Mặc dù bị nghiêng 5 độ và nằm chênh vênh, tòa tháp nghiêng Pisa nổi tiếng cao 58m vẫn đứng đó mà không suy chuyển chút nào qua ít nhất 4 trận động đất mạnh ở Italy từ thế kỷ 13.
Trong lịch sử, Italy đã trải qua nhiều lần động đất có sức tàn phá lớn. Trung tâm của nước này nằm ngay trên ranh giới nơi mảng kiến tạo địa chất Á-Âu gặp châu Phi, do đó hay xảy ra những trận động đất tàn khốc.
Xét tới cấu trúc mong manh của tòa tháp, vốn còn không đứng thẳng nổi, hẳn theo lẽ thường thì nó đã bị hư hại nặng hoặc thậm chí đổ xuống bởi các cơn địa chấn. Ngạc nhiên thay, cho tới hôm nay, điều này vẫn không xảy ra và làm cho các kỹ sư phải vò đầu suy nghĩ.
Mãi cho tới gần đây các nhà khoa học mới khám phá ra nguyên nhân tháp nghiêng Pisa có sự bền vững kỳ lạ này.
Hóa ra là phần đất nền làm cho tòa tháp bị nghiêng, cũng chính là thứ giúp bảo vệ tòa tháp khỏi mặt đất rung chuyển. Tòa tháp cao khoảng 58m, kết hợp với tính chất đặc của đá cẩm thạch, cũng đóng vai trò quan trọng. Kết hợp lại, 3 yếu tố này làm cho tính rung chuyển của cấu trúc bị thay đổi rõ rệt, làm cho tòa tháp “trơ” (không cộng hưởng) với rung chuyển của mặt đất. Đây chính là nguyên nhân giúp nó sống sót cho tới ngày nay.
“Trớ trêu thay, chính loại đất làm cho nó bất ổn, bị nghiêng và có nguy cơ đổ nhào, lại giúp nó sống sót qua những vụ địa chấn,” nhà khoa học George Mylonakis của ĐH Bristol nói trong một thông cáo báo chí.
Thời xa xưa, tòa tháp được xây trên nền đất mềm và thi công một vài tầng cùng một lúc. Các kỹ sư trong lịch sử từng cho rằng rốt cuộc thì tòa tháp này sẽ đứng thẳng trở lại.
Tòa tháp nghiêng Pisa vẫn đứng đó từ khi nó được hoàn thành vào năm 1372. Năm 1964, chính phủ Italy thông báo tìm kiếm ý tưởng từ công chúng để ngăn không cho tòa tháp sụp đổ. Và kể từ đó, đã có nhiều nỗ lực được bàn bạc, từ việc dùng nitơ lỏng cho đến lấy bớt đất ra khỏi chân tháp… Tuy nhiên, mặc cho các lo lắng về động đất, tòa tháp này vẫn trụ được ở mức 6 độ Richter. Không tệ chút nào cho một công trình gần 1000 năm tuổi.
Theo Popular Mechanics,
Sơn Vũ tổng hợp
>> Điều gì đã khiến ‘kinh thành tửu sắc’ Pompeii bị diệt vong chỉ trong 1 ngày?