Blog Tâm Thức
Đại kim tự tháp Giza, kỳ quan vĩ đại nhất mọi thời đại (P.2): Kết luận vội vàng ‘bài toán của Thần’ dẫn tới sai lầm nghìn năm
Friday, 06/07/2018 17:54 pm

Blog Tâm Thức

Những điều bí ẩn được phát hiện từ Đại kim tự tháp Giza ngày càng nhiều, liên quan tới tất cả các lĩnh vực khoa học, các chuyên gia hàng đầu cũng không tìm ra lời giải thỏa đáng, nhiều người cho rằng công trình vĩ đại này “mang dấu ấn của thần”, hay “bài toán của thần”.

Bài toán của thần

“Bài toán của thần” có thể phát biểu ngắn gọn như sau:

Xây dựng một công trình có dạng hình tháp, kích thước của nó mô phỏng chính xác hình dạng trái đất, nhiệt độ trung bình bên trong nó bằng chính xác nhiệt độ trung bình trên trái đất. Công trình này phải có thể chịu được những thiên tai thảm khốc nhất xảy ra trên trái đất, để lưu truyền nó cho muôn đời sau

Đặt nó ở vị trí trung tâm nhất của trái đất (là giao điểm của đường kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất), quay mặt về hướng chính bắc với độ chính xác tuyệt đối. Đồng thời đỉnh của nó chỉ thẳng vào ngôi sao sáng nhất của chòm Orion.

KIm tự tháp Ai Cập đặt ở vị trí trung tâm nhất của trái đất (Ảnh: tinhhoa.net)

Công trình triển hiện thần tích

Kích thước của Đại kim tự tháp Giza mô phỏng chính xác hình dạng trái đất, với phần đáy là 13 mẫu (tương đương 52.609 m2) và xây lên tới độ cao 146,5 m.

Lấy chiều cao của Đại kim tự tháp nhân với 43.200 thì ra chính xác bán kính trái đất
Lấy chu vi của Đại kim tự tháp nhân với 43.200 thì ra chính xác chu vi đường xích đạo
Con số 43.200 cũng không phải là con số ngẫu nhiên, nó có liên hệ với chu kỳ rung lắc của trái đất.

Kim tự tháp được xây lên bởi 2,3 triệu khối đá (Ảnh: Khoahocphattrien.vn)

Tất cả những yêu cầu trong “bài toán của thần” đều được đáp ứng một cách chính xác tuyệt đối, Đại kim tự tháp được xây nên bởi 2,3 triệu khối đá, tổng khối lượng cỡ 6 triệu tấn, kích thước trung bình của các khối đá là từ 2-15 tấn, có những khối lên tới 70 tấn, nhiệt độ bên trong là 20 độ C, đúng bằng nhiệt độ trung bình trên trái đất, đồng thời được đặt ở ví trí chính tâm, quay mặt về hướng chính bắc. Đại kim tự tháp đã trải qua bao thiên tai kiếp nạn, nay vẫn đứng đó thách thức thời gian và các nhà khoa học lỗi lạc nhất trong mọi lĩnh vực.

Điểm hóa từ câu chuyện truyền thuyết

Có một câu chuyện truyền thuyết kể rằng, ở trên thiên thượng có một thế giới gọi là Cự thiên Thế giới, chủ nhân của thế giới này là Cự Thiên Phật, ngài muốn xây dựng một công trình trên bề mặt trái đất có hình dạng giống với Thánh điện trên thế giới đó, để sau này ngài sẽ sử dụng khi hạ thế.

Ngài gọi các đệ tử của mình tới xem ai nguyện ý tiến nhập tam giới, chịu đựng vô vàn nguy hiểm và khổ cực để hoàn thành nhiệm vụ này. Có hai đệ tử bước ra rồi lại một số đệ tử khác bước ra tỏ ý muốn hiệp trợ.

Cự Thiên Phật, ngài muốn xây dựng một công trình trên bề mặt trái đất có hình dạng giống với Thánh điện trên thế giới đó, để sau này ngài sẽ sử dụng khi hạ thế… (Ảnh: )

Cự Thiên Phật an bài tỉ mỉ mọi thứ, ngài coi sóc đệ tử chuyển sinh, giao cho các thần trên thiên thượng chăm lo cho các đệ tử này, rồi đến thời điểm thích hợp sẽ giúp họ tiến hành việc xây dựng.

Công trình Đại kim tự tháp đã được xây dựng bởi 800 tráng sĩ cường tráng, tài hoa, nhân cách cao thượng, thân hình cao từ 5,2m trở lên, cùng 100 thiếu nữ đoan trang thuần khiết có nhiệm vụ trà các tảng đá, tất cả nam nữ đều chưa lập gia đình, họ sẽ xây dựng công trình vĩ đại dưới sự trợ giúp của thần linh khắp trời, và công trình đã được hoàn thành không một chút sai sót như vậy.

Công trình vĩ đại, xứng đáng là một thần tích như vậy, nhiều điểm bí ẩn vẫn chưa được làm rõ, nhưng nhiều người đã vội vàng đưa ra kết luận về những công trình này.

Kết luận vội vàng của các nhà Ai Cập học

Các nhà Ai Cập học cùng với chính quyền nước này trong nhiều năm nay vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm rằng ba đại kim tự tháp cùng với bức tượng Nhân sư được xây dựng từ thời Ai Cập cổ, bởi mệnh lệnh từ các Pharaoh với mục đích chính là ướp xác các Pharaoh này khi họ qua đời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những thiếu sót trong kết luận trên, đồng thời cũng đưa ra cái nhìn rộng lớn, toàn diện hơn về các tác phẩm vĩ đại này.

Vội vàng kết luận và đặt tên

Các nhà Ai Cập học và chính quyền Ai Cập đã vội vàng đưa ra kết luận rằng những người Ai Cập cổ chính là tác giả của các đại kim tự tháp và bức tượng Nhân sư, họ còn đặt tên cho các kim tự tháp này theo tên của các vị Pharaoh tương ứng. Tuy nhiên những chứng cứ được đưa ra là không đủ thuyết phục, và khi tìm hiểu sâu hơn thì thấy rằng chúng thậm chí không chắc chắn.

Quan niệm truyền thống cho rằng tượng Nhân Sư là khuôn mặt vua Pharaon Khafre (Ảnh: )

Như mặt của bức tượng nhân sư thoạt nhìn thì thấy giống tượng điêu khắc của Pharaoh, nhưng khi được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các nhà khảo cổ học Mỹ thì thấy chúng chẳng có chút tương đồng nào cả. Trong cả ba kim tự tháp lớn người ta cũng không tìm thấy xác ướp của các vị Pharaoh thời Ai Cập cổ. Ngoài ra, các bức chạm khắc thường xuất hiện trong các di tích của người Ai Cập cổ cũng không xuất hiện trong ba kim tự tháp lớn này.

Mặt khác, việc nâng cấp, tu sửa, hoặc xây dựng thêm một số kim tự tháp nhỏ của người Ai Cập cổ rất dễ dẫn tới hiểu lầm rằng họ là tác giả của tất cả các công trình trên cao nguyên Giza. Trên thực tế, người Ai Cập cổ sau khi phát hiện được công dụng kỳ diệu của ba kim tự tháp lớn, họ đã xây dựng thêm những kim tự tháp nhỏ phỏng theo ba kim tự tháp lớn này.

3 kim tự tháp nhỏ hơn mới đúng là sản phẩm của người Ai Cập cổ đại (Ảnh:YAN News)

Những di tích như bút tích của vị quản đốc, những khu vực khai thác đá… được lưu lại khi người Ai Cập cổ xây dựng những kim tự tháp nhỏ, đã khiến các nhà Ai Cập học vội vàng đưa ra kết luận về cả ba kim tự tháp lớn. Điều này đã trở thành niềm tin phổ biến đối với người dân thế giới, thậm chỉ với cả đông đảo các nhà khảo cổ học trong cả nghìn năm qua.

Sự thật dần được khai mở

Phát hiện tinh tế của Robert Schoch

Mặt dù nhìn thấy nhiều điểm không đủ thuyết phục trong kết luận về nguồn gốc của các đại kim tự tháp của các nhà Ai Cập học, nhưng nhân loại vẫn tin rằng những người Ai Cập cổ thực sự là những người xây dựng, mãi đến khi Robert Schoch công bố kết quả nghiên cứu của mình.

Nhà Ai Cập học Robert Schoch (Ảnh: wiki)

Robert M. Schoch là giáo sư địa chất học cũng là giáo sư về khoa học tự nhiên tại trường Đại học Boston, Mỹ. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu tượng Nhân sư, ông cũng tin rằng kết luận của các nhà Ai Cập học là chính xác. Nhưng khi đến trực tiếp hiện trường để nghiên cứu thì ông sớm phát hiện những đặc điểm địa lý không tương thích.

Cụ thể, ông phát hiện những vết xói mòn rất đặc trưng trên thân của bức tượng Nhân sư, mà chỉ có thể gây ra bởi nước chứ không thể do gió hay bão cát. Tuy nhiên cao nguyên Giza nằm ở biên của sa mạc Sahara, là khu vực khô nóng trong suốt 5000 năm qua, còn vết xói mòn nằm tại phần chính thân, vị trí lâu đời nhất của bức tượng thì giống như bị ngâm trong nước hoặc đã trải qua những trận mưa rất lớn, chứng tỏ bức tượng Nhân sư đã tồn tại trước thời Ai Cập cổ rất nhiều, khoảng 10.000 tr. CN, thời kỳ mà khí hậu rất khác biệt và có nhiều mưa hơn.

Trong thời kỳ xa xưa, Tượng Nhân sư Ai Cập đã từng bị chìm một phần dưới mực nước (Ảnh:Disclose.tv)

Giáo sư Schoch còn làm nhiều thí nghiệm khác, ông dùng sóng âm để kiểm tra nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả phần móng của bức tượng Nhân sư, kết quả vẫn vậy, ông chắc chắn rằng bức tượng này tồn tại từ 5000 tr.CN hoặc sớm hơn chứ không thể vào thời Ai Cập cổ.

Kết luận của Schoch khiến giới khảo cổ rất chấn động, rất nhiều chuyên gia cũng triển khai nghiên cứu theo hướng này, và kết quả là ngày càng có nhiều nhà khảo cổ học dòng chính, những người đã có nhiều thành tựu, ủng hộ kết luận của giáo sư Schoch.

Cái nhìn độc đáo của Graham Hancock

Graham Hancock là tác giả của nhiều cuốn sách về khảo cổ, về các nền văn minh tiền sử, thiên văn… Ông cũng là người đã giành nhiều tâm huyết để nghiên cứu các công trình vĩ đại trên cao nguyên Giza.

Học giả Graham Hancock (Ảnh: wiki)

Sau năm lần leo lên đỉnh của các đại kim tự tháp, nhiều lần khám phá tất cả các đường hầm được tìm thấy trong các đại kim tự tháp, ông đã đưa ra những đánh giá rất thú vị về các công trình này.

Hancock cho rằng con người sẽ không thể nghĩ tới việc xây dựng một kim tự tháp lớn như vậy, đồng thời còn đưa thêm vào đó những “gánh nặng trong thiết kế”, mà những điều này khiến ông liên tưởng tới “dấu ấn” của thần.

Đề cập đến việc xây dựng Đại kim tự tháp từ những khối cự thạch ông cho biết, đây tuyệt đối không thể do các nô lệ xây dựng như các nhà Ai Cập học đề cập, mà tác phẩm nghệ thuật vĩ đại này phải do các nghệ nhân kỳ tài, họ là những bậc thầy về kiến trúc, điêu khắc và làm kim tự tháp ở thời kỳ đỉnh cao phong độ, bằng lòng yêu nghề và tất cả sự quan tâm của họ.

Lấy một ví dụ đơn giản, có nhiều khối đá nặng 70 tấn được xếp chồng lên nhau một cách vô cùng chính xác. Hãy thử tưởng tượng một lỗi nhỏ xảy ra trong quá trình trạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt hay xếp chồng lên nhau, thì thay vì có được Đại kim tự tháp như ngày nay, nó sẽ là một đống đá ngổn ngang, có thể là hình xoắn ốc.

Kim tu thap
Các khối đá của Đại kim tự tháp Giza được xếp khít nhau đến mức một sợi tóc hay một tờ giấy mỏng cũng không lọt vào được. (Ảnh: HiddenIncaTours)

Đặc biệt trong các tác phẩm Fingerprints of the Gods, Magicians of the Gods, Hancock đã công bố một kết quả nghiên cứu rất quan trọng, ông dựa vào các đặc điểm thiên văn để xác định tuổi thọ của các kim tự tháp. Kết quả mà ông đưa ra trùng khớp với thời gian mà giáo sư Robert Schoch công bố.

Nghiên cứu của ông dựa trên đặc điểm trái đất đang quay quanh trục của nó, đồng thời chính bản thân trục của trái đất cũng rung lắc với chu kỳ 26.000 năm. Chính nhờ có Mặt Trăng nên sự rung lắc giảm mạnh, nếu không Trái Đất sẽ giống như Sao Hỏa, sự rung lắc mạnh sẽ khiến cho khí hậu bị biến đổi nghiêm trọng, các mùa thay đổi, khí hậu khắc nghiệt, Trái Đất sẽ trở nên không ổn định và không thích hợp cho sự sống.

Các đại kim tự tháp quay mặt về hướng chính bắc và chỉ thẳng vào ba ngôi sao sáng nhất của chòm Orion (Ảnh: tinhhoa.net)

Hancock đã dựa vào đặc điểm này, cùng với đặc điểm các đại kim tự tháp quay mặt về hướng chính bắc và chỉ thẳng vào ba ngôi sao sáng nhất của chòm Orion, bằng các tính toán kết hợp với giám sát tỉ mỉ chu kỳ rung lắc của Trái Đất, ông xác định rằng tuổi của các đại kim tự tháp là vào khoảng 10.500 tr.CN hoặc 12.500 năm trước đây.

Vũ trụ vô biên, trái đất chỉ là hạt bụi bé tẹo trong Hệ Ngân Hà đang vận chuyển, những điều bí ẩn mà con người chưa khám phá ra còn rất nhiều, những kết luận vội vàng như với các công trình đại kim tự tháp sẽ khiến nhân loại bị đóng khung lại. Tuy nhiên nhân loại luôn không ngừng nhận thức những điều mới, kim tự tháp vẫn còn đó, sẽ có một ngày sự thật được khai mở ra cho nhân loại.

Đường Chính

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/dai-kim-tu-thap-giza-ky-quan-vi-dai-nhat-moi-thoi-dai-p-2-ket-luan-voi-vang-bai-toan-cua-than-dan-toi-sai-lam-nghin-nam.html