Nhiều lần nhìn thấy tình cảnh như vậy hoài, tâm ông vô cùng bất an, nhân đó ông quyết định đổi nghề, không làm nghề đồ tể nữa. Tuy bỏ nghề giết heo, nhưng nghề mới vẫn liên quan đến nghiệp sát. Đó là thu mua và chở gà vịt đến các nơi trong toàn tỉnh để bán, có khi vì nhu cầu thị trường, ông cũng làm thịt gà thịt vịt để kiếm thêm chút đỉnh.
Một ngày nọ, ông chở đầy một xe gà vịt từ phía Bắc qua. Khi xe chuẩn bị chạy vào đường cao tốc, đột nhiên ruột xe lòi ra ngoài; làm cho ông bị ngã xuống. Tuy không gây tai nạn cho ai, nhưng lồng đựng gà vịt bị rách, gà vịt cứ thế chạy tán loạn ra ngoài. Những người đi đường thấy tình cảnh ông đáng thương nên dừng xe xuống bắt phụ. Hơn nửa giờ sau, chỉ còn một con gà là chưa bắt được, mệt quá ông ta nói với con gà đó: “Dù tao bắt được mày cũng được, không bắt được mày cũng được. Tất cả đều là con đường chết cả, thôi hãy ngoan ngoãn đứng yên đi”. Khi nghe ông nói, quả nhiên con gà nó không chạy nữa, ông đồ tể dắt xe vào quán sửa xe gần đó thay ruột, rồi tiếp tục chở gà đến chỗ hẹn.
Sauk hi bốc gà xuống, giao gà, lấy đủ tiền, ông lập tức lên đường trở về Nam Bộ. Xe chạy đến chỗ ngày hôm qua bị tai nạn, bỗng nhiên ruột xe sau lại bể tiếp, do xe đi không được nên bị lật. Lần này tai họa xảy ra thật, xe lật làm ông đồ tể ngã ngửa ra sau, đầu đập mạnh vào mấy tấm ván phía sau, máu me chảy đầy đất. Tình cảnh này giống như con heo lúc bị thọc huyết máu me cũng như vậy. Không biết va đập vào đâu khiến chân ông bị gãy, xương bể đâm vào thịt. Những người dân bên đường liên khiêng ông đến trạm xá gần đó để cấp cứu.
Ông hôn mê bất tỉnh suốt bảy ngày liền, cái chân gãy càng ngày càng sung to và đỏ tấy lên. Bác sĩ đề nghị nên cưa chân để tránh nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng, vì khi con người bất tỉnh thì họ không có khả năng miễn dịch, nên vi trùng rất dễ phát tác. Người thân và bạn bè của ông đồ tể nói: “Hiện tại ông ta đang ở trong trạng thái hôn mê, tính mạng chưa biết ra sao. Nếu đã không có hi vọng thì dù có cưa chân cũng không thể cứu được. Ngược lại, nếu còn hi vọng, không biết ông có đồng ý không. Lỡ khi tỉnh lại thấy mình bị cụt mất một chân thì liệu ông sẽ như thế nào?”. Cuối cùng người nhà đề nghị bác sĩ không nên cưa, chỉ nắn cho nó thẳng thôi.
Trong bảy ngày hôn mê đó, mấy ngày đầu ông thấy hết bầy heo này đến bầy heo khác trước kia ông đã giết đến đòi mạng. Tiếp theo là những bầy gà, bầy vịt chúng cũng đến tính sổ. Hình trạng bọn chúng rất đáng sợ, có con cụt đầu, cụt chân, có con thì đầu và cổ chỉ còn dính một chút da lủng lẳng lủng lẳng, thậm chí có con ruột gan đổ cả ra ngoài…cảnh tượng rất đáng sợ. Tất cả bọn chúng đến chỉ có một mục đích duy nhất là đòi mạng ông.
Bảy ngày lúc nào cũng bị oan gia trái chủ đày đọa, hành hạ nên hơi thở ông ngày càng yếu dần. Trong ngày thứ sáu ông thấy mình đang bò đến ngồi tại một núi dao, trong tâm vô cùng sợ hãi. Ông nghĩ mình phải quay trở xuống nay, nếu ở đây không bị lủng ruột cũng đứt da, có khi thân thể bị dao đâm cho đến chết, nên quay trở lui đi xuống. Nhưng, những con vật phía sau này cản lại không cho xuống, chúng nói: “Những con dao này chính là những con dao mà trước kia mà ông dùng để giết chúng tôi. Do ông không cảm giác được sự thống khổ lúc người khác bị giết, thì hôm nay sẽ cho ông nếm mùi vị của những con dao ông đã từng dùng để giết vậy.”
Ông đồ tể bị những con vật đó ép phải lên ngồi trên núi dao, lúc ấy ông vẫn còn nằm trên giường bệnh, miệng nói liên tục trong cơn mê loạn: “Tôi không muốn lên núi dao! Tôi không muốn lên núi dao!”. Nói xong toàn thân đổ mồ hôi lạnh ngắt, sau đó dần dần tỉnh trở lại. Khi hoàn toàn tỉnh lại, ông liền nhổ những cây kim châm trên thân thể vứt đi và nói với người nhà: “Trong bảy ngày qua tôi đã bị đọa vào địa ngục”. Người nhà nói cho ông nghe chuyện bác sĩ đề nghị cưa chân. Lúc này tâm ông trở nên sáng suốt, ông nói: “Cưa hay không cưa không thành vấn đề, tất cả những việc này đều là báo ứng của nghiệp sát sinh của tôi mà ra. Cho nên dù có giữ được cái chân này lại tôi cũng phải chống gậy mới đi được.”
Sau khi ngồi chiêm nghiệm lại kiếp nạn mình vừa trải qua, ông dám sát sinh nữa, bắt đầu chí thành niệm Phật, bái sám, luôn cầu Phật và Bồ- tát gia hộ, ngày nào ông cũng khấn: “Cho con gặp được vị bác sĩ giỏi về khoa chỉnh hình, vị ấy có thể chữa cho con được đi lại bình thường như xưa. Con nguyện đi khắp nơi khuyến mọi người không sát sinh nữa”. Ngày nào ông cũng đều làm như thế.
Có một ngày nọ, ông nằm mộng thấy một người đến nói với ông: “Sẽ có một người giống như con nguyện, ông ta năm nay tuổi đã lớn. Người này rất giỏi về vấn đề chữa chân”. Tỉnh dậy rồi thì lại không biết ông ta ở đâu? Tên họ là gì? Ông đồ tể biết rằng đây là sự chỉ dạy của Phật, Bồ-tát, ông đi tới Bắc bộ tìm. Nhưng biển người mênh mông, biết tìm đâu ra? Hỏi ai đây? Do vậy ông mang theo cái “thần cốc”, mỗi khi đến nơi nào ông liền đem cái “thần cốc” này ra tự bói, nếu bói liên tục ba lần như vậy mà trong đó chỉ có bác sĩ thì mới tìm, còn nó báo không có thì liền đi đến nơi khác.
Khi vừa đến Trung Lịch (một đảo ở Đài Loan), “thần cốc” ba lần hiển thị, ông liền nghĩ: “Những nơi chữa bệnh chỉ có các tài xế mới thường xuyên chở khách đến khám bệnh, nên nhờ họ chở đi tìm thì sẽ dễ tìm ra.” Nghĩ vậy nên ông mới hỏi thăm các bác tài trên đường đi, nhưng hầu như không ai trong số họ biết có bác sĩ nào giỏi về khoa chỉnh hình cả. Tự nhiên sau đó có một người tài xế chợt nhớ ra: “À, tôi biết, tôi biết!”. Ngay tức khắc, bác tài này chở ông đồ tể đến nhà vị bác sĩ đó.
Ông đồ tể nhìn thấy tướng của ông bác sĩ giống người được tả trong giấc mộng thì mừng quá liền chống gậy đi mau đến, vừa đến nơi ông liền quỳ xuống và nói: “Rốt cuộc rồi con cũng đã tìm ra!”. Vị bác sĩ đỡ ông đứng dậy rồi mời ngồi ghế. Khi vừa đứng lên, ông có cảm giác hình như chỗ chân gãy nó chuyển động phát ra tiếng kêu “rốp”. Bác sĩ hỏi rõ bệnh tình và bảo đưa chân cho ông khám, khám xong bác sĩ rất ngạc nhiên nói: “Chân của anh có bị làm sao đâu.” Ông đồ tể sợ bác sĩ khám sai, liền ở lại chụp XQuang cho rõ ràng. Bác sĩ coi phim xong liền nói: “Chân của anh hoàn toàn nhờ vào năng lực của Chư Phật, Bồ-tát chữa trị rồi. Hiện tại do lâu ngày không cử động, mạch máu không thông, nên không thể đi lại được mà thôi.” Thế là ông đồ tể ở lại nhà bác sĩ ba tháng để chữa trị.
Sau khi quay trở lại quê nhà, ông nói với vợ: “Những lời nguyện của tôi hoàn toàn được ứng nghiệm, nên tôi phải giữ lời hứa khi xưa, đó là hoằng dương Phật pháp, khuyên mọi người từ bỏ sát sinh”. Sau đó ông liền đem tài sản chia làm hai phần, một phần để chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại dùng để hoằng dương Phật pháp. Ông luôn đi đến các nơi bán thịt cá khuyên mọi người không nên sát sinh nữa, ông kể cho họ nghe chuyện cuộc đời mình và quả báo. Trong số những người mà ông khuyến hóa, có rất nhiều người khi nghe sự thật về cuộc đời ông (vì họ đều từng biết ông từng là đồ tể), họ liền sợ mà chuyển sang làm nghề khác.
Trong kinh Phật dạy: “Tất cả những điều tội phước chúng ta đã làm, nó luôn theo ta như bóng theo hình”. Vì vậy, khi chúng ta bắt đầu chọn nghề mư sinh thì phải thật cẩn thận!
(Diệu Âm Lệ Hiếu trích lại từ quyển Nhân Quả Báo Ứng Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe – Cư sĩ Tịnh Tùng)
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI, MỘT MẢY LÔNG BỤI TRẦN CŨNG KHÔNG THOÁT. NGHIỆP THIỆN ÁC LUÔN THEO TA NHƯ BÓNG THEO HÌNH.
QUẢ BÁO KHÔNG PHẢI KHÔNG ĐẾN MÀ LÀ CHƯA ĐỦ DUYÊN ĐỂ ĐẾN MÀ THÔI. NẾU ĐẾN BẠN SẼ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI ÁC BÁO.
VẬY VÌ SAO CHÚNG TA KHÔNG NGHĨ ĐẾN ĐIỀU TỐT, NÓI ĐIỀU TỐT VÀ LÀM ĐIỀU TỐT CHỨ?
XIN HÃY THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT.
TAMTHUC