Những ai lần đầu gặp Trần Mỹ Dung đều không khỏi cảm thán trước dung mạo xinh đẹp, khí chất ưu nhã của cô gái mang trên mình hai dòng máu Pháp – Trung này. Khuôn mặt của cô là sự kết hợp hoàn mỹ giữa Đông và Tây phương, nhiều năm tập luyện múa đã giúp cô có một dáng người lý tưởng.
Đối với mười mấy năm tuổi nghề của mình, Trần Mỹ Dung cảm thấy thời gian trôi đi thật nhanh, cô cũng biểu đạt niềm đam mê đã ngấm vào xương cốt của mình đối với nghệ thuật múa: “Tôi thật sự thích múa, tôi hy vọng mình sẽ luôn được theo nghề này”.
10 năm đã qua trên con đường theo đuổi đam mê
Trần Mỹ Dung sinh ra và lớn lên ở Pháp, cha là người Pháp, mẹ là người Trung Quốc, chính vì vậy Mỹ Dung đã hấp thụ cả 2 nền văn hóa Đông phương và Tây phương. Cô thông thạo cả ba ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Hoa. Trong tính cách của cô có sự thẳng thắn, quả cảm của người phương Tây và sự khiêm tốn, bền bỉ của người phương Đông.
“Có thể ảnh hưởng của mẹ đối với tôi lớn hơn một chút! Tôi vẫn cảm giác mình giống người Trung Quốc hơn. Mẹ là người phương Đông nên nghiêm khắc hơn cha, mẹ không khen ngợi tôi quá nhiều, điều này khiến tôi từ bé đã biết khiêm tốn, không cảm thấy mình có gì đặc biệt hơn người. Sau khi tôi chuyển đến New York sinh sống và học tập, chính đức tính này đã trợ giúp tôi rất nhiều”, Mỹ Dung chia sẻ.
Mỹ Dung kể rằng từ nhỏ cô đã hoạt bát hiếu động, đặc biệt rất thích các hoạt động thể dục: “Khi còn nhỏ tôi cũng rất bạo, có lần đi công viên chơi, trong một trò chơi thử thách độ cao, người điều khiển trò chơi hỏi ai dám nhảy xuống không, những người khác ai cũng sợ, còn tôi thì không chút do dự lập tức nhảy xuống dưới. Tôi còn dám đứng trên xe đạp đang chạy với tốc độ nhanh”.
Năm 2007, Mỹ Dung cùng với cha mẹ đi xem buổi diễn của “Đoàn Nghệ thuật Shen Yun” tại Paris, đây là lần đầu tiên cô được đi xem múa cổ điển Trung Quốc. “Lúc ấy tôi cảm thấy các diễn viên trên sân khấu vô cùng đẹp, một người bạn của mẹ tôi cũng nói tôi có những tố chất rất phù hợp với múa, thế là tôi quyết định đến New York để học múa”.
Ai có thể nghĩ rằng, chuyến đi này của Mỹ Dung đến New York đã kéo dài 10 năm. Trong 10 năm này cô đã dần dần trở thành một diễn viên múa cổ điển Trung Quốc đẳng cấp thế giới, đồng thời trong khoảng thời gian này cô cũng được chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh của “Đoàn Nghệ thuật Shen Yun”.
Mỹ Dung nói, lúc cô mới tới, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã là nơi hội tụ của các nghệ thuật gia trên thế giới, tất cả họ đều có chung một nguyện vọng, chính là: Muốn phục hưng văn hóa Thần truyền chân chính của Trung Quốc và truyền bá nó ra toàn thế giới. Đây là việc làm có ý nghĩa và là một sứ mệnh thần thánh, bởi vì trong suốt 60 năm qua, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hầu như đã phá hủy toàn bộ văn hóa truyền thống, chỉ có ở nước ngoài, trong một xã hội tự do, thì mới có thể sáng tác ra được nghệ thật thuần khiết mà không bị ĐCSTQ sách nhiễu.
Hiện tại, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã trở thành một trong những đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp điêu luyện nhất thế giới, mỗi năm đều đi đến khắp nơi trên thế giới diễn xuất. Từ lúc ban đầu chỉ có một đoàn diễn đến nay đã có đến 5 đoàn lưu diễn khắp thế giới, mỗi đoàn đều có đoàn nhạc riêng.
Chứng kiến sự phát triển của Shen Yun ngày hôm nay, là một trong những thành viên lâu năm của đoàn nghệ thuật ShenYun, Mỹ Dung cảm thấy vô cùng vui vẻ và yên tâm: “Có lúc tôi múa ở trên sân khấu, cảm thấy những nữ diễn viên múa xung quanh đều như là những cô em gái bé bỏng của mình. Nhìn thấy họ như là nhìn thấy hy vọng của tương lai. Là những người đi trước, chúng tôi phải cố gắng hết sức để truyền lại những kỹ thuật và kinh nghiệm cho lớp sau”.
“Tôi từng nghĩ rằng làm được việc chính là trách nhiệm, là biểu hiện của có trách nhiệm, nhưng khi càng trưởng thành tôi càng nhận thấy rằng, có trách nhiệm không phải là có thể làm được bao nhiêu việc, mà là lựa chọn trong quá trình làm việc, là có nghĩ đến mong muốn của người khác hay không?”
Dũng cảm đảm đương trách nhiệm
TAMTHUC“Tôi trước đây có một người em gái, năm tôi 11, 12 tuổi, thời điểm đó mẹ tôi rất bận rộn với công việc, tôi phải đảm đương việc chăm sóc em gái. Và việc này trở nên quen thuộc, tôi thật lòng rất thích chăm sóc người khác”. Lựa chọn quan tâm người khác, cũng chính là phải phó xuất nhiều hơn. “Cùng với việc múa, tôi cũng phụ trách các công việc khác. Như là làm đội trưởng đội diễn xuất, làm phụ đạo múa. Mỗi một công việc hoàn toàn mới, đều giúp tôi học được rất nhiều cái mới, cũng cảm thấy trong quá trình này mình càng ngày càng thành thục”.
Khi hỏi Mỹ Dung rằng trong tập luyện và diễn xuất có phải làm việc quá sức, có lúc nào cảm thấy chán nản và mệt mỏi không, cô tươi cười trả lời: “Không, tôi thích làm việc. Tôi từng cho rằng làm càng nhiều thì là càng có trách nhiệm, là biểu hiện của trách nhiệm, nhưng càng trưởng thành, tôi càng phát hiện rằng, trách nhiệm không phải là làm được bao nhiêu việc, mà là sự lựa chọn trong quá trình làm việc, có cân nhắc đến mong muốn của người khác hay không? Làm như vậy người khác có thể chấp nhận được không? Hiểu và chăm sóc người khác mới là trưởng thành, là thực sự trách nhiệm”.
Ngoài việc trưởng thành trong đối nhân xử thế và xử lý công việc, một diễn viên múa như Mỹ Dung, cũng cảm nhận được mình nhận được nhiều niềm vui đối với nghệ thuật múa. “Tôi từ nhỏ đã ham học, thích đến trường học nghe thầy giáo giảng về một số thứ mình chưa biết trước đó, cảm thấy rất mới mẻ và hứng thú. Tôi nghĩ đây cũng là một nguyên nhân khiến tôi cảm thấy hứng thú với múa cổ điển Trung Quốc! Nội hàm của nó vô cùng phong phú, đòi hỏi không ngừng học tập, đỉnh cao của nó là không có giới hạn”.
Mỹ Dung lấy một ví dụ: “Bất kỳ động tác múa nào đều sẽ có một điểm phát lực, động tác chính là bắt đầu từ nơi đó. Ban đầu, tôi quan tâm là động tác của tay mình, cảm thấy động tác bàn tay là làm tốt rồi, liền xuất ra ý vị của múa cổ điển Trung Quốc. Sau này phát hiện ra, tay còn chưa đủ, phải phát lực từ cổ tay, rồi từ khuỷu tay, cho đến cánh tay. Mỗi lần điểm phát lực dài hơn một chút, động tác sẽ xuất ra nhiều biến hóa hơn, cần phải luyện tập hoàn thiện rất nhiều lần”.
Video giới về diễn viên múa của Đoàn Nghệ thuật “Shen Yun” – Trần Mỹ Dung
“Học múa đòi hỏi phải đam mê, trong đầu luôn phải suy nghĩ, cố gắng hết sức để cảm thụ được nội dung hàm nghĩa của từng động tác múa”, Mỹ Dung nói.
Rất nhiều khán giả từng xem Mỹ Dung biểu diễn trên sân khấu, đều hết lời khen ngợi khả năng múa và diễn xuất xuất sắc của cô. Trong vở kịch múa “Kim hầu trừ thiềm yêu (cóc tinh)” năm 2014, Mỹ Dung đóng vai công chúa. Đây là câu chuyện trong tác phẩm “Tây Du ký”: Yêu quái bắt công chúa, sau đó đóng giả công chúa để hãm hại Đường Tăng. Hai vai công chúa thật và giả, đóng vai chuyển từ chính sang tà, yêu quái khi bị Tôn Ngộ Không phát hiện vô cùng sợ hãi, những cảnh này Mỹ Dung diễn rất sống động.
Năm 2016, trong diễn vở kịch múa “Hằng Nga Bôn Nguyệt”, Mỹ Dung đóng vai Hằng Nga. Bắt đầu từ lúc Hằng Nga cùng chồng Hậu Nghệ hạnh phúc ân ái, sau này Hằng Nga uống tiên dược nên phải chịu cảnh vợ chồng thiên nhân cách biệt, đều được thể hiện ra hết sức chân thực qua kỹ thuật múa điêu luyện và sự biểu cảm sinh động của Mỹ Dung.
Nói về khả năng nhập vai nhân vật xuất sắc đến vậy, Mỹ Dung cười nói: “Tôi nghĩ đây là nhờ tôi mang cả hai dòng máu Đông và Tây phương. Người phương Tây thể hiện cảm xúc của mình tương đối thẳng thừng, tức giận có thể nhận ra, vui vẻ cũng có thể nhìn ra. Bình thường tôi là người thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài, trên sân khấu, tôi chỉ cần nhập tâm vào nhân vật đó, liền rất tự nhiên diễn xuất được”.
Nhưng Mỹ Dung lại nhấn mạnh, biểu diễn của múa cổ điển Trung Quốc vẫn phải là có nét đặc trưng của Trung Quốc: “Tôi từng xem một người trưởng thành ở phương Tây biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc, cảm xúc của cô ấy biểu đạt ra rất rõ ràng, nhưng nhìn qua một cái là liền biết đây là cách biểu cảm của người phương Tây, không phải Trung Quốc.
Đây chính là ý vị của múa cổ điển Trung Quốc, đã được tích lũy trong nền văn hóa 5000 năm, mang theo nét đậm đà bản sắc dân tộc. Có lúc rất khó dùng ngôn ngữ để diễn tả, nhưng chỉ cần trên người có mang dòng máu này, thì tự nhiên sẽ có tố chất đó, chẳng qua là cần thông qua tập luyện thì nó mới được thể hiện ra bên ngoài. Đây là điều mà Đoàn Nghệ thuật Shen Yun chúng tôi muốn mang đến cho khán giả, là văn hóa chính thống của Trung Quốc”.
Những kịch bản múa của “Đoàn Nghệ thuật Shen Yun” là đều lấy từ những câu chuyện lịch sử và truyền thuyết của Trung Quốc, Trần Mỹ Dung thông qua khả năng biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc phong phú, đã thể hiện ra được đặc điểm tính cách của các nhân vật khác nhau ở trên sân khấu.
Đông phương và Tây phương
Thuở nhỏ sinh ra và lớn lên tại nước Pháp, trong nền văn hóa Tây phương, sau đó suốt 10 năm hòa nhập trong nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nói đến sự khác biệt giữa nền văn hóa Đông phương và Tây phương, Mỹ Dung rất cảm xúc: “Nói một cách dễ hiểu, người phương Tây giống như sống trong một cái khung vuông, chuyện gì cũng theo quy củ; người phương Đông là trong một cái khung tròn, xử lý vấn đề tương đối linh hoạt”.
Mỹ Dung nói, lúc cô trở về nước Pháp nghỉ phép, có một ngày cô muốn đi ra ngoài mua đồ ăn sáng, kết quả bà nội không để cho cô đi, nói thời gian đó không phải là thời gian ăn sáng, nên không thể mua được đồ ăn sáng.
Mỗi ngày chỉ có thể ăn sáng trong một khoảng thời gian cố định, ở trong mắt người Trung Quốc thì sẽ nhận thức rằng như vậy là quá “cứng nhắc”. Người phương Tây trong tất cả mọi sự việc đều chú trọng quy tắc và lễ nghi, đối với họ đây là điều rất hợp lý. Trong nghệ thuật múa, cũng tồn tại sự khác biệt giữa Đông và Tây phương này. Ví như, múa cổ điển Trung Quốc và múa ballet của phương Tây cũng có sự khác biệt tương tự. “Múa cổ điển Trung Quốc chuyển động đều là rất tròn, cảm giác như lưu động; múa ballet của phương Tây động tác là thẳng tắp, rất nghiêm cẩn chính xác”.
Mỹ Dung đã giảng giải một động tác cụ thể: “Múa cổ điển Trung Quốc còn có một động tác có tên là “Tà thám hải/ xie tan hai” và động tác Attitude trong múa ballet rất giống nhau. Đều là một chân giơ cao về phía sau, một tay giơ ngang, một tay nâng cao. Ballet sẽ chú trọng động tác hoàn thành chính xác và vừa vặn, tư thái thả lỏng thoải mái, đầu ngay ngắn, ánh mắt nhìn thẳng.
Còn múa cổ điển Trung Quốc thì chú trọng đến việc diễn viên phải là biểu hiện ra được ý vị tự nhiên, đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn nghiêng xuống phía dưới, cánh tay, chân và tay đều phải có thêm chút biến hóa vi diệu, vì là dùng những chi tiết này để biểu hiện ra tính cách hướng nội và có chút ngượng ngùng của phái nữ. Kiểu ý vị vặn, nghiêng, tròn, cong này, lấy thần dẫn hình, lấy hình truyền thần, nó rất phù hợp với nét đặc trưng của của văn hóa Trung Hoa, cũng chính là linh hồn của múa cổ điển Trung Quốc”.
Khi phỏng vấn kết thúc, Trần Mỹ Dung nói, trong chuyến lưu diễn toàn cầu năm 2018, cô ngoài việc đảm nhận vai trò diễn viên múa chính, còn đảm đương chức vụ quản lý, phụ trách công việc sắp xếp đội hình trong thời gian lưu diễn. Đối với trách nhiệm mới này, Mỹ Dung vẫn như thường lệ tràn đầy lòng tin và nhiệt huyết.
“Tôi là một người gặp việc gì làm việc đó, làm không chút do dự, làm tốt những việc thuộc bổn phận của mình. Thường khi tôi không nghĩ nhiều, trong quá trình làm việc càng không áp lực, thì sự việc lại càng thuận lợi hơn. Hy vọng năm nay các chuyến lưu diễn cũng sẽ thành công viên mãn như những năm trước!”.
Lê Hiếu
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/dien-vien-mua-shen-yun-moi-dong-tac-deu-mang-y-vi-cua-nen-van-hoa.html