Lục địa Mu
Ý tưởng về lục địa Mu hay còn gọi là Lemuria xuất hiện lần đầu tiên trong các tác phẩm của nhà khảo cổ học, nhà du hành kiêm nhà văn người Mỹ gốc Anh Augustus Le Plongeon (1825 – 1908). Trong những tháng ngày rong ruổi khắp bán đảo Yucatán (Mexico) để nghiên cứu các tàn tích của nền văn minh Maya, Plongeon đã dịch được một trong bốn văn bản bằng chữ Maya cổ đại. Trong đó có đề cập tới câu chuyện về một lục địa cổ xưa mà sau này Plongeon gọi là Mu.
Theo Plongeon, Mu nằm đâu đó ở Đại Tây Dương và bị chìm giống trường hợp của lụa địa Atlantis bởi những trận động đất kinh hoàng. Những người sống sót ở Mu đã tị nạn sang Ai Cập và Yucatán để tạo nên những nền văn minh rực rỡ cho nhân loại.
Về sau, nhà văn Anh James Churchward (1851 – 1936) cũng đã nhắc tới lục địa bí ẩn này trong các trang sách của ông, nhưng dưới cái nhìn hoàn toàn khác Plongeon. Trong tác phẩm “Lục địa đã mất Mu, đất Mẹ của loài người” (1926), Churchward cho rằng Mu thực sự tồn tại ở Thái Bình Dương, từng là vùng đất tự do sinh sống của hơn 60 triệu người.
Các bản ghi mà James Churchward nghiên cứu cho thấy trình độ công nghệ của lục địa Mu tiên tiến hơn cả công nghệ tồn tại vào thế kỷ 21, và những nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ cổ đại, Babylon, Ba Tư, Ai Cập, Maya, đều mang dấu vết có được từ nền văn minh của siêu lục địa này.
Có trình độ phát triển rất cao, nhưng những người dân của lục địa Mu rất có tín ngưỡng vào thần linh. Người dân lục địa Mu tin rằng người đàn ông đầu tiên là do các vị Thần tạo ra. Người đứng đầu Mu được gọi là “Con của Mặt trời”. Các đền thờ được xây dựng khắp nơi để người dân luôn có thể thể hiện tín ngưỡng đối với Đấng sáng tạo của Mu.
Tuy nhiên 13.000 năm sau đó, Mu đã hoàn toàn biến mất khi một trận núi lửa ngầm phun trào, phá hủy đi tất cả. Các ghi chép đều cho thấy Mu bị hủy diệt bởi nguyên nhân giống các nền văn minh khác trên Trái Đất: đó là khi đạo đức đã trở nên băng hoại, con người chỉ tin vào các giá trị vật chất và coi nhẹ các giá trị tinh thần.
Di khảo Tro-Contesianus Codex ghi chép về sự hủy diệt của lục địa Mu như sau: “Mu đột ngột dâng lên hai lần; sau đó nó bị thiêu bởi lửa. Nó vỡ ra từng mảnh trong khi bị rung lắc dữ dội bởi động đất. Các vị thần khiến cho mọi thứ chuyển động như những đám sâu bọ, và tiêu diệt nó chỉ trong một đêm”.
Ngày nay, cấu trúc ngầm dưới nước ở ngoài khơi quần đảo Okinawa, Nhật Bản, có thể là vết tích của Mu.
Lục địa Atlantis
Chủng tộc người thứ tư tồn tại trước người Aryan nhưng sau người Lemuria được cho là người Atlantis sinh ra người Toltec và Mông Cổ.
TAMTHUCChủng tộc này lan đến châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Người Atlantis đã tiến bộ hơn nhiều so với người Lemuria. Họ tôn thờ Mặt Trời và nâng cao trình độ kỹ thuật nhanh chóng, giống như chúng ta ngày hôm nay.
Thậm chí, người Atlantis còn liên hệ với các hành tinh khác. Trong lịch sử chính thống, lục địa Atlantis xuất phát từ tâm trí ngưòi cổ xưa ở Hy Lạp và được nhà hiền triết Plato viết trong sách và gọi đó là một nền văn minh siêu đẳng vượt qua ý tưởng về một quốc gia.
Plato đề cập rằng người Hy Lạp trong quá khứ đã đánh bại một đối thủ xứng tầm trong chiến tranh. Đối thủ đó là những người đến từ Altantis, một hòn đảo còn lớn hơn Libya và Châu Á gộp lại, nằm ở Đại Tây Dương, đối diện với Các cột đá của Héc-quyn (một địa danh nằm giáp Tây Ban Nha, ở cực Tây Nam châu Âu).
Plato kể rằng trung tâm của hòn đảo Atlantis là một bình nguyên hình chữ nhật nằm sát biển, rộng đến 3.000 x 2.000 stade (stade là đơn vị đo chiều dài cổ, vùng đất 3.000 x 2.000 stade tương đương với diện tích từ 200.000km2 đến 600.000km2 tùy theo cách tham chiếu), bao bọc bởi những rặng núi trải dài ra đến tận biển.
Plato cũng đề cập đến một đảo núi lửa nhỏ, nằm sát vùng bình nguyên hình chữ nhật, cách bờ biển 50 stade, là nơi tọa lạc thành phố Altantis. Thành phố Atlantis có 2 dải đất vòng tròn lớn và một miếng đất hình tròn ở trung tâm, nơi có đền thờ thần biển Poseidon. Các dải đất được ngăn cách với nhau bởi hệ thống kênh đào lớn cũng có dạng hình vòng tròn đồng tâm, đóng vai trò như các bến cảng.
Atlantis từng được Plato mô tả đã đạt trình độ văn minh cực thịnh từ 11.000 năm trước. Đó là một vùng đất sở hữu nền văn minh tuyệt đỉnh cùng sức mạnh quân sư đáng kinh sợ – nhưng theo thời gian, đạo đức của con người ở đây ngày càng tụt dốc, thậm chí cả gan báng bổ thần thánh và kết quả là toàn bộ đại lục rộng lớn đã bị dìm xuống biển.
Trong một số truyền thuyết cũng kể về cơn đại hồng thủy mà các vị thần tối thượng đã gửi đến kèm những trận động đất và bão lửa lớn đến nỗi cả vương quốc trên lục địa Atlantis chìm xuống đáy biển sâu.
Hyperborea
Trong các tài liệu cổ sót lại ở Hy Lạp thời cổ đại, Hyperborea là tên một vùng đất có con người sinh sống từ năm 450 TCN. Vùng đất này nằm cách xa về phương Bắc nhiều hơn so với các vùng khác, và là nơi sinh tồn của người Hyperborean. Tại đây, Mặt Trời chiếu sáng quanh năm suốt tháng và chỉ lặn duy nhất một lần trong năm.
Một số văn tự chép lại rằng, một ngày của họ dài bằng 365 ngày của chúng ta thời nay và họ sống thọ đến 1.000 năm tuổi. Sở dĩ họ sống thọ đến vậy là vì không phải trải qua chiến tranh, bệnh tật. Họ sống an nhàn với việc sáng tác nhạc và các nhạc cụ liên quan. Nhiều truyền thuyết kể lại rằng, quân lính từ Đại Tây Dương đã kéo lên Hyperborea với ý định tấn công toàn diện rồi sau đó đô hộ, nhưng họ đã bị chặn lại bởi những người bạn khổng lồ của người dân nơi đây.
Sự tồn tại của Hyperborea là vấn đề được tranh cãi, bàn luận rất nhiều thời cổ đại, mặc dù có bằng chứng cho rằng vùng đất này là có thực. Nhiều người thời đó tin rằng, để tồn tại được dưới sức nóng quanh năm của Mặt Trời, vùng đất này đã được di chuyển tới một nơi nào đó ở Bắc Cực, có thể là ở Siberia và phía Bắc Trung Quốc ngày nay. Trong khi đó, tác gia người Pháp Robert Charroux (1909 – 1978) lại tin rằng, người Hyperborean là những phi hành gia cổ đại đã chọn vùng đất lạnh nhất trên Trái Đất để sinh sống vì nơi đó có cùng khí hậu với hành tinh của họ.
Thule
Nhà thám hiểm người Hy Lạp Pytheas (380-300 trước Công nguyên) là người đầu tiên viết về vùng đất Thule, một hòn đảo nằm ở phía Bắc nước Anh ngày nay. Theo những ghi chép của ông, để đi đến vùng đất nằm ở Bắc Cực này, phải mất 6 ngày lênh đênh trên biển.
Thời đó, nhiều người chưa tin vào những giả thuyết của ông. Họ còn tìm thấy nhiều tài liệu khác bác bỏ những kết luận đó và cho rằng, Pytheas nhầm Thule với một hòn đảo xa ở phương Bắc. Chính vì thế, Thule không biến mất vì động đất hay núi lửa, nó đơn giản là biến mất vì chưa từng tồn tại.
Tuy nhiên, nhiều cuộc thảo luận khoa học cận đại có phần ủng hộ Pytheas và cho rằng vùng đất mà ông nói tới liên quan đến Na Uy, bán đảo Scandinavia và Iceland.
Hồng Liên (t/h)