Blog Tâm Thức
22 vương quốc cổ đại mất tích bí ẩn trong lịch sử Trung Hoa (Phần 1)
Sunday, 18/03/2018 20:50 pm

Blog Tâm Thức

Lịch sử 5000 năm Trung Hoa trải qua hàng hàng trăm triều đại với rất nhiều lãnh địa, vương quốc. Không ít trong số chúng đã biến mất một cách khó hiểu và cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích xác đáng.

1. Vương quốc Cổ Thục

Căn cứ theo Văn Hiến ghi chép: Khoảng 3000 năm TCN, Hoàng đế cưới con gái của Thục Sơn Thị làm phi, hạ sinh Tàm Tùng. Tiên Đế sớm nhất của nước Thục là Tàm Tùng, Bách Hoạch, Ngư Phù, ba thế hệ sau là Vọng Đế Đỗ Vũ, Miết Linh hoặc cũng nói là Bồ Trạch. Cũng giống như nhà thơ Lý Bạch từng bùi ngùi than thở rằng: “Tàm Tùng cập Ngư Phù, khai quốc hà mang nhiên”. (Tàm Tùng và Ngư Phù khai mở giang sơn mênh mông).

Năm 316 TCN, Tần Huệ Vương phái đại phu Trương Nghi, Tư Mã Thác xuất binh thảo phạt nước Thục. Quân đội nhà Tần dũng mãnh tiến công, đánh bại quân Thục, Thục Vương cũng mất mạng trên chiến trận. Quân đội nhà Tần thuận lợi công chiếm đô thành của nước Cổ Thục. Cũng trong mùa đông năm đó, Trương Nghi dẫn binh về hướng đông, thảo phạt nước Ba, bắt Ba Vương làm tù binh, nước Ba hoàn toàn diệt vong.

2. Vương quốc Cổ Từ

Vào khoảng năm 2170 TCN, Hạ Khải giết Bá Ích, phong cho con trai thứ của Bá Ích là Nhược Mộc làm vị quân chủ đầu tiên của nước Từ. Nước Từ cũng vì vậy mà được sinh ra. Sau khi Hạ Khải chết, Thái Khang lên ngôi, nhưng lại bị Quân Chủ của nước Thục là Hậu Nghệ giết chết, lập Trọng Khang làm vua, sau đó Trọng Khang cũng qua đời, Hậu Nghệ tự mình xưng Vương, cuối cùng bị chính thân tính của mình là Hàn Trác giết chết, soán quyền.

Năm 963 TCN (Chu Mục Vương năm thứ 13-17) Chu Mục Vương lệnh cho Sở Quốc xuất binh phạt Từ. Từ Yển Vương bỏ nước trốn chạy, nhưng cuối cùng bị truy quân áp sát, nhảy xuống biển mà chết. Mùa đông năm 512 TCN (Chu Kính Vương năm thứ tám), nước Ngô phạt Từ, nhấn chìm nước Từ. Từ Vương Chương Vũ chạy đến nương nhờ nước Sở, từ đó về sau nước Từ không còn quốc hiệu.

3. Vương quốc Đông Hồ

Đông Hồ: Là một quốc gia phương Bắc cường mãnh trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Năm 206 TCN (thời kỳ Hán Cao Tổ), Mặc Đốn giết chết cha mình là Đầu Mạn tự lập bản thân làm Thiền Vu, thống lĩnh bộ lạc Hung Nô cai trị phía tây của cao nguyên Mông Cổ.

Đông Hồ Vương cho rằng Hung Nô yếu thế dễ ức hiếp, đầu tiên phái người đến Hung Nô đòi hỏi thê tử của Mặc Đốn, ngoài ra còn có ngựa tốt. Sau đó lại muốn chiếm hữu vùng đất biên cương giữa Hung Nô và Đông Hồ. Mặc Đốn tức giận nói “Địa giả quốc chi bổn dã, nại hà dữ chi” (Đất đai là của tổ quốc, há có thể trao cho kẻ khác), sau đó quyết định cử binh thảo phạt Đông Hồ. Người Đông Hồ không có sự chuẩn bị, thất bại thảm hại, nước Đông Hồ cũng vì vậy mà diệt vong.

4. Vương quốc Ô Tôn

2 thế kỷ đầu TCN, Ô Tôn Vương Nan Đầu Mĩ bị người của Nguyệt Thị giết chết, ấu tử Liệp Kiêu Mĩ được Mặc Đốn Thiền Vu nuôi dưỡng thành người, sau này phục hưng cố quốc.

Năm 101 TCN, công chúa Giải Ưu của nhà Hán gả cho Quân Chủ của Ô Tôn là Tu Mĩ, ở Vương Quốc Ô Tôn, công chúa Giải Ưu tổng cộng được gả cho ba vị Ô Tôn Vương thuộc ba thế hệ khác nhau. Nàng cùng thị nữ Phùng Liêu tận lực nâng cao mối quan hệ giữa Ô Tôn và Hán Triều. Vào giai đoạn này hai quốc gia thân thiết như một nhà, cùng nhau kháng lại Hung Nô.

Vào thời kỳ Ngụy – Tấn Nam Bắc triều, bắt đầu chậm chạp lấn chiếm, Ô Tôn bị ép phải dời về phía Tây đến núi Thông Lĩnh, không lâu sau đó cũng dần dần diệt vong. Nước Ô Tôn chỉ còn là một danh từ được ghi chép lại trong lịch sử.

5. Hãn quốc Hung Nô

Thời kỳ đầu Tây Hán, đại lục Trung Á thuộc về Hung Nô. Hán Vũ Đế bị Hung Nô lăng nhục hạ quyết tâm không tiếc trả bất cứ giá nào cũng phải khiến cho Hung Nô triệt để biến mất. Hán Vũ Đế rất may mắn có được đại Tướng Quân Vệ Thanh túc trí đa mưu, tài năng hơn người. Ngoài ra còn có Phiêu Kỵ Tướng Quân Hoắc Khứ Bệnh kiêu dũng thiện chiến, sinh ra đã là khắc tinh của người Hung Nô. Hung Nô bị đánh bại, Chất Chi Thiền Vu trốn chạy về phía tây, ngày nay là Turkestan.

Năm 36 TCN, Giáo Úy Trần Thang nhà Tây Hán phát một câu thề làm chấn động cả thiên hạ, chính là “minh phạm cường Hán giả, tuy viễn tất tru” (Kẻ mạo phạm đến Hán Triều của ta cho dù chạy về phía xa cũng nhất định phải giết). Nhà Hán một lần nữa xuất binh đến Sở Hà tập kích, chém đầu Chất Chi Thiền Vu. Những người Hung Nô cùng Chất Chi Thiền Vu trốn chạy đến bờ Uy Hải vĩnh viễn biến mất trong lịch sử.

Thẳng đến cuối thế kỷ thứ tư, hậu duệ của họ vượt qua sông Volga và sông Đông để xâm nhập Châu u thì tung tích của người Hung Nô mới một lần nữa xuất hiện trong tầm mắt của nhân loại.

6. Vương quốc Cổ Ba

“Ba” là một bộ lạc cổ lão, được ghi chép trên lịch sử bắt đầu từ thời Ngũ Đế trong truyền thuyết. Trong “Sơn Hải Kinh” có ghi: “Tây Nam có Ba Quốc, Thái Hạo sinh Hàm Điểu, Hàm Điểu sinh Thừa Ly, Thừa Ly sinh Hậu Chiếu, Hậu Chiếu thị thủy vi Ba nhân (Hậu Chiếu được xem là thủy tổ của người Ba)”, cho rằng Thái Hạo là tổ tiên xa xôi của người Ba. Người Ba sinh sống ở vùng trung lưu của lưu vực Hán Thủy, cuối cùng chuyển đến Tứ Xuyên đông bộ. Vào thời Trung Diệp n Thương, nhà Thương xuất binh thảo phạt nước Ba, nước Ba chiến bại, phải nạp cống, phục dịch cho n Thương Vương.

Năm 316 TCN, nước Cổ Thục tấn công nước Ba, nước Ba cầu cứu nhà Tần. Quân Tần nam hạ diệt nước Thục, thuận tay cũng tiêu diệt nước Ba.

7. Vương quốc Điền

Sau khi người Hán phát hiện ra nước Điền thì không bao lâu sau nước này cũng biến mất. Dựa vào “Sử Ký” ghi chép: Năm 109 TCN (Tây Hán Nguyên Phong năm thứ 2) Hán Vũ Đế phát binh tấn công Điền Quốc. Điền Vương quyết định quy phục, từ đó nước Điền chính thức trở thành một phần giang sơn của nhà Hán.

8. Vương quốc Sơ Lặc

Năm 60 TCN, nước Sơ Lặc chính thức quy phục Vương Triều Trung Nguyên. Từ đó về sau cùng với các Vương Triều Trung Quốc luôn duy trì một mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị và văn hoá kinh tế. Năm 649 (Trinh Quan năm thứ 23), quân đội nhà Đường đoạt lại Quy Từ, Sơ Lặc từ trong tay người Đột Quyết, sau đó hai nơi này đều được phủ Đô Hộ An Tây cai quản.

Năm 675 (Thượng Nguyên năm thứ 2), thành lập phủ Đô Đốc Sơ Lặc. Phủ Đô Đốc Sơ Lặc cải quản các khu vực Tây Đạt Thông Lĩnh (ở Taxkorgan ngày nay), Đông Bắc là Aksu ngày nay, Đông Nam là Bì Sơn ngày nay, nơi này cũng là khu vực rộng lớn nhất trong bốn trọng địa của Tây An.

9. Vương quốc Nam Việt

Cuối thời nhà Tần, chiến tranh Sở Hán diễn ra giữa Lưu Bang và Hạng Vũ, nhân thời cơ này, Nam Hải Quận Úy- Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đống đô ở Phiên Ngu. Nam Việt là nước có Chính Quyền Cát Cứ (cắt chiếm riêng một vùng đất) phong kiến đầu tiên ở Lĩnh Nam. Thống trị Lĩnh Nam hơn 93 năm.

Năm 196 TCN, dưới sự khuyên bảo của sứ giả nhà Hán- Lục Cổ, Triệu Đà quyết định quy phục, xưng thần, tiếp nhận Vương ấn Nam Việt do Hán Cao Tổ ban cho. Từ đó Nam Việt trở thành một phiên quốc thuộc về Hán triều.

Năm 112 TCN, cuối cùng Lữ Gia và một số người khác cùng nhau tạo phản, giết chết Quốc Vương Triệu Hưng, Cù Thái Hậu và sứ giả nhà Hán. Sau khi nghe được tin tức này Hán Vũ Đế đại nộ, điều 10 vạn binh mã cấp tốc tiến công Nam Việt. Mùa đông năm 111 TCN, Nam Việt chiến bại, Lữ Gia và Triệu Kiến Đức trốn chạy nhưng vẫn bị bắt giữ, nước Nam Việt hoàn toàn bị diệt vong.

10. Vương quốc Mân Việt

Năm 334 TCN, Việt Vương Vô Cương cùng Sở Uy Vương tác chiến, kết quả thất bại và bị giết chết, Việt bị Sở tiêu diệt. Việt Vương tộc còn sống sót chuyển đến Phúc Kiến thành lập Vương quốc Mân Việt, sau này trở thành một trong những Vương quốc có thế lực hùng mạnh nhất ở khu vực đông nam Trung Quốc. Căn cứ theo “Thuyết Văn Giải Tự” giải thích thì từ “Mân” là “tên một loài rắn phía đông của Nam Việt”. Sau khi người Việt chuyển đến Phúc Kiến, Phúc Kiến mới được gọi là Mân. Năm 110 TCN, Mân Việt thoát ly khỏi bản đồ nhà Hán, vì vậy Hán Vũ Đế phái quân đến tiêu diệt Mân Việt.

11. Hãn quốc Thổ Cốc Hồn

Thổ Cốc Hồn vốn dĩ là tên của một người, đó là Mộ Dung Thổ Cốc Hồn, người Tiên Ti.

Năm 329, Diệp Diên kế thừa Hãn vị, ông đã lấy tên của vị Khắc Hãn đầu tiên làm quốc hiệu, cũng đổi họ thành Thổ Cốc Hồn.

Năm 609, quân Tùy đánh bại Thổ Cốc Hồn, phần lớn khu vực Thanh Hải ngày nay đều trở thành đất đai của nhà Tùy.

Năm 635, Đường Thái Tông hạ chiếu khiến Thổ Cốc Hồn chính thức trở thành thuộc quốc của nhà Đường.

Năm 663 (Đường Cao Tông Long Sóc năm thứ ba), Lộc Đông Tán của Thổ Phiên tiến công, dưới sự giúp đỡ của phản thần, thuận lợi công chiếm được Thổ Cốc Hồn. Hãn quốc Thổ Cốc Hồn tứ đó hoàn toàn diệt vong.

(Còn tiếp)

Nhật Minh

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/22-vuong-quoc-co%cc%89-da%cc%a3i-mat-tich-bi-an-trong-li%cc%a3ch-su%cc%89-trung-hoa-phan-1.html