Vào mùa xuân cũng là bắt đầu mùa dâu tằm, những ai sống ở vùng thôn quê sẽ dễ thấy quả dâu trên cây hơn. Dâu không chỉ là trái cây, trong Đông y thì dâu còn được dùng làm thuốc. Bề ngoài, quả dâu chín màu tím đen, trông vẻ mềm mại, ăn có vị chua chua ngọt ngọt vừa phải.
Quả dâu không chỉ là trái cây ngon mà còn là một loại dược liệu có giá trị, mang lại rất nhiều lợi ích về sức khoẻ. Đông y cho rằng dâu vị chua ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tim, gan, thận giúp bồi bổ, có công hiệu điều dưỡng tâm trí. Trong nhiều sách Đông y đều có những ghi chép về hiệu quả trị bệnh của dâu: dâu giúp giải nhiệt, thanh phế nhuận táo, thanh can sáng mắt.
Nghiên cứu chỉ ra, quả dâu rất giàu những thành phần như protein hoạt tính, vitamin, axit amin, carotenoid, khoáng chất, hàm lượng dinh dưỡng gấp 5-6 lần so với táo, 4 lần so với nho, giới y học xem là “trái cây tốt nhất cho sức khỏe của thế kỷ 21”. Ăn dâu thường xuyên có thể cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của cơ thể, có hiệu quả trì hoãn lão hóa và làm đẹp.
Quả dâu hỗ trợ giải quyết rất nhiều vấn đề về sức khỏe: bổ máu dưỡng âm, nhuận táo, bổ tỳ vị. Có thể dùng để trị chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, tóc bạc sớm, ít nước bọt khô miệng, người nóng, thiếu máu táo bón, phong nhiệt cảm mạo, phổi nóng ho khan, chóng mặt đau đầu, mắt đỏ nhìn mờ, hoa mắt chóng mặt vì âm hư, ù tai, tim đập nhanh, khó chịu mất ngủ, nhức mỏi eo và gối, gan thận hư âm, thấp khớp.
Dâu có thể ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, trong quả dâu có các thành phần như axit béo, chủ yếu gồm axit linoleic, axit stearic và axit oleic, có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Trong dâu có những thành phần như rutin, anthocyanin, glucose, fructose, acid malic, canxi, muối vô cơ, carotene, nhiều loại vitamin và niacin, có công dụng ngăn ngừa các tế bào khối u lan rộng, chống ung thư.
Trong quả dâu có chứa các thành phần như tanin, axit tannic, axit béo, axit malic có thể giúp tiêu hóa chất béo, protein và tinh bột, có công dụng kiện tỳ vị để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hữu ích cho việc điều trị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Quả dâu ngoài chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì còn chứa chất u-la tóc để hỗ trợ giúp tóc đen và bóng.
Trong quả dâu chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, các axit béo không bão hòa, phong phú về hàm lượng và đa dạng về chủng loại. Những chất này có thể giúp hạ mở máu rất tốt, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, hiệu quả rất tốt để bảo vệ tim mạch.
Cách làm: Dâu tươi 1500 gram, rượu trắng nhẹ độ hoặc rượu vang đỏ 1500 ml. Rửa sạch, nghiền nát vắt lấy nước và hòa đều nước dâu vào rượu để dùng dần.
Công dụng: Dâu hòa cùng rượu có thể bảo vệ tốt các chất dinh dưỡng trong dâu, và có thể uống quanh năm, đối với quả dâu chín thời gian sử dụng hạn chế sau khi hái mà nói, đây là phương pháp bảo quản để sử dụng rất hay.
Trong dâu có các thành phần như anthocyanin, rutin, glucose, canxi, fructose, muối vô cơ, carotene, niacin và nhiều loại vitamin, có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào khối u giúp phòng chống ung thư.
Cách làm: 100 gram dâu tươi, rửa sạch, cho vào nồi, thêm vừa nước, đun sôi đến khi dâu nhừ, thêm đường phèn hòa tan.
Công dụng: Dâu tính hàn sinh bọt, đường phèn tính bình tăng bọt, do đó dùng chung hỗn hợp đường phèn và dâu không chỉ trợ giúp tốt hấp thụ anthocyanins giúp ngăn ngừa ung thư, mà còn điều hòa hương vị của dâu để trị táo bón.
Cách làm: Đun nóng nồi, cho vào bát nước, cho vào khoảng 8 quả dâu và lược nước cốt dâu phù hợp. Khi nước sôi thì cho trứng vào, khuấy đều bằng đũa và đun sôi là dùng được. Nếu cảm thấy chưa đủ độ ngọt thì có thể thêm một ít nước dâu.
Cách làm: 30 gram dâu tằm, 18 gram khởi tử, sắc nước dùng, mỗi ngày một lần; hoặc 30 gram dâu, 30 gram thủ ô, sắc nước dùng, mỗi ngày một lần.
Cách làm: Dâu tươi 30 gram, 15 gam địa cốt bì, đường phèn 15 gram. Sắc nước dùng, mỗi ngày một lần.
Thanh Xuân
TAMTHUC