Khoa học càng phát triển, thì lại càng tìm thấy những “dấu ấn” của tôn giáo trong các nghiên cứu của mình. Toán học và hóa học cũng như vậy, tưởng như nó là những chuyên ngành thuần túy khoa học, nhưng vẫn bắt gặp những nghiên cứu mà kết luận rất gần với nhận định của tôn giáo từ hàng ngàn năm trước.
Toán học tô-pô chứng minh sự tồn tại của vũ trụ đa chiều trong não bộ
Từ trước đến nay, toán học với chúng ta là những khái niệm, công thức rất mơ hồ, khó hiểu. Chính vì thế sự ra đời của không gian tô-pô cho phép người ta hình thức hóa các khái niệm. Sự xuất hiện của không gian tô-pô khiến toán học trở nên dễ hình dung hơn. Cũng vì tính ưu việt như vậy, chúng xuất hiện hầu như trong tất cả mọi ngành của toán học hiện đại, trong đó có tô-pô đại số. Tô-pô đại số là một nhánh của toán học sử dụng các công cụ của đại số để nghiên cứu các không gian tô-pô .
Ngày nay, phương pháp toán học tô pô đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu rất nhiều ngành khoa học khác. Và trong công cuộc khám phá não bộ con người, các phương pháp toán học của tô-pô đại số đã gây kinh ngạc cho giới khoa học bởi những phát hiện của nó.
Ước tính có đến 86 tỉ neuron trong não người. Mỗi neuron liên kết một cách đặc biệt với các neuron xung quanh theo mọi hướng có thể tạo thành mạng lưới tế bào siêu khổng lồ.
Một dự án có tên “Não Xanh” – Blue Brain được triển khai với sự tham gia của nhiều nhà khoa học các nước. Các phương pháp toán học của tô-pô đại số đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cấu trúc và không gian hình học đa chiều của mạng lưới não bộ.
Nghiên cứu được công bố trên báo Frontiers in Computational Neuroscience. Nhóm này đã tìm ra được cấu trúc trong não bộ thể hiện một vũ trụ đa chiều, mở ra thiết kế hình học đầu tiên của các kết nối thần kinh.
Điều này khiến ta chợt nhớ đến lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây 2500 năm: “Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”. Hay lời của Lão Tử: “Thân thể người là một tiểu vũ trụ”.
Video:
Hóa học: một sự sống chỉ được hình thành bởi một sự sống khác
Đơn vị căn bản của mọi sinh vật là tế bào, và thành phần vật chất căn bản để hình thành một tế bào là chất đạm. Những người theo thuyết tiến hóa thừa nhận rằng để hình thành một phân tử chất đạm đơn giản, xác suất kết hợp của những nguyên tử và phân tử thích hợp là khoảng 1/10113. Nói cách khác, cứ 10113 lần, chỉ một lần có cơ may để sự kiện xảy ra. Nhưng theo các nhà toán học, bất cứ sự kiện nào có cơ may là 1/1050, điều ấy xem như không bao giờ xảy ra.
Tuy nhiên, để hình thành sự sống không chỉ cần có một phân tử chất đạm đơn giản. Để hoạt động, một tế bào cần 2.000 loại chất đạm khác nhau. Xác suất để tất cả những việc này xảy ra do ngẫu nhiên là bao nhiêu? Người ta ước lượng cơ may là 1/1040.000 .
Nếu như cơ may để một tế bào hình thành cách ngẫu nhiên cực nhỏ như thế thì cơ may để tế bào đó tiến hóa thành nhiều động vật phức tạp và đa dạng khác lại càng nhỏ hơn. Thật ra, ngoài những khác biệt hiển nhiên về thể chất, giữa loài người và loài thú còn có những khác biệt lớn lao khác nữa.
Điều đó cho thấy sự sống không thể tồn tại một cách ngẫu nhiên.
Nhiều nhà khoa học vẫn luôn tìm cách chứng minh rằng sự sống là tự nhiên mà có bằng cách tạo ra các thực thể sống trong những phòng thí nghiệm tối tân. Các nhà hóa học đã phóng những tia quang phổ vào các hỗn hợp nhiều chất khí đặc biệt để tạo ra được một vài loại Acid Amin Tuy nhiên họ chỉ có thể tạo ra các Acid Amin không sống.
Trong các thí nghiệm tạo ra virus, các nhà khoa học đã lấy một virus do một cơ thể sống tạo thành và tách các thành tố của nó ra. Sau đó họ lại lấy chính các thành tố này để tái liên kết chúng lại thành một virus. Tuy nhiên, tất cả thí nghiệm đều không thể làm ra được sự sống mới nào. Điều này chứng minh rằng một vật chất vô sinh thì không thể tạo ra được sự sống.
Giả sử như các thí nghiệm ở trên thành công thì sao? Thì đằng sau đó cũng có bàn tay của các nhà khoa học, những người xuất sắc nhất, với những phương tiện tiên tiến nhất. Như vậy họ tạo ra được acid amin thì các acid amin đó cũng không thể coi là hình thành ngẫu nhiên. Vậy để tạo lên một Acid Amin sống trong tiến trình lịch sử, hẳn là cũng có một bàn tay và khối óc nào đó và trí tuệ còn siêu việt hơn.
Trong định luật “Tính bất đối xứng là đặc trưng của sự sống”, Pasteur đã nêu ra một vấn đề vô cùng quan trọng: hợp chất hữu cơ chiết xuất từ sinh vật (living things) chỉ chứa một loại phân tử thuận tay trái, tức là bất đối xứng (asymmetry), trong khi hợp chất hữu cơ tổng hợp, tức hợp chất hữu cơ không sống (non-living things), chứa 2 loại phân tử đối xứng gương với nhau. Tổng quát hóa điều này, ông vạch ra ranh giới giữa sự sống với thế giới không sống là ở tính bất đối xứng.
Nhiều nhà lịch sử khoa học sau này nhận định đó là đóng góp sâu sắc nhất và độc đáo nhất của Pasteur cho khoa học, và là khám phá khoa học vĩ đại nhất của ông!
Về vấn đề này, bài báo “Louis Pasteur” trên trang mạng Creation-Evolution nêu lên CÂU HỎI LỚN :
Tại sao sự sống lại bất đối xứng? Tại sao sự sống chỉ “thuận tay trái”, trong khi xác suất để thuận tay trái hoặc tay phải là hoàn toàn như nhau?
Xác suất để một chuỗi acid amin chỉ xuất hiện một tay là vô cùng nhỏ – nhỏ đến mức coi như bằng không, tương tự như xác suất để gieo một đồng xu 1000 lần sao cho cả 1000 lần đều sấp (hoặc đều ngửa). Điều này nói lên rằng ắt phải có một chương trình THIẾT KẾ THÔNG MINH để sự sống phải như thế! Nói cách khác, ắt phải có một sự can thiệp của Đấng Sáng tạo!
Vâng, những hiện tượng có xác suất gần như bằng 0, tức là hầu như không thể xẩy ra NHƯNG VẪN XẨY RA chính là dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết có sự can thiệp của Chúa!
Như vậy ta có thể thấy, khoa học càng phát triển, thì lại càng tìm thấy những “dấu ấn” của tôn giáo trong các nghiên cứu của mình. Toán học và hóa học cũng như vậy, tưởng như nó là những chuyên ngành thuần túy khoa học, nhưng vẫn bắt gặp những nghiên cứu mà kết luận rất gần với nhận định của tôn giáo từ hàng ngàn năm trước.
Hy Vọng
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/tan-cung-cua-khoa-hoc-phai-chang-la-ton-giao-p-3-nhung-phat-hien-cua-toan-hoc-va-hoa-hoc.html