Tần Thủy Hoàng mười mấy năm nhiều lần chinh chiến, chinh phục 6 nước, hoàn thành bá nghiệp thống nhất giang sơn, thực sự là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa.
Gần đây, các nhà khảo cổ học phát hiện rằng, hơn 2000 năm trước chính lệnh tìm tiên dược của Tần Thủy Hoàng đã tống đạt xuống đến các thị trấn và làng xã. Sử sách ghi chép, Tần Thủy Hoàng tuy thân cao quý là quốc quân, nhưng vô cùng sùng kính đối với việc tu luyện, đắc Đạo thành Tiên, tìm hỏi tiên đan đạo dược.
Các Thánh hoàng cổ đại như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hoàng Đế… đồng thời với cai quản thiên hạ, thì việc họ gặp Tiên tìm Đạo, tu thân dưỡng tính đều là những điều rất tự nhiên. Nhiều nhà khảo cổ học đã nghiên cứu một loạt các thẻ tre thời Tần khai quật năm 2002, đã phát hiện ra Tần Thủy Hoàng vô cùng coi trọng việc đi tìm tiên dược.
Trương Xuân Long, nhà nghiên cứu văn vật khảo cổ tỉnh Hà Nam, khi khảo sát hồ sơ nha thự huyện Thiên Lăng quận Động Đình thời Tần đã phát hiện ra một số văn tự trên các thẻ gỗ nhỏ và dài, như: “Đô Hương kiềm thủ vô lương dược phương thảo”, “Lang Nha hiến Côn Luân ngũ hạnh dược”, v.v.
Trương Xuân Long nói: “Những tài liệu này đều liên quan đến việc Tần Thủy Hoàng cầu thuốc tiên. Đại ý là một thị trấn tên là Đô Hương không có lương dược phương thảo mà công văn yêu cầu. Một nơi tên là Lang Nha, có lẽ ở vùng Lâm Nghi Sơn Đông, Thanh Đảo ngày nay, đã dâng lên “Ngũ hạnh dược” được hái ở núi Côn Luân”.
Chính lệnh của Tần Thủy Hoàng hơn 2000 năm trước đã tống đạt xuống đến các thị trấn, làng xã
Từ văn tự trên thẻ tre có thể thấy Tần Thủy Hoàng rất coi trọng việc tìm thuốc Tiên. Ông đã dùng công văn chính thức thông báo cho các địa phương. Nơi công văn đến, bất kể có lương dược phương thảo mà Tần Thủy Hoàng cần tìm hay không, đều phải có công văn trả lời.
Những thẻ tre “Tần giản” quý giá này được khai quật vào năm 2002 ở cổ thành Lý Da, thị trấn Lý Da, huyện Long Sơn, khu tự trị dân tộc Mèo, gia tộc bản địa Tương Tây, Hà Nam, có niên đại năm 222 TCN đến năm 208 TCN. Nội dung đề cập đến rất nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, dân tộc, kinh tế, pháp luật, văn hóa, y dược…
Các ghi chép chính sử về triều Tần rất hạn chế, việc khai quật loạt thẻ tre đời Tần này đã lấp khoảng trống đối với các phần lịch sử đời Tần không được ghi chép trong Sử ký và Hán thư.
Hơn nữa, nó đã thể hiện hoàn chỉnh bí mật Tần Thủy Hoàng đương thời quản lý quốc gia, đảm bảo quốc gia vận hành bình thường như thế nào, đồng thời cũng được coi là phát hiện khảo cổ quan trọng về đời Tần sau tượng binh mã.
Tần Thủy Hoàng tìm Tiên phỏng Đạo, truyền bá rộng rãi văn hóa tu luyện
Do sử sách ghi chép rất hạn chế về việc Tần Thủy Hoàng tìm Tiên phỏng Đạo, tìm thuốc tiên bất tử, nên người đời sau không hiểu tường tận về việc này. Hơn nữa rất nhiều người viết sử không hiểu tu luyện, dùng quan niệm hẹp hòi của bản thân lọc bỏ các sự thực lịch sử, trong khi rất nhiều sách sử đều coi việc Tần Thủy Hoàng giao tiếp, đàm đạo với Thần Tiên là vô căn cứ nên đã không ghi chép.
Đối với việc Tần Thủy Hoàng dốc sức thực hiện, quảng bá rộng rãi văn hóa tu luyện, phản bổn quy Chân, tu Đạo thành Tiên, người đời sau đều sai lầm cho rằng ông tham sống sợ chết, nên mới một lòng tìm thuốc trường sinh bất lão. Do đó đã dẫn đến một loạt các kết luận sai lầm cho đời sau.
Lịch sử chân thực là: Thủy Hoàng Đế cả đời đã để lại rất nhiều truyền thuyết và Thần tích.
Trong loạt bài nhân vật anh hùng thiên cổ “Tần Thủy Hoàng” có viết, thời thượng cổ, con người và Thần cùng chung sống, Thần tích thường hiển thị.
Mọi người tín Thần, tu luyện, đắc Đạo thành Tiên, đó không phải là chuyện hiếm thấy. Các Thánh hoàng cổ đại như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hoàng Đế, v.v., đồng thời với việc cai quản thiên hạ, các ngài còn gặp Tiên phỏng Đạo, tu thân dưỡng tính, cũng là việc rất tự nhiên. Tần Thủy Hoàng vô cùng tôn trọng những người tu luyện, thường cùng với họ thảo luận đạo lý Thần Tiên, Chân Nhân, trường sinh, tu luyện.
Thủy Hoàng từng nói: “Ta ngưỡng mộ Chân Nhân, tự gọi mình là Chân Nhân, không xưng là ‘Trẫm’” (Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ). Ông không chỉ tự mình chuyên tâm tu luyện, dốc sức thực hiện, còn dốc hết sức hoằng dương tu luyện, truyền bá chính Đạo. Không chỉ đề xướng chốn cung đình, trong dân gian vùng đất Hoa Hạ, ông còn nhiều lần phái trợ thủ ra biển hoằng dương.
Tần Thủy Hoàng năm xưa ở Bi Thạch đã từng phái Hàn Chung (cũng có tên Hàn Chúng, Hàn Chủng) ra biển cầu Tiên tìm thuốc, đồng thời hoằng dương văn hóa tu luyện Hoa Hạ. Thành phố Tần Hoàng Đảo ngày nay chính là đặt tên theo Tần Thủy Hoàng, nguyên do năm xưa Tần Thủy Hoàng đã từng tuần du nơi này.
Hàn Chung tu luyện thành Thần, được lưu lại trong rất nhiều ghi chép lịch sử. Tư Mã Thừa Trinh đời Đường chép trong Động thiên phúc địa ký: “Động thứ 23 Chân Hư – ở huyện Trường Sa Đàm Châu, là nơi cai quản của Tây Nhạc Chân nhân Hàn Chung”. Hàn Quốc thần (Tần) tức tên nước của Hàn Quốc ngày nay chính là có nguồn gốc từ Hàn Chúng.
Nước Tân La bán đảo Triều Tiên cổ đại cũng là phát triển trên cơ sở Thần Hàn. Lý Diên Thọ chép trong Bắc sử: “Tân La, vốn trước là Thần (Tần) Hàn Chủng vậy”.
Tần Thủy Hoàng lại phái Từ Thị (âm Phúc) ở Lang Nha vượt biển về phía đông đề cầu Tiên tìm thuốc, đồng thời truyền bá rộng rãi đạo tu luyện tại Trung Hoa.
Thời Tần Thủy Hoàng, Đại Uyên quốc ở Tây Vực có rất nhiều người chết oan, thây ngoài đồng nội. Có con chim ngậm một loài cỏ phủ lên mặt người chết, người chết liền lập tức sống lại. Quan phủ đem chuyện này tấu lên Tần Thủy Hoàng, Tần Thủy Hoàng liền phái người đem loài cỏ đó về Bắc Thành thỉnh giáo Quỷ Cốc Tử. (*)
Quỷ Cốc Tử nói đó là bất tử thảo ở Tổ Châu ngoài Đông Hải, mọc trên ruộng Quỳnh Ngọc, cũng gọi là “Dưỡng Thần chi”, lá giống cây nấm, mọc không thành bụi, một cây bất tử thảo có thể cứu sống được hàng nghìn người. Thủy Hoàng nghe xong cho rằng loài bất tử thảo này nhất định có thể tìm được. (**)
Thế là ông bèn phái Từ Thị đem 3000 đồng nam và 3000 đồng nữ, lên lâu thuyền ra biển tìm Tổ Châu. Nhưng Từ Thị sau khi ra biển thì không trở về nữa, người đời sau mới biết Từ Thị đã đắc Đạo thành Tiên rồi.
Tương truyền Từ Thị là đồ đệ của Quỷ Cốc Tử, cho nên Tần Thủy Hoàng phái Từ Thị đi biển về phía đông để tìm. Ở Nhật Bản, Từ Thị được tôn xưng là Nông Thần (Thần nông nghiệp), Tàm Tang Thần (Thần dâu tằm), Y Dược Thần (Thần y dược). Nghiên cứ lịch sử Nhật Bản xác nhận Từ Thị chính là Thần Vũ Thiên Hoàng của Nhật Bản (Jimmu Tenno, hay Thiên Hoàng Jimmu).
Hàn Chung, Từ Thị không chỉ đem theo các loại kỹ thuật và văn tự Trung Hoa, mà còn mang văn hóa Thần truyền Trung Hoa đến Hàn Quốc, Nhật Bản, khiến cho văn hóa Thần truyền Trung Hoa cắm rễ ở rất nhiều nước láng giềng.
Hàn Quốc, Nhật Bản đến nay vẫn còn rất nhiều di tích và văn hóa tu luyện do năm xưa Hàn Chung, Từ Thị vượt biển về phía đông để lại, là sự mở đầu cho nhân dân các quốc gia này sau này đắc Chính Pháp, tu Đại Đạo.
Thực ra đời sau cũng có rất nhiều minh quân Thánh chúa giống như Tần Thủy Hoàng, không chỉ bản thân kính Thần tu luyện, thái dược luyện đan, cũng phái thủ hạ vượt biển, đưa văn minh Trung Hoa và văn hóa tu luyện truyền cho nhân dân các quốc gia xung quanh, thực sự là việc thiện lớn nhất và quà tặng tốt nhất cho nhân dân các nước đó.
Chỉ là đời sau, đặc biệt là người cận đại, bị độc hại thâm sâu của thuyết vô Thần, xa rời Thần linh, đạo đức bại hoại, không những không tín Thần kính Trời, trái lại còn cười chê cho rằng cổ nhân là ngu muội.
(*) Thái bình quảng ký chép: “Ở Đại Uyên có người chết oan đầy đường, có loài chim ngậm cỏ phủ lên mặt người chết, liền sống lại. Có quan tấu lên, Thủy Hoàng sai đem cỏ đến hỏi Quỷ Cốc Tử tiên sinh. Tiên sinh nói: “Giữa biển lớn có 10 châu, là Tổ Châu, Doanh Châu, Huyền Châu, Viêm Châu, Trường Châu, Nguyên Châu, Lưu Châu, Quang Sinh Châu, Phượng Lân Châu, Tụ Quật Châu, cỏ này là bất tử thảo ở Tổ Châu đó. Mọc ở Quỳnh điền, cũng có tên là Dưỡng Thần chi. Lá như cái nấm. Không mọc thành bụi, mỗi cây có thể cứu sống ngàn người”.
(**) Theo Lương – Tiêu Dịch “Kim lâu tử – Châm giới thiên”: “Tần Thủy Hoàng nghe Quỷ Cốc tiên sinh nói, do đó sai Từ Thị đi tìm ngọc sơ kim thái (cây vàng ngọc), và trái dâu nhất thốn”.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Nam Phương biên dịch
Nguồn:https://www.dkn.tv/van-hoa/the-tre-2000-nam-tiet-lo-mat-lenh-tim-tien-duoc-cua-tan-thuy-hoang.html