Lâu nay chúng ta vẫn cho rằng Từ Thức gặp tiên là một tác phẩm cổ tích thần kỳ, hư cấu, phản ánh khát vọng của người dân về một thế giới tươi đẹp và hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận lại những sự kiện trong lịch sử, thì có rất nhiều sự kiện có thật, theo năm tháng dài đằng đẵng của lịch sử mà dần dần trở thành truyền thuyết, thần thoại.
Ở nước Việt Nam ta lưu truyền một câu chuyện rất nổi tiếng về Từ Thức gặp tiên, cốt truyện như sau:
Theo truyền thuyết, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu (tức Thanh Hóa bây giờ) trong thời đại nhà Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) dưới triều vua Trần Thuận Tông. Ông xuất thân từ con quan nên được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ ở một địa hạt thuộc xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ông có sở thích hay đi ngao du, xem phong cảnh đẹp và làm thơ, còn việc quan thì ông thường bỏ mặc, nên hay bị quan trên quở trách, sau đó Từ Thức xin từ quan.
Tháng 2 năm Bính Tỵ (1396), một hôm khi Từ Thức đến thăm chùa có nhìn thấy một thiếu nữ tuổi chừng mười sáu, mười bảy, nhan sắc xinh đẹp, đến xem hoa, nhỡ tay vịn gãy một cành hoa mẫu đơn, không có gì để đền, nên bị các chú tiểu nhà chùa bắt giữ lại để phạt vạ. Từ Thức trông thấy cảnh đó và với tấm lòng nhân hậu, hiệp nghĩa, ông liền cởi áo mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ. Mọi người đứng xem đều khen Từ Thức là người nhân đức.
Từ Thức nghe danh huyện Tống Sơn có nhiều núi đẹp, liền đem theo một tiểu đồng và một túi đàn đến dựng một gian nhà nhỏ ở chân núi để ở. Một hôm, dậy sớm, trông ra cửa Thần Phù thấy có mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen, Từ Thức một mình chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi cao ngất, chạy sát mặt biển, ông buộc thuyền lên bờ và trèo lên một mỏm đá cao.
Chợt trông thấy một cái hang bên sườn núi, cửa hang tròn và rộng, Từ Thức thử vào hang xem sao. Từ Thức mới đi được vài bước thì cửa hang bỗng đóng ập lại. Hang tối mịt mùng, không còn biết đường lối nào. Từ Thức phải lần theo khe nước mà đi. Ði một lúc lâu, thấy có ánh sáng, ông lần ra khỏi hang và đi đến một chân núi khác. Thấy núi cao vòi vọi, sườn núi dốc ngược, Từ Thức cố bám vào hốc đá trèo lên.
Lên cao, ông thấy có đường rộng, rồi lên đến đỉnh núi thì trời quang đãng, ánh sáng rực rỡ, xa xa có lâu đài cung điện nhấp nhô bên những lùm cây xanh. Từ Thức đi theo đường lớn đến một lâu đài. Có hai thiếu nữ đi từ lâu đài ra, nói với Từ Thức rằng: “Phu nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi”.
Từ Thức đi theo hai người con gái, thấy lầu son gác tía, tường gấm, bậc đá xanh, trước kia ông chỉ thấy đề cập đến trong sách, bây giờ mới thật mắt trông thấy. Trên mấy cửa đi qua, chàng thấy có chữ đề: “Ðiện Quỳnh Hư”, “Gác Giao Quang”, ông theo hai thiếu nữ lên gác, thấy một vị phu nhân mặc áo lụa trắng ngồi trên sập thất bảo, trước sập có kê đôi kỷ gỗ đàn hương.
Người đó cho biết đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động núi Phi Lai, xưng là Ngụy phu nhân, địa tiên núi Nam Nhạc. Phu nhân bảo thị nữ gọi một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ.
Người con gái đó có tên là Giáng Hương, mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích. Ngay đêm hôm ấy, phu nhân sai mở tiệc hoa, cho hai người làm lễ thành hôn.
Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng: ” Tôi đi xa nhà đã lâu, lắm lúc nhớ quê cũ, muốn về thăm một chút”. Giáng Hương khuyên rằng: “Thiếp không phải vì tình lưu luyến hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ vì ở trần gian tháng ngày ngắn ngủi, sợ chàng có về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa”.
Sau đó vị phu nhân mới sai người lấy một cỗ xe để tiễn đưa. Giáng Hương viết một phong thư dán kín đưa cho chồng, dặn đến nhà hãy mở ra xem.
Từ Thức từ biệt Giáng Hương và Phu nhân, rồi lên xe, chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ. Phong cảnh khác hẳn xưa, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn nguyên như trước. Chàng đem họ tên mình hỏi thăm các cụ già trong làng thì có một cụ trả lời: “Hồi nhỏ, tôi cũng có nghe nói hình như cụ tổ bốn đời nhà tôi họ tên cũng như thế, nhưng lạc vào hang núi cách đây đã ngót hai trăm năm rồi”.
Từ Thức buồn rầu, muốn lại ngồi lên xe tiên để đi, thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chỉ thấy có dòng chữ: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”.
Về sau, người ta thấy Từ Thức đội cái nón nhỏ vào núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) không thấy trở về nữa.
Từ Thức gặp tiên, truyện cổ tích hay một hiện tượng khoa học?
Lâu nay chúng ta vẫn cho rằng Từ Thức gặp tiên là một tác phẩm cổ tích thần kỳ, hư cấu, phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một thế giới tươi đẹp và hạnh phúc.
Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của nhận thức con người, chúng ta có cơ hội được nhìn nhận lại những sự kiện trong lịch sử và nhận thấy rất nhiều sự kiện có thật, theo năm tháng dài đằng đẵng của lịch sử mà dần dần trở thành truyền thuyết, thần thoại.
Xem xét truyện Từ Thức gặp tiên, ta thấy có yếu tố kỳ ảo góp phần khiến câu chuyện bị cho là hư cấu đó là việc Từ Thức đến thế giới của địa tiên núi Nam Nhạc một năm, nhưng trở về nhân gian thì đã hai trăm năm trôi qua. Tuy nhiên, đây là hiện tượng có thực và xảy ra rất nhiều trên thế giới, xin đơn cử một vài ví dụ điển hình.
Rudolph Fentz – Quảng trường Thời đại ở New York
Rudolph Fentz là một trong những trường hợp “du hành vượt thời gian” nổi tiếng lịch sử. Vào năm 1950, một người đàn ông khoảng 30 tuổi, ăn mặc theo phong cách từ cuối thế kỉ 19 lang thang giữa đường được người dân đặc biệt chú ý khi xuất hiện tại Quảng trường Thời đại ở New York. Các nhân chứng cho hay, người đàn ông đó giật mình và một vài phút sau đó gặp tai nạn ô tô dẫn đến tử vong.
Khi khám nghiệm tử thi, người ta phát hiện: tấm thẻ đồng mang tên quán rượu lạ, 70 USD tiền cũ, tấm danh thiếp mang tên Rudolph Fentz có địa chỉ tại đại lộ số 6 (Fifth Avenue); một lá thư được viết từ tháng 6/1876.
Căn cứ vào đó, cảnh sát tìm ra con dâu của Rudolph Fentz hiện sống tại Florida, Mỹ. Bà từng nghe chồng mình kể rằng, cha chồng đã mất tích một cách bí ẩn vào năm 1876, khi đó mới 29 tuổi.
Sain Juan,Puerto Rico
Năm 1954, trong một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu tại Sain Juan,Puerto Rico, chiếc khí cầu của Harry Rogan và Derek Norton bỗng dưng biến mất không dấu vết.
Đến năm 1990, tại vùng biển Cu Ba xuất hiện một khinh khí cầu không biết từ đâu tới, người chứng kiến cho biết: “Một phút đồng hồ trước tôi không thấy có gì ở chỗ đó nhưng một phút sau khinh khí cầu liền xuất hiện”, cảnh này rất kỳ lạ. Lúc ấy, chính phủ Cu Ba còn khăng khăng cho rằng đó là “Vũ khí bí mật” do Mỹ phái tới, thiếu chút nữa ra lệnh cho máy bay bắn rơi. Nhưng cuối cùng rất may mắn, họ đã không làm như vậy.
Rogan và Derek sau đó kể lại rằng, lúc đang bay, họ bỗng bị kích thích vào vùng não, cảm giác đau đớn có luồng điện chạy qua người, chỉ trong chớp mắt bầu trời và biển cả đột nhiên biến thành một mảng màu xám trắng. Sau đó đến Cu Ba, máy bay đã hiện ra trước mắt họ.
Chuyến bay thương mại Santiago
Chuyến bay thương mại Santiago 513 khởi hành từ Đức vào ngày 4/9/1954 và biến mất ở một nơi nào đó trên Đại Tây Dương, điều kỳ lạ là qua thời gian, nhiều chuyến bay khác cũng đã biến mất hoặc “dịch chuyển tức thời” xung quanh khu vực này.
Lúc đó, người ta giả thuyết rằng máy bay bị rơi và tất cả mọi người trên đó đã mất mạng. Tuy nhiên, chiếc máy bay trên được cho là đã tái xuất hiện sau 35 năm, lượn quanh sân bay và hạ cánh tại Porto Alegre, Brazil. Hôm đó là ngày 12/10/1989.
Tam giác quỷ Bermuda
Tháng 8/1981, một chiếc du thuyền của Anh mang tên “Sea Breeze” cùng 6 người trên boong đột nhiên biến mất tại vùng tam giác quỷ Bermuda.
8 năm sau, chiếc du thuyền xuất hiện trở lại một cách kỳ lạ tại đúng vị trí mất tích, 6 người trên thuyền vẫn bình an vô sự. Một điều đặc biệt mà cả 6 người trên du thuyền đều nhận thức được là, dường như bản thân mất đi cảm giác và họ hoàn toàn không biết được rằng ở ngoài kia 8 năm đã trôi qua. Ấy vậy mà họ chỉ cảm giác như một vài giây đã trôi qua mà hầu như chưa làm được một việc gì.
Vì thế câu chuyện Từ Thức gặp tiên rất có thể không phải là truyện cổ tích như ta vẫn thường nghĩ mà nó hé mở bí mật về Thời – Không.
Theo các nhà khoa học dự đoán, ngoài thời – không hiện tại của chúng ta, còn tồn tại cùng lúc nhiều thế giới song song khác nhau. Tại các thế giới này, không gian, thời gian trôi nhanh hơn hoặc chậm hơn so với không gian hiện tại. Sự việc của Từ Thức gặp tiên, chính là tiến nhập vào một thời – không khác trôi nhanh hơn thời – không hiện tại của chúng ta, vì thế, ông ở lại đó 1 năm trở về thì đã 200 năm trôi qua.
Tại sao người thường trong điều kiện thông thường không thể tiếp xúc được thế giới này?
Điều này được lý giải trong lý thuyết về “Đa thế giới tương tác”. Tháng 3/2014, các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu cơ học lượng tử, Đại học Griffith, Brisbane, Australia và Khoa toán học, Đại học Davis, California, Hoa kỳ đã công bố báo cáo khoa học được bình duyệt có tên “Hiện tượng lượng tử qua sự tương tác giữa các thế giới” trên tạp chí Ứng dụng vật lý (Aps physic).
Theo đó các thế giới song song được cấu hành từ những vật chất khác nhau và có mức độ vi tế khác nhau, ví dụ Trái Đất của chúng ta được hình thành từ những hạt lượng tử cấp độ nguyên tử nhưng cũng có những Trái Đất khác được cấu tạo từ những hạt vi tế hơn như: electron, Neutrino, quark,… những hạt vi tế này có thể xuyên việt qua cấu trúc của những hạt cấp độ lớn hơn nó, nên không xảy ra va chạm giữa các thế giới và con người trong hoàn cảnh thông thường không thể tiếp xúc đến được.
Chỉ có một số trường hợp đặc thù như người tu luyện đã cải biến hoàn toàn thân thể thành vật chất không gian khác, hoặc một người có cơ duyên đặc biệt mới có thể tiến nhập vào không gian khác, mà chuyện Từ Thức gặp tiên trên là một ví dụ.
Nam Minh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/tu-thuc-gap-tien-truyen-co-tich-viet-nam-hay-mot-hien-tuong-khoa-hoc.html