Blog Tâm Thức
Bali và Maya: Bí ẩn về 2 nền văn minh "song sinh" bị học giả che giấu
Monday, 09/07/2018 00:08 am

Blog Tâm Thức

Tuy ở hai cực của Thái Bình Dương nhưng văn hóa của người Bali cổ và Maya cổ không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, tại sao giới khoa học chưa công bố điều này?

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Văn hóa của người Bali cổ và Maya cổ không khác nhau nhiều. (Ảnh: Tinh Hoa)

Đây là một câu hỏi lớn của ngành khảo cổ. Hai di tích còn sót lại của 2 nền văn minh cổ đại không hề liên quan đến nhau đã tiết lộ một câu chuyện mà chúng ta chưa từng biết: Người Maya cổ và người Bali cổ sống ở hai cực khác nhau của Thái Bình Dương, nhưng kiến trúc, tranh ảnh, tôn giáo của họ lại giống nhau như một cặp song sinh vậy. Hơn thế nữa, điều khó tin chính là câu hỏi này lại bị các học giả xem thường thậm chí là giấu nhẹm đi.

văn minh song sinh, Maya, Bali,

“Nền văn minh song sinh” ở hai cực của Thái Bình Dương. (Ảnh: internet)

Những bằng chứng dưới đây có thể cho thấy trên Trái đất từng tồn tại các nền văn minh tiền sử có trình độ cao khác chứ không chỉ có nền văn minh của chúng ta hiện nay.

Kim Tự Tháp bậc thang (cùng với đền thờ trên đỉnh tháp)

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Kim tự tháp bậc thang ở nền Bali và Maya. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (ảnh trái): Đền Besakih là ngôi đền quan trọng nhất, lớn nhất và cũng linh thiêng nhất ở đảo Bali, Indonesia. Nó được xây dựng theo dạng kim tự tháp bậc thang.

Maya (ảnh phải): Kim tự tháp bậc thang này có tên là Ossuary, hay còn gọi là Lăng mộ High Priest với 4 mặt, mỗi mặt đều có bậc thang đi lên. Hai bên cầu thang có khắc hình rắn mang lông chim đang quấn lấy nhau.

Tay vịn hình một đôi rồng/rắn

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Tay vịn hình đôi rồng/rắn.(Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (ảnh trái): Tầng trên cùng của đền Besakih được gọi là nấc thang lên thiên đường, nó có tay vịn hình đôi rồng/rắn kéo dài cả một tầng. Miệng của đôi rồng/rắn này há to ra ở điểm cuối cùng của cầu thang.

Maya (ảnh phải): Tay vịn phía Bắc Kim Tự Tháp El Castillo cũng có khắc hai con rắn lông vũ. Ở điểm cuối cùng của thang, miệng của chúng cũng há ra.

Kết cấu hình vòm

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Kết cấu hình vòm. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Tượng thần ở lối vào đền

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Tượng thần ở lối vào đền. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (bên trái): Chú ý phần mặt, tay phải, tay trái, chân trái. Vị thần của đảo Bali này được đặt ở vị trí lối vào đền. Tay trái thần cầm đuốc, hàm răng rất lớn, tóc dài, có râu, và khuôn mặt rất đáng sợ. Ở phần dưới của tấm hình, bạn có thể thấy chân trái của thần hướng về bên trái, đồng thời tay phải đặt ở dưới ngực, rất giống với bức tượng của người Maya.

Maya (bên phải): Chú ý phần mặt, tay phải, tay trái, chân trái. Bức tượng điêu khắc Thần Khỉ này cũng được đặt ở lối vào ngôi đền tại Maya. Thần Khỉ là vị thần quan trọng bảo hộ âm nhạc, học thuật, điêu khắc và thủ công mỹ nghệ của người Maya. Tay trái thần cũng cầm đuốc, hàm răng lớn, tóc dài, có râu. Ở phía dưới tấm hình, bạn cũng có thể thấy chân trái của thần hướng sang trái, tay phải để dưới ngực, khuỷu tay cũng làm động tác giống với bức tượng ở đảo Bali bên trái.

Tượng đầu rắn

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Tượng đầu rắn. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (ảnh trái): Tượng rắn này được điêu khắc trên phần đá nhô ra hai bên đền thờ rắn ở đảo Bali. Rắn là một trong những biểu tượng thần thoại cổ xưa và được biết đến rộng rãi nhất, nó tượng trưng cho sự sinh sản và khả năng tạo ra sự sống. Hình tượng rắn lột da là biểu tượng của sự hồi sinh, chuyển đổi, và khỏi bệnh. Rắn lớn chính là biểu tượng của sự vĩnh hằng và đổi mới không ngừng của sinh mệnh.

Maya (ảnh phải): Đây là bức tượng rắn được khắc trên phần đá nhô ra trong đền thờ rắn của người Maya. Rắn là biểu tượng xã hội và tôn giáo quan trọng được người Maya tôn thờ. Hình ảnh rắn lột da trong văn hóa Maya cũng tượng trưng cho sự tái sinh và đổi mới.

Thu năng lượng bằng tư thế tay

TAMTHUC
văn minh song sinh, Maya, Bali,

Năng lượng tinh thần thông qua cách đặt tay. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (ảnh trái): Hãy để ý tư thế tay của bức tượng điêu khắc Acintya, một nữ thần trong tôn giáo của Bali thời cổ đại. Khía cạnh quan trọng trong việc thực hành Yoga thời cổ đại chính là sự tinh tế, mà chìa khóa mấu chốt là ở tư thế tay, thân thể và ánh mắt, sử dụng năng lượng nhất định để di chuyển và tạo ra một số trạng thái ý thức. Một số quốc gia như Ấn Độ gọi là “thủ ấn Yoga” hoặc “thế tay Yoga”.

Maya (ảnh phải): Bức tượng của vua Waxaklahuun Ub’aah K’awiil tại Copan được xây dựng vào ngày 5/12/711. Vị trí tay của ông cũng tương tự như tượng Acintya. Thủ ấn Yoga thường được dùng để ngăn chặn hơi thở tiêu tán ra bên ngoài qua đầu ngón tay. Để làm được điều đó, các ngón tay phải tập trung lại theo nhiều cách khác nhau, điều này sẽ giúp tạo ra một số dòng điện cực nhỏ. Những dòng điện này dẫn hơi thở đi theo một đường nhất định và theo một phương pháp đặc biệt nào đó để ảnh hưởng đến tim và thân thể.

Những khuôn mặt đáng sợ trên cổng ra vào

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Tượng điêu khắc trên cổng. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (trái): Rất nhiều đền thờ ở Bali thường có các khuôn mặt thần linh với biểu cảm đáng sợ trên cổng ra vào. Về phương diện ý nghĩa, đây được xem như một cách trừ tà, xua đuổi tà ma và xui xẻo. Những nơi như cổng vào và cửa sổ thường được cho là nơi tà ma dễ vào. Vì vậy trong đền thờ và thành lũy thường khắc những hình tượng kỳ lạ đáng sợ để xua đuổi tà ma.

Maya (phải): Nhiều đền thờ ở Maya cũng vẽ các vị thần rất kỳ lạ, ở những cổng lớn thường đặt những khuôn mặt đáng sợ. Một số học giả cho rằng đó là mặt nạ. Mặt nạ Maya gồm có rắn và một số động vật khác, những loại mặt nạ này khá phổ biến.

Tượng voi thần

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Tượng voi thần. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (trái): Trong bức ảnh này là tượng đầu voi ở cổng vào đền thờ tại đảo Bali. Trong Ấn Độ giáo, vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất chính là thần voi Ganesh. Ngài đại diện cho “trí tuệ hoàn hảo”, được cho là vị thần “trừ bỏ chướng ngại” và “ban tặng phồn vinh”.

Maya (phải): Trong ảnh là tượng đầu voi ở Maya. Đầu voi nổi bật trong nghệ thuật và điêu khắc khắp châu Mỹ cổ đại. Đây cũng là một bí ẩn chưa có lời giải, bởi vì khoảng 10.000 năm trước, cuối kỷ băng hà, voi ở Châu Mỹ đã bị tuyệt chủng. Những học giả trước đây cho rằng người Maya tạo nên hình tượng con voi vì người Maya xưa trong lúc đi thám hiểm đã nhìn thấy voi. Cũng có thể là nền văn minh Châu Mỹ này xuất hiện từ thời xa xưa hơn so với những gì mà các học giả tưởng tượng, thậm chí đến tận thời kỳ mà voi vẫn còn sinh tồn.

Đền miệng to

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Đền miệng to. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (trái): Đây là đền Goa Gajah, còn được gọi là Hang Voi. Nhìn bề ngoài, hang động có hình dáng như đầu của một loài thú bốn chân to lớn nào đó, miệng của nó chính là lối vào đền. Xung quanh đầu thú có khắc rất nhiều những mãnh thú và quái vật khác nhau. Hình tượng chủ yếu nhất được cho là voi, thế nên mới được gọi là Hang Voi. Trong tập thơ Java Desawarnana nổi tiếng năm 1365 cũng từng nhắc đến di chỉ này.

Maya (phải): Kim Tự Tháp Magician (Uxmal). Nhìn bên ngoài, hang động trông như đầu một con thú bốn chân to lớn, và miệng của “con thú” được dùng làm lối ra vào. Linda Schele (1942–1998), chuyên gia nghiên cứu văn tự khắc trên đá và biểu tượng của người Maya cổ cho biết: “Hình dáng của kiến trúc Maya này là sự kết hợp giữa tôn giáo và chính trị… Một trong những kỹ thuật ấn tượng nhất là việc xây dựng chúng với bề ngoài như một chiếc đầu thú, và dùng miệng làm lối ra vào… khi người ta đi vào tòa kiến trúc này có cảm giác như đi vào trong thực quản của một con quái thú thực thụ vậy”.

“Con mắt thứ ba” trên trán

văn minh song sinh, Maya, Bali,

“Con mắt thứ ba” trên trán. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (trái): con mắt thứ 3 trên chiếc đầu gỗ điêu khắc ở bức hình bên trái chính là biểu tượng cho văn hóa tôn giáo, thần học và tín ngưỡng tinh thần ở nơi đây. Bất cứ ai cũng đều có con mắt thứ 3 này, khi một người có thể nhìn bằng mắt thứ 3 thì họ có thể nhìn được linh hồn hoặc các sinh mệnh ở không gian khác.

Maya (phải): trên trán của bức tượng đá Maya bên phải cũng có con mắt thứ ba, tượng trưng cho tín ngưỡng tôn giáo của người Maya.

Đền ba cửa, cửa giữa to, hai bên nhỏ

văn minh song sinh, Maya, Bali,

Đền ba cửa, cửa giữa to, hai bên nhỏ. (Ảnh qua richardcassaro.com)

Đảo Bali (trái): Đền ba cửa rất phổ biến tại Bali, ở nơi đâu cũng có. Kết cấu của đền ba cửa có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo ở Bali, có ý nghĩa tương tự như thiết kế của con mắt thứ 3 trong cơ thể người vậy. Nhờ vào đền ba cửa ta có thể tìm hiểu thêm về những câu chuyện liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.

Maya (phải): Đền ba cửa cũng rất phổ biến tại Mexico, ở bán đảo Yucatán có rất nhiều đền thờ Maya, đền Aztec và các đền thờ của nhiều nền văn hóa khác. Kết cấu của đền ba cửa có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của người Maya bản địa cũng như tín ngưỡng tôn giáo của ở Trung Mỹ thời kỳ trước.  

Tại sao những học giả lại không thể tiếp tục nghiên cứu những điểm tương đồng của nền văn hóa trên đảo Bali và văn minh Maya

Những di chỉ của nền văn hóa Bali cổ và của văn minh Maya cổ có khá nhiều điểm tương đồng. Các học giả nói hai nền văn minh nằm ở hai cực của Thái Bình Dương này hoàn toàn không có điểm giao nhau, đều phát triển một cách độc lập. Những điểm tương đồng này đã phản bác lại nhận định của các học giả. Hiện nay có bằng chứng chứng minh rằng Bali cổ và Maya cổ có sự tương quan mật thiết.

Thế nhưng các học giả chính thống lại không chú ý đến những điểm tương đồng này, một mặt họ muốn cố tình che giấu những phát hiện đi ngược lại kiến thức mà mình đã được học, mặt khác họ cũng bị kiểm soát đến mức ngay bản thân những học giả chính thống danh tiếng nhất cũng không nắm rõ hết các thông tin.

Vì sao sự giống nhau của 2 nền văn hóa trên lại ít được đề cập?

Vấn đề nằm ở chỗ các học giả chính thống bị một thứ tư tưởng trói buộc. Họ nghĩ rằng xã hội hiện nay chính là thời kỳ đỉnh cao phát triển của nhân loại. Họ cho rằng lịch sử là một quá trình tiến hóa lâu dài, từ xã hội nguyên thủy trải qua sự phát triển dần dần trở thành xã hội nông nghiệp, rồi tiến lên Hy Lạp, La Mã và Trung Cổ, sau đó chịu sự ảnh hưởng của thời kỳ Khai sáng nên bắt đầu phát triển khoa học kỹ thuật, cuối cùng là trở thành thời đại văn minh kỹ thuật cao như hiện nay, trong tư duy của họ xã hội hiện nay chính là “xã hội tối cao”.

Họ đã hoàn toàn bị tư tưởng “thuyết tiến hóa” chi phối, sẽ rất khó nếu muốn họ tiếp nhận sự tồn tại của nền văn minh tiên tiến thời cổ đại hoặc của một thời đại hoàng kim phát triển hơn hiện tại. Đó chính là cách nhìn hiện thực của họ, thế nên họ bác bỏ bất kỳ bằng chứng nào đi ngược lại quan điểm đó, hoặc cố tìm một bằng chứng đáng tin khác để giải thích cho những quan điểm của mình.

Ngoài ra, “học giả” cũng là một công việc, một cái nghề, cũng có khuôn khổ nghề nghiệp của riêng nó. Nếu như bạn muốn trở thành một “học giả” thì phải tiếp nhận quan điểm của họ, tuân theo luật lệ của họ. Nếu không sẽ không được nhận vào làm việc, không thể thăng tiến. Các nhà tư tưởng và nhà nghiên cứu càng có tư tưởng khách quan về quá khứ, khác với quan điểm thông thường thì sẽ càng dễ bị loại bỏ, ở lại chỉ còn những người biết phục tùng và bị trói buộc vào các quy tắc tư tưởng hiện tại.

Thế nên, không một học giả chính thống nào có dám thừa nhận sự phát triển xuyên lục địa của các nền văn minh trong quá khứ, cũng tức là, nếu như họ muốn xuất bản một bài viết, muốn được trao giải thưởng nghiên cứu hay thăng tiến, thì họ không được phản kháng. Chính sức mạnh vô hình này đã ngăn cản chúng ta tìm tòi nghiên cứu về quá khứ, nhưng chúng ta lại chẳng hề hay biết.

>>> Những bằng chứng cho thấy nền văn minh Maya đã tiếp xúc với người ngoài hành tinh

>>> Những hiện tượng tự nhiên thú vị “khiêu chiến” thuyết tiến hóa của Darwin

Hồng Liên, theo tw.aboluowang.com

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/bali-va-maya-bi-an-ve-2-nen-van-minh-song-sinh-bi-hoc-gia-che-giau.html