếu quá lại phải sinh con, nên không có thứ gì để ăn”.

Ngân Sắc nói: Bà hãy đợi tôi một lát. Tôi về nhà lấy thức ăn mang đến cho bà”.

Sản phụ buồn rầu đáp: Hiện giờ cơn đói của tôi bức bách quá, tôi không chịu nổi. Nếu phải chờ nàng đem thức ăn tới, chắc tôi chết mất”.

tu luyện, từ bi, Phật Thích Ca,

Nàng Ngân Sắc có lòng từ bi thương xót chúng sinh, xả thân cứu người chính là tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn đang tu tập hạnh nguyện Bồ Tát. (Ảnh: Mariafresa)

Ngân Sắc ngẫm nghĩ: “Nếu như đem đứa bé đi, thì cả mẹ lẫn con đều chết vì đói”. Bỗng nhiên nàng nói một cách cương quyết: Trong nhà bà có dao không?”

Sản phụ chỉ chỗ để dao. Ngân sắc lập tức vén áo lên, lấy dao cắt lấy thịt của mình, đưa cho sản phụ rồi nói:

“Này bà, hãy dùng tạm miếng thịt này cho đỡ đói, trong khi tôi về nhà lấy thức ăn. Còn đứa bé này tôi đã dùng thịt của mình để đổi lấy tính mạng của nó. Vậy bà tạm thời giữ, không nên làm gì với nó và chờ tôi trở lại”.

Lúc này trên thân Ngân sắc đầy máu, nàng cố gắng nhanh chóng đi về nhà.

Mọi người trong nhà thấy nàng về với thân thể như thế, hết sức kinh ngạc hỏi: Tại sao nàng lại bị thương như vậy?”

Ngân Sắc điềm tĩnh kể lại đầu đuôi câu chuyện và nói rằng: Chuyện này là do tôi tình nguyện. Trên đường hành Bồ Tát đạo, tôi muốn thực hành hạnh bố thí nên phát tâm từ này với lòng không hối hận”.

Lại có người hỏi:Lúc nàng lóc thịt của mình, trong lòng có hoan hỷ hay không?”

Ngân Sắc trả lời một cách nghiêm túc: Khi cắt thịt của mình tôi chỉ một tâm niệm để cứu người qua cơn đói và cũng để cứu đứa bé, không có một niệm gì khác”.

Mọi người nghe như vậy đều nói: Tuy nàng nói vậy, nhưng điều đó thật khó tin. Không ai có thể vì người khác cắt xẻo thân mình mà trong lòng lại hoan hỷ không chút hốì tiếc”.

Ngân Sắc liền phát nguyện: Nếu như lời tôi vừa nói là đúng thật thì xin cho thân thể tôi lành lặn trở lại bình thường”.

Ngân Sắc vừa nói xong thì tự nhiên thân thể lành lặn trở lại như trước kia.

Thật ra, trên đường hành Bồ Tát đạo, Ngân Sắc đã ba lần cắt thịt mình để cứu mạng người khác. Nhưng nàng thực hiện điều đó với tâm Bồ Tát quảng đại, không thấy có kẻ cho người nhận, cũng không bám chấp vào hành vi xả thân đó, nên mới có thể an nhiên vượt qua sự đau đớn.

Nàng Ngân Sắc có lòng từ bi thương xót chúng sinh, xả thân cứu người chính là tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn đang tu tập hạnh nguyện Bồ Tát, cầu đạo Vô thượng Bồ đề.

Muốn được thành tựu Vô thượng Bồ đề thì dù là nam hay nữ, ngoài nguyện lực rộng lớn ra còn phải có lòng từ bi cao cả, không phân biệt giai cấp giàu nghèo, nam nữ, dám xả thân cứu giúp chúng sinh, mới mong được đạo quả viên thành, giải thoát sinh tử. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng có những kiếp làm thân nữ nhưng vẫn thực hành được hạnh nguyện to lớn như vậy của hàng Bồ Tát.

Tuệ Tâm

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/thien-su-vi-co-gi-lai-huy-di-tuong-phat-de-giup-do-ke-luu-lac.html