Blog Tâm Thức
Vì sao việc cấm súng ở Mỹ là không thực tế?
Monday, 18/06/2018 10:00 am

Blog Tâm Thức

Cùng với những vụ xả súng xảy ra ở Mỹ, cuộc tranh luận giữa việc cấm súng và phản đối cấm súng vẫn cứ tiếp diễn. Mới đây, một Hoa Kiều có đăng tải trên mạng một bài viết với tựa để “Vì sao việc cấm súng ở Mỹ là không thực tế?” đã thu hút rất nhiều cư dân mạng quan tâm.

Tác giả cho biết, ông là cựu quân nhân quân đội Mỹ, hiện là thám tử liên bang và cũng là một tay súng giỏi, ông bày tỏ mình vô cùng phản đối những “lời kêu gọi cấm súng mà người ta nghĩ ra”. Trong bài viết này ông đã phân tích lý do tại sao cấm súng là điều không thực tế ở Mỹ, cũng như lý do vì sao việc dùng súng là điều tất yếu ở rất nhiều khu vực trên đất nước Mỹ.

Dưới đây là trích dẫn một phần nội dung của bài viết:

Mỗi lần bàn về chủ đề này, tôi đều phải nói trước rằng cá nhân tôi luôn ủng hộ việc quản lý súng nghiêm ngặt. Nếu như thật sự có thể đảm bảo được việc súng của tội phạm cũng bị tịch thu thì tôi cũng ủng hộ hạn chế súng. Nhưng tôi tuyệt đối không ủng hộ việc “treo đầu dê bán thịt chó” của Đảng Dân Chủ hiện nay, tức chỉ cho phép xu hướng cấm súng mang tính kích động của quan chức các tiểu bang (ví dụ: chỉ xét những khẩu súng mua sau khi lệnh cấm súng được ban hành, mà không cần xét những khẩu súng mua trước đó, thật buồn cười, súng cũ thì không giết người được sao?) Nếu như thật sự muốn cấm thì phải tuyên bố nghiêm túc chính sách thu hồi, kịp thời điều động quân đội, lục soát mỗi nhà mỗi người, người lục soát phải nghiêm túc xử lý. Đồng thời phải canh phòng nghiêm ngặt biên giới, triệt phá đường dây tội phạm súng và ma túy.

Nếu không làm được những điều trên thì tôi sẽ ủng hộ việc người dân dùng súng một cách hợp pháp và lý trí, bao gồm việc tăng cường lực lượng cảnh sát ở những nơi công cộng như trường học, trung tâm thương mại… hoặc có thể lấy chứng chỉ CCW. Ngoài ra, là một tay súng thâm niên, tôi phải nhấn mạnh rằng súng không phải là vạn năng, mong các Hoa Kiều dù ủng hộ hay phản đối việc cấm súng cũng nên cảnh giác, cẩn thận với những gì xung quanh chúng ta, đừng trở thành vật hy sinh cho tội phạm bạo lực.

Vì sao việc cấm súng ở Mỹ là không thực tế
(Ảnh: Internet)

Tình trạng phân bố dân cư thưa thớt ở Mỹ gây nên sự bất tiện về mức độ quản lý của cảnh sát, dùng súng tự vệ là sự lựa chọn tất yếu

Ba cấp của một tiểu bang trong liên bang ở Mỹ đều có quyền lực nhất định. Đây là cơ cấu ‘địa phương tự trị’ tương đối phân tán, điều này cũng có thể thấy được từ phương diện cảnh sát. Cục điều tra liên bang chịu trách nghiệm những vụ án hình sự giết người lớn, cảnh sát bang về cơ bản chỉ duy trì trật tự của cao tốc bang và khu vực lân cận cũng như chịu trách nhiệm về môi trường xung quanh, động vật… Còn những vụ cướp vặt thì do cảnh sát địa phương quản lý. Ba hệ thống cảnh sát này không phải là một hệ thống thu nhập tài chính chung, mà mỗi cấp tự dùng thuế để quản lý cấp của mình. Điều này sẽ dẫn đến việc những khu vực có mật độ dân số đông và giàu có thì lực lượng cảnh sát sẽ mạnh hơn, có thể quản lý tội phạm hữu hiệu hơn, nhu cầu dùng súng của người dân không cao, tất nhiên chế độ quản lý súng nghiêm ngặt cũng dễ xuất hiện.

Trên thực tế, dù mua trên mạng hay qua những cửa hàng súng thì hiện nay việc mua súng ở các tiểu bang đã không còn là việc dễ dàng nữa. Mua súng tuyệt đối không giống như mua rau như truyền thông Mỹ và đa số các trang báo Trung Quốc đưa tin nữa. Ở khu vực giàu có và có mật độ dân số đông như New England cũng như khu vực lân cận thủ đô Washington D.C đa phần người dân không mang súng, luật địa phương cũng có quy định nghiêm ngặt đối với súng. Lấy tiểu bang Maryland làm ví dụ:

Vì sao việc cấm súng ở Mỹ là không thực tế
(Ảnh: Pixabay)

Điều này có gì khác với việc cấm súng toàn diện?

Chúng ta phải biết rằng, dân số của Mỹ chỉ bằng 1/4 dân số Trung Quốc, còn diện tích thì lại lớn hơn Trung Quốc. Điều này có nghĩa là dân số trên một đơn vị diện tích của Mỹ ít hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Còn lực lượng cảnh sát thì cần xét theo mật độ dân số + thuế, nghĩa là hiện nay cảnh sát ở Mỹ không đủ. Hiện nay những thành phố lớn ở Mỹ có hơn một triệu người chỉ có 9 điểm cảnh sát, còn Trung Quốc là trên 160 điểm. Điều này cũng có thể cho thấy cảnh sát của Mỹ đang đối mặt với tình trạng dân số phân tán đến mức nào…

Lấy ví dụ như bản thân tôi sống ở Columbus thuộc tiểu bang Ohio, vài tháng trước nhà một người bạn tôi bị cạy cửa vào lúc hơn 2 giờ sáng (cửa nhà ở Mỹ thường chỉ có cửa gỗ, không có cửa chống trộm như Trung Quốc), cô ấy ở nhà một mình sợ là cướp bằng súng nên đã gọi cho 911 và tôi. Từ lúc tôi thức dậy, mặc quần áo, lái xe đến nhà cô ấy và dọa cho kẻ cạy cửa bỏ chạy tổng cộng mất 15 phút. Còn 911 mất bao nhiêu lâu để đến nơi? Chính xác là 1 tiếng 45 phút, nếu thật sự là một vụ cưỡng hiếp giết người thì sao? Vậy thì cảnh sát có thể trực tiếp đến nhận xác rồi. Sau khi cảnh sát đến, chúng tôi tìm hiểu thì được biết, thì ra tối hôm đó trong cả khu vực trường Đại học Ohio chỉ có một chiếc xe cảnh sát (nơi chúng tôi sống không phải là trong trường, vì vậy cảnh sát căn cứ theo khu vực nên không điều xe đi) lỡ mà xảy ra chuyện gì đó thì làm sao quay về được? Phải biết rằng, Columbus là thành phố lớn nhất của tiểu bang Ohio, dân số chỉ có 800.000 người, nơi chúng tôi sống còn chưa phải là khu nghèo mà còn như vậy. Vậy thì bạn lấy gì để mong những thành phố tầm trung khác có dân số ít hơn Columbus hoặc những vùng nông thôn hy vọng đến việc cảnh sát đến ngăn chặn tội phạm? Nhất là khi sở cảnh sát gần nhất cách nhà chúng tôi 45 phút lái xe?

Theo bản đồ, có thể thấy rõ ở Mỹ có bao nhiêu tiểu bang chỉ có 20 người/dặm vuông? Hoặc có bao nhiêu khu vực đạt trên 500 người/dặm vuông? Bạn mong những tiểu bang này dựa vào cảnh sát để duy trì trật tự, hẳn là cảnh sát dù hết sức cũng không làm được…

Trao súng cho người dân sẽ làm cân bằng khả năng tự vệ

Trên đây đã nói đến hiện trạng cảnh sát ở Mỹ, vậy thì khi nhắc đến sự tự vệ, chúng ta hãy xem thử tầm quan trọng của súng đối với tự vệ. Khổng Tử có câu: “Chẳng đánh mà khiến đối phương hàng phục”, chính là tác dụng uy hiếp. Người dân mang súng cũng tương tự, tác dụng lớn nhất của việc mang súng là để chấn nhiếp kẻ xấu. Chỉ cần pháp luật cho phép người dân mang súng và trong xã hội cũng có rất nhiều người dân mang súng tuân thủ pháp luật (ở Mỹ có 300 triệu người có 270 triệu khẩu súng) thì sức mạnh chấn nhiếp này sẽ rất lớn.

Rất nhiều tội phạm khi được hỏi đều nói: Nếu biết người bị hại có súng, thường thì họ sẽ gạt bỏ ý nghĩ phạm tội. Bởi vì tội phạm không biết nhà ai không có súng hoặc ai không mang súng bên mình, dù là những người kiên trì với luật cấm súng cũng được bảo vệ nhờ sức uy hiếp này. Đây chính là “Không súng thắng có súng”.

Ngược lại, nếu pháp luật cấm súng, dù bạn âm thầm để súng ở nhà, tội phạm cũng sẽ tìm đến vì nghĩ rằng trong nhà bạn không có súng và có khả năng sẽ làm hại bạn. Đây chính là “có súng mà như không”. Lấy một ví dụ, nếu bạn là một người xấu, bạn muốn đi kiếm chút tiền, ra cửa rẽ trái là thành phố Morton Grove hoàn toàn cấm súng ở tiểu bang Illinois, rẽ phải là thành phố Kennesaw ở tiểu bang Georgia, nơi mà nhà nào cũng phải có súng. Vậy tội phạm sẽ đi đâu? Không cần phải hỏi, đa phần sẽ đến nơi không có súng, dù bản thân tội phạm có súng hay không. Người dân ở Kennesaw không cần phải dùng đến súng nhưng tác dụng của súng đã phát huy rồi. Và tỉ lệ phạm tội ở hai thành phố này trong hơn 30 năm nay đã hoàn toàn chứng minh điều này.

TAMTHUC

Chính vì tác dụng chủ yếu của súng đã được phát huy ngay khi không dùng đến nên người dân rất khó để ước tính được rốt cuộc súng đã ngăn chặn được bao nhiêu vụ phạm tội. Vì vậy, một số bài báo đã dùng điều này để khiến mọi người nghĩ rằng súng không có tác dụng mà chỉ gây tai họa (quả thật đa số mọi người cả đời cũng không dùng đến súng để đánh người xấu). Vì tác dụng của súng là để uy hiếp và rất khó để biết được rốt cuộc đã uy hiếp được bao nhiêu kẻ xấu, vậy chúng ta cần nhìn nhận tác dụng của súng ra sao? Trước tiên chúng ta hãy thử đặt ra giả thiết tác dụng uy hiếp của súng bằng 0, sau đó xem thử tác dụng thực tế của nó. Thường thì những người dân tuân thủ luật pháp khi dùng súng để đe dọa, làm bị thương hoặc giết chết kẻ xấu xong sẽ báo cảnh sát, vì vậy sở cảnh sát sẽ ghi chép lại. Chỉ cần lên mạng tìm “số liệu thống kê tự vệ bằng súng” là có thể tìm thấy rất nhiều kết quả.

Căn cứ theo nghiên cứu vào năm 1994 của chuyên gia tội phạm thuộc trường Đại học Florida, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 2,5 triệu công dân hù dọa hoặc đuổi tội phạm bằng súng, trong đó có 390.000 người (15,7%) tin rằng khi đó nếu không có súng thì họ chắc chắn đã chết; khoảng 360.000 người (14,2%) nghĩ rằng nếu khi đó họ không có súng thì rất có thể đã chết. Cũng có nghĩa là, dù cho tác dụng uy hiếp của súng là bằng 0, nhưng mỗi năm súng cũng đã giúp hàng triệu người tránh được tội phạm bạo lực cũng như cứu sống hàng trăm ngàn người. Cuộc nghiên cứu này còn cho thấy, trong hơn phân nửa các trường hợp, tội phạm là 2 người trở lên. Hơn 1/4 trường hợp có 3 người trở lên phạm tội. Điều này có nghĩa là những cách tự vệ khác ngoài súng (như võ, bình xịt cay, súng điện…) là rất hạn chế.

Vì sao việc cấm súng ở Mỹ là không thực tế
(Ảnh: Pixabay)

Súng như một dạng bảo hiểm có thể bảo toàn tính mạng trong tình huống cực đoan. Còn tôi thì nghĩ rằng: Khi tôi cần dùng đến bảo hiểm, nếu tôi không có, liệu tôi có tự chịu nổi tổn thất hay không? Nếu có thể chịu được, vậy tôi không mua bảo hiểm (bởi vì những việc này rất khó xảy ra với tôi). Nếu không thể chịu được, tôi cần phải mua bảo hiểm. Vì vậy tôi sẽ không mua bảo hiểm lâu dài, nhưng tôi nhất định sẽ mua bảo hiểm xe, bảo hiểm tai nạn, như vậy ngộ nhỡ tôi xảy ra chuyện, các con của tôi vẫn có đủ tiền để học hết đại học. Mua loại bảo hiểm này không phải là tôi rủa mình bị tai nạn xe, cũng không phải tôi tự trù mình chết sớm, mà là trách nhiệm đối với gia đình của một người đàn ông đi làm kiếm tiền như tôi.

Có rất nhiều người tỏ ra nhiệt tình ủng hộ việc phản đối súng, cấm súng là bắt nguồn từ một giả thiết: ‘Tôi sống ở nơi an toàn, kẻ xấu không đến đây, sau này cũng vậy. Nếu tôi có súng, ngoài làm tăng khả năng gây tai họa ra, súng chẳng có tác dụng gì với tôi cả. Khi mà chắc chắn không có lý do gì để dùng súng, đương nhiên súng ngoài xã hội cũng sẽ càng ít càng an toàn, tất nhiên tôi phải cấm súng, phản đối súng rồi!’ Nhưng vấn đề là: Bạn khẳng định kẻ xấu sẽ không đến ư? Liệu có phải đợi đến khi kẻ xấu bấm chuông cửa hỏi xem có ai ở nhà không thì bạn mới bắt đầu nghĩ đến việc dùng súng chăng? Chẳng lẽ những vụ án mà kẻ xấu đến xả súng ở khu vực an toàn ít lắm sao? Phải thấy bao nhiêu ví dụ thì bạn mới tin việc này có thể sẽ xảy ra ở nhà mình? Súng giống như bảo hiểm tai nạn cá nhân vậy. Nếu không có súng, ngộ nhỡ xảy ra chuyện, hậu quả của nó là điều mà tôi không thể gánh nổi, vì vậy tôi và hơn phân nửa các gia đình ở Mỹ lựa chọn có súng và chấp nhận những bài huấn luyện bắt buộc.

Thanh Long

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/doi-song/vi-sao-viec-cam-sung-o-my-la-khong-thuc-te.html