Blog Tâm Thức
Các di tích cổ đại được xây dựng theo những vị trí chiến lược toàn cầu?
Monday, 14/05/2018 03:54 am

Blog Tâm Thức

Hàng ngàn năm qua, có vô số nền văn minh cổ đại được xây dựng trên khắp hành tinh và đã để lại nhiều dấu tích cho đến tận ngày nay. Những cấu trúc vĩ mô, những công trình cự đại và những biểu tượng kỳ bí luôn là thách thức lớn đối với con người hiện nay.

vị trí, di tích cổ, Chiến lược,

Có phải các công trình cổ đại được xây dựng tại những vị trí chiến lược? (Ảnh: Ancient-code.com)

Chúng ta vẫn luôn tự hỏi: Những nền văn minh này đã phát triển như thế nào? Làm sao họ có thể vận chuyển những khối đá nặng đến hàng trăm tấn trong quá trình xây dựng?

Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng nhất mà các nhà khoa học luôn muốn tìm lời giải đáp chính là: Có phải các di tích cổ đại này còn được xây dựng với mục đích khác ngoài việc làm nơi thờ cúng và trú ngụ? Điều gì sẽ xảy ra nếu vị trí của những công trình cổ đại được đặt ở những vị trí không hề ngẫu nhiên, mà được thiết kế trên những vị trí mang tình chiến lược toàn cầu?

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra! Bạn có thể nhận thấy có một sự kết nối nhất định khi các công trình này dường như đã được các kỹ sư cổ đại sắp xếp theo một đường thẳng. Chúng được xây dựng bằng phương pháp tiên tiến dựa trên những phép tính và phương trình toán học kỳ lạ.

Đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa lý giải được chức năng thực sự của các kim tự tháp Ai Cập, nó đã được xây dựng như thế nào? Và bằng cách nào người cổ đại có thể đặt Kim Tự Tháp Giza ngay giữa trung tâm của Trai Đất một cách chính xác tuyệt đối đến vậy?Vì để làm được điều này, họ cần phải sở hữu rất nhiều kiến thức toán học ứng dụng như: Hiểu biết về đường song song Đông – Tây, hai điểm giao nhau của kinh tuyến Bắc – Nam, tiếp nối với một trong những đại dương sau đó đi thẳng đến Kim Tự Tháp.

Họ không thể đưa ra những tính toán dựa trên những yếu tố này. Vậy người xưa đã xác định như thế nào trong khi họ không hề có được sự hỗ trợ của các loại thiết bị bay như ngày nay?

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn phải công nhận rằng kim tự tháp Giza là một trong những thành tựu tuyệt vời nhất của việc kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau là vật lý và toán học.

Kim tự tháp Giza nặng 5.955.000 tấn, nếu ta nhân với 10^8 nó sẽ cho ra một con số tương đương với khối lượng của Trái Đất.

Việc xây dựng công trình khổng lồ này là một thách thức lớn đối với công nghệ ngày nay nên liệu có phải người Ai Cập cổ đã xây dựng nó chỉ bằng đá và gậy gộc?

TAMTHUC
vị trí, di tích cổ, Chiến lược,

Kim tự tháp Giza được xây dựng như thế nào?

Mặt khác, khi khảo sát vị trí xây dựng của các kim tự tháp và các di tích Stonehenge, Teotihuacan, kết quả đã khiến nhiều người phải kinh ngạc. Phải chăng những công trình này đã được kết nối với nhau thông qua ý tưởng kiến trúc mang tính toàn cầu? Hay một hiện tượng toàn cầu nào đó đã hướng con người cổ đại xây các công trình này theo cùng một hướng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu người Ai Cập cổ đại không đặt các kim tự tháp theo vị trí ngẫu nhiên? Điều gì sẽ xảy ra nếu kim tự tháp, đền thờ và lăng mộ được xây dựng theo những vị trí địa lý cụ thể đã được tính toán? Liệu những công trình này có được xây dựng với mục đích to lớn hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu những tính toán này được áp dụng tương tự trong nhiều nền văn minh trên khắp thế giới?

Trước hàng loạt câu hỏi này, Các nhà nghiên cứu theo học thuyết du hành vũ trụ cổ đại đã chỉ ra hiện tượng gọi là “lưới điện thế giới” hoặc “lưới Trái Đất”. Lý thuyết này cho rằng, những nền văn minh tiền sử đã cố ý xây dựng các công trình cổ đại trên toàn cầu theo một đường năng lượng. Nó được xác định khi ánh sáng khúc xạ giúp kết nối với các điểm đến quan trọng và tạo thành một khuôn mẫu chung.

 

Ý tưởng về “mạng lưới thế giới” lúc này đã ví Trái Đất như một tinh thể khổng lồ, nơi năng lượng chảy vào thông qua các điểm chấm nhỏ. Tại đây các đường dẫn năng lượng sẽ giao nhau và di chuyển trên toàn thế giới.

Nhưng trước khi lý thuyết du hành vũ trụ cổ đại tồn tại, hàng ngàn năm trước nhà triết học người Hy Lạp cổ – Plato đã thực hiện các bước đầu tiên để xác định các địa điểm cụ thể trên Trái Đất. Ông là một trong những người đi đầu trong việc đề xuất cấu trúc cơ bản của Trái Đất được phát triển từ các hình dạng hình học hiện nay gọi là chất rắn Platonic. Ông đã mô tả Trái đất bằng cách tạo ra 12 khuôn mặt ngũ giác và 20 xoáy trên bề mặt.

Trong thực tế, Plato đã viết rằng có một linh hồn thế giới mà ông mô tả là một quả cầu gồm 120 hình tam giác giống hệt nhau. Một số nhà khoa học ngày nay tin rằng điều này có thể đã được áp dụng trong việc xây dựng các công trình cổ trên Trái Đất.

Tuy nhiên, việc khai thác lưới điện thế giới của người xưa đã diễn ra như thế nào? Cũng như làm sao để họ phát hiện được trường điện từ và các dòng năng lượng trên Trái đất, trong khi họ không hề có sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ tiên tiến như chúng ta? Hay họ đã xây dựng những công trình này để khai thác nguồn năng lượng?

Một số nhà nghiên cứu bị thuyết phục rằng các công trình đá khổng lồ này có một mật mã bí ẩn chung. Loại mật mã này sẽ giải thích cho tất cả các nghi vấn của chúng ta hiện nay. Nó sẽ cho con người hiện đại biết được tại sao các công trình được xây dựng, ai đã xây dựng nó và cách thức tổ chức các di tích nằm rải rác trên thế giới hiện nay.

Nhưng trước khi tìm được mật mã đó, có một điều mà chúng ta phải công nhận là con người càng nghiên cứu và khám phá thế giới, càng nhận ra mình có hiểu biết rất ít. Đó cũng chính là lý do vì sao cho đến nay, giả thuyết về những công trình cổ đại được xây dựng bởi người Maya, người Ai cập cổ, các nền văn minh Lưỡng Hà, hay châu Á được đặt ở những địa điểm cụ thể và được kết nối với “lưới năng lượng” vẫn còn là ẩn số chưa có lời giải đáp.

Uniwriter, dịch từ Ancient Code

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cac-di-tich-co-dai-duoc-xay-dung-theo-nhung-vi-tri-chien-luoc-toan-cau.html