“Ngủ trưa” đối với người Việt Nam là một chuyện hết sức quan trọng. Sau khi ăn cơm trưa xong, qua một khoảng thời gian sẽ cảm thấy rất mệt, muốn ngủ một giấc, có lúc ăn tối xong cũng sẽ có cảm giác này.
Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt của người Mỹ và người Việt không giống nhau, họ thường không ngủ trưa, điều này khiến cho nhiều người cảm thấy rất tò mò. Người Mỹ buổi trưa thường không nghỉ ngơi, sao buổi chiều lại không thấy mệt mỏi? Đó là bởi vì người Mỹ vốn dĩ gen tốt hay là vì họ không có thói quen ngủ trưa? Tại sao người Mỹ buổi trưa ăn ít như vậy, mà vẫn đủ năng lượng làm việc cả ngày?
Đáp án chính là: giấc ngủ trưa cùng với thành phần bữa ăn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bạn có đồng ý với quan điểm này?
Tác giả người Hoa Thái Minh Hàng sống nhiều năm tại Mỹ đã viết một bài về vấn đề này, trong đó có đề cập như sau:
Lúc mới bắt đầu làm việc, tác giả thường cùng bạn bè ra ngoài ăn trưa, có vài người đồng nghiệp da trắng lần nào cũng từ chối ăn đồ ăn Trung Quốc hoặc ẩm thực châu Á. Mới đầu anh còn cho rằng họ không thích thưởng thức những món ăn mới lạ. Sau này khi đã thân thiết rồi, họ nói với anh lý do khiến họ không ăn đồ ăn Trung Quốc chính là vì mỗi lần ăn xong đều vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc (họ thường dùng từ “nặng nề” để miêu tả về đồ ăn châu Á).
Vậy thì tại sao đồ ăn Trung Quốc hay ẩm thực châu Á lại “nặng nề”?
Đó là bởi vì hàm lượng carbohydrates trong đồ ăn Trung Quốc và châu Á rất cao.
Carbohydrates được tạo thành từ ba nguyên tố: carbon, hydro và oxy, lượng hydro gấp 2 lần oxy, giống với cấu tạo của nước. Carbohydrates được chia làm 4 loại: monosaccharides, disaccharides, oligosaccharides và polysaccharides, cung cấp năng lượng cho con người.
Nếu đã có vai trò trong việc cung cấp năng lượng, lẽ ra ăn càng nhiều sẽ càng cảm thấy khỏe khoắn, có năng lượng mới đúng, vậy tại sao lại thấy mệt mỏi? Đây chính là vấn đề về “chỉ số đường huyết của thực phẩm” (chỉ số Glycemic).
“Chỉ số đường huyết của thực phẩm” là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Lượng đường glucose sau khi ăn thực phẩm có chứa các chất carbohydrates thường tăng gấp 100 lần so với thông thường.
Nói một cách đơn giản chính là: chỉ số đường huyết của thực phẩm sẽ phản ánh tốc độ và khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm, là chỉ số để xác định lượng đường đột ngột tăng lên sau khi sử dụng thực phẩm có chứa carbohydrates.
Những thực phẩm có lượng carbohydrates cao, chỉ số đường huyết cao, sẽ rất nhanh làm tăng lượng đường trong máu, từ đó mà dẫn tới việc bài tiết một lượng lớn insulin. Insulin sẽ tạo ra một loại axit amin đặc biệt là tryptophan, đi vào trong não, tryptophan trong đại não sẽ chuyển hóa thành serotonin, chất này sẽ khiến chúng ta buồn ngủ.
Chính là muốn nói, chỉ số đường huyết của thực phẩm cao sẽ khiến đại não sản sinh ra chất “gây buồn ngủ”, điều này khiến chúng ta luôn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn cơm xong.
Bữa ăn trưa của người nước ngoài, lượng carbohydrates thường thấp. Nhiều người tập gym, buổi trưa chỉ ăn: protein, rau củ và trái cây. Dù cũng ăn một loại giống như hamburger và sandwich nhưng họ ít khi ăn bánh mì trắng.
So sánh với bữa trưa của người Trung Quốc, buổi trưa thường ăn cơm, hàm lượng bột mì cao, quá nhiều gạo và bột mì sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa đường, lượng đường trong máu cao rất dễ khiến chúng ta buồn ngủ. Đồ ăn Trung Quốc, ramen Nhật, cơm Ấn độ đều là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, dễ dẫn tới buồn ngủ.
Những loại thực phẩm dễ khiến buồn ngủ cũng chính là những loại có chỉ số đường huyết cao như: cơm trắng, bánh bao, các loại chiên ngập dầu, xôi, bánh mì trắng, mì ramen, cơm chiên, bỏng ngô…
Một số thực phẩm như: kiều mạch, bánh mì nguyên hạt, bánh mì kiều mạch, bún phở, gạo đen, cháo gạo đen, bắp, mì ống và bột củ sen đều có chỉ số đường huyết thấp.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chú ý tới chỉ số đường huyết của thực phẩm, chúng ta còn cần chú ý một vấn đề nữa là phải kiểm soát mức độ ăn uống.
Nếu như ăn quá nhiều, ai cũng không tránh khỏi sự mệt mỏi. Nếu như bạn có thói quen ăn tới khi thấy no căng, làm như vậy sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày. Thông thường chúng ta ăn no 7 phần là tốt nhất.
TAMTHUCBộ não của con người có thể sẽ bị đánh lừa khi chúng ta ăn no. Khi chúng ta cảm thấy rất đói, dễ dẫn tới ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc, cho tới lúc cảm thấy không quá đói thì mới ăn ít lại. Từ thời điểm ăn đã no, phải mất khoảng 20 phút để não bộ thực sự cảm thấy no.
Vậy chúng ta nên làm thế nào? Đầu tiên, buổi sáng nên ăn nhiều hơn. Bữa sáng nên chọn một số thức ăn khô như: yến mạch, sữa bò, trái cây, jambon. Làm như vậy thì tới buổi trưa chúng ta sẽ không còn thấy quá đói.
Thứ 2, có thể uống một ly nước lớn trước bữa ăn trưa khoảng 30 phút. Não sẽ cảm thấy no, trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không phân biệt được no do đồ ăn hay do nước. Ngoài việc hạn chế tối đa lượng thực phẩm hấp thụ, nếu buổi trưa bạn đã ăn quá nhiều, vậy sau bữa trưa nên đi bộ khoảng 30 phút để làm tiêu hao lượng đường trong máu, giảm áp lực trong những lúc khẩn cấp.
Đương nhiên, nếu bạn có nhiều thời gian, buổi trưa sau khi ăn no nghỉ ngơi một chút vẫn rất tốt, buổi chiều sẽ tràn đầy năng lượng. Theo quan điểm của Đông y “buổi trưa” là khoảng từ 11 giờ cho tới 1 giờ, là thời điểm dương khí vượng nhất, nên ngủ trưa từ 15 tới 30 phút, có tác dụng giúp cơ thể phục hồi nguyên khí, giúp tinh thần và thể lực đều khỏe mạnh, có lợi cho tim mạch.
Tuy nhiên, nếu buổi trưa bạn có cuộc họp, hoặc cần đi gặp khách hàng, không có thời gian ngủ trưa thì có thể áp dụng biện pháp phía trên, nếu không rất có thể bạn sẽ ngồi ngáp cả ngày.
Bạn có muốn thử thay đổi thói quen ăn uống của bản thân, để không ngủ trưa mà vẫn tràn đầy năng lượng cho buổi chiều làm việc?
Yến Nhi
TAMTHUC: