Châm ngôn xưa thường nói: “Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”. Người học trò coi ân đức của người thầy tựa như cha của mình, vì vậy mới gọi ông là “ân sư” hay “sư phụ”. Trong khi theo học người thầy, người đệ tử không phải chỉ hiểu được các đạo lý cung kính phụng sự người thầy, mà còn phải nghiêm ngặt thực hiện những gì mà người thầy dạy bảo.
Không ngẫu nhiên mà thời phong kiến người ta lại sắp xếp theo thứ tự: “Quân – Sư – Phụ”. “Sư” (người thầy) chỉ đứng sau vua (quân vương), còn đứng trên cả phụ (phụ mẫu – cha mẹ). Người thầy truyền thụ luân lí đạo đức, tri thức và các giá trị tốt đẹp cho học trò của mình. Bởi vậy, tôn kính sư phụ được xem là vấn đề vô cùng quan trọng.
Năm đó Khương Tử Nha nhất tâm hướng đạo, đối với những sự tình nơi thế gian căn bản là không hứng thú. Nhưng vì sư phụ muốn ông xuống núi, nên ông nhất định phải xuống núi. Ngạn ngữ có câu: “Lời của thầy không thể trái”, đối với Khương Tử Nha, lời nói của thầy dù muốn hay không cũng nhất định phải thực thi.
Sư phụ đã nói là phải nghe, hiểu được cũng cần nghe, không hiểu cũng phải nghe. Kỳ thực, sư phụ chính là luôn mang những điều tốt đẹp nhất cho đệ tử của mình. Chúng ta xem “Phong Thần diễn nghĩa” đã biết rõ, đồ đệ nào xuống núi, sư phụ đều đưa cho họ pháp khí phù hợp nhất, khi gặp phiền toái, sư phụ đều phải xuống núi để giải quyết. Sự khổ tâm của sư phụ, cũng không khác mấy so với sự khổ tâm của người cha, thậm chí còn hơn cả người cha.
TAMTHUCTrong rất nhiều thần thoại chúng ta đều thấy rằng, thân thể của sư phụ chính là một thiên quốc, rất nhiều đệ tử của ông đều sinh sống trong đó. Như vậy, hết thảy những thứ của chính mình, vốn dĩ là một bộ phận của sư phụ. Nếu như bất kính với sư phụ, thì giống như là một khối u ác tính trên thân thể, liệu có thể cho phép chúng tồn tại ở đó không? Thiên lý sẽ không cho phép nó tồn tại.
Gần đây, trên mạng lưới Minh Huệ Net có một bài viết “Một ngày được ở cùng sư phụ”, có nhắc tới chuyện một đệ tử trông thấy sư phụ đang đi tìm đôi dép, liền tới cùng tìm với sư phụ. Sau đó vị đệ tử này nhận ra, vì sao ta không đem dép của mình đưa cho sư phụ? Suy nghĩ sâu hơn sẽ ngộ ra, sư phụ sao lại có thể không tìm thấy dép của mình chứ? Đây rõ ràng là một khảo nghiệm xem đệ tử có kính sư hay không.
Sư phụ đều hy vọng truyền lại những điều tốt nhất cho đệ tử. Cho nên, làm người đệ tử, về tình về lý đều cần phải tôn kính sư phụ, đây chính là tử quan để xét xem một người có thể viên mãn hay không, cũng chính là thước đo sự tu dưỡng của mỗi người.
Theo Zhengjian
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/duc-hanh-cua-nguoi-xua-mot-ngay-lam-thay-ca-doi-lam-cha.html