Con người ở thế gian, mỗi giây mỗi phút đều đang đối mặt với lựa chọn thiện hoặc ác. Lựa chọn thiện, sinh mệnh được phúc báo; lựa chọn ác, thì dù thu được chút lợi ích nhỏ nhoi, nhưng một khi thời khắc tới, sinh mệnh sẽ gặp ác báo. Bởi vì con người có quyền lựa chọn, nên cho dù trong số mệnh phải gặp nạn, nhưng nếu như một niệm thiện khởi lên, có thể làm việc đại thiện, tích được đại đức, thì có thể được Thần Phật bảo hộ, ác báo mới có thể biến thành phúc báo.
Trang Chánh Kiến có đăng tải tác phẩm văn hóa truyền thống “Thanh Bại Loại Sao”, tổng hợp những sự việc từ đời Thanh còn lưu truyền, trong đó có ghi chép câu chuyện nhân sinh kỳ ngộ của Phương Quan Thừa, có thể chứng minh cho quan điểm này.
Phương Quan Thừa là người ở thành Đồng. Lúc nhỏ, cha của anh vì án “Nam Sơn Tập” (Tụ tập núi Nam) mà liên lụy phải sung quân, vì thế mỗi năm anh thường một mình đến bên ngoài quân trại để thăm viếng người thân. Một năm anh đi tới Ninh Ba (Chiết Giang) để thăm một người họ hàng, lúc bước đến trước cửa nhà, cũng là lúc sắp đến giao thừa.
Phương Quan Thừa nhìn thấy cửa nhà người họ hàng có các gia nô đều đội mũ chồn, áo lông thú, thần thái rất ngạo mạn xa xỉ, bản thân anh quần áo tả tơi, giờ mà tùy tiện đến nhà nhận thân nhân chỉ sợ ngược lại còn bị xua đuổi. Thế là Phương Quan Thừa ở ngõ nhỏ nhà họ hàng mà thuê một chỗ dừng chân, nhưng trên người không còn bao nhiêu tiền, tiến thoái lưỡng nan, đành phải mỗi ngày ở cửa ra vào nghe ngóng hàng xóm xem người thân của mình bình thường là người như thế nào.
Nhà đối diện có một người làm nghề giết mổ, nhìn thấy Phương Quan Thừa tướng mạo tuấn tú, bèn hỏi quý danh. Sau khi Phương Quan Thừa xưng danh và hỏi thăm về người họ hàng của mình, người đồ tể nói: “Tôi và ông ta làm hàng xóm 20 năm, chưa bao giờ thấy ông ta thương cảm qua một người thân thích nào. Anh đi tìm ông ta e là vô ích thôi”.
Phương Quan Thừa nghe xong rất hối hận, bản thân từ ngàn dặm xa xôi đến tìm người thân để nương tựa xem ra quá khinh suất rồi, bây giờ tiền cũng tiêu hết rồi, làm thế nào bây giờ?
Người đồ tể nói: “Anh xuất thân từ gia đình có học, nhất định biết viết chữ, vậy anh biết tính toán không?”. Phương Quan Thừa đáp: “Có biết một chút”. Người đồ tể nói: “Sắp đến cuối năm, vừa lúc tôi có nhiều sổ sách cần giải quyết, mời anh vào nhà, giúp tôi kết toán sổ sách, viết ra giấy tờ để thuận tiện đòi các món nợ cũ có được không?”.
Phương Quan Thừa nghe vậy liền đồng ý. Vào nhà, đồ tể gọi vợ ra gặp Phương Quan Thừa, khoản đãi rất ân cần. Phương Quan Thừa ngồi gõ bàn tính nửa ngày đã kết toán xong cả, người đồ tể đem sổ nợ đi đòi, quả nhiên rất rõ ràng, đòi về số tiền năm nay nhiều hơn năm ngoái.
Đêm giao thừa, người đồ tể mời Phương Quan Thừa cùng ăn một bữa cơm đoàn viên, còn mời Quan Thừa ngồi phía trên, con gái của đồ tể lúc đó mới 5 tuổi, cùng mẹ ngồi ở bên hông. Mồng 1 tết, Phương Quan Thừa xin phép cáo từ, nhưng người đồ tể kiên quyết giữ lại, cũng dặn dò vợ làm áo bông đem tặng.
Đến mồng 6, người đồ tể đem áo bông đã làm xong, vợ ông cũng bưng vớ giày đã thêu xong tới cho Phương Quan Thừa. Người đồ tể thấy mũ của Phương Quan Thừa cũ rách, liền gỡ mũ của mình xuống đổi cho anh ta, lại còn tặng 2000 đồng tiền cho Phương Quan Thừa làm lộ phí, rồi tiễn anh lên đường.
Phương Quan Thừa đến Hàng Châu, đi dạo qua Tây Hồ, trông thấy mấy chục người vây quanh một thầy bói để xin được xem tướng. Thầy bói thoáng nhìn Phương Quan Thừa, bèn rời khỏi ghế mà chạy tới thở dài nói: “Quý nhân đã đến!”.
Phương Quan Thừa hoài nghi thầy bói đang chọc ghẹo mình, nghiêm mặt nói: “Ta không xem bói, ông nói đùa gì vậy!”. Thầy bói nhìn anh thật cẩn thận, rồi nói: “Đây không phải chỗ nói chuyện”. Thế là thầy bói dọn dẹp dụng cụ, mời Phương Quan Thừa tới miếu nhỏ ngồi hàn huyên.
Thầy bói nói: “Ta bôn ba giang hồ đã mấy chục năm, xem qua rất nhiều tướng mạo, chưa bao giờ nhìn lầm. Ngài vào năm nào sẽ làm quan gì, năm nào sẽ thăng chức Tổng đốc, chỉ tiếc là không được chết yên lành. Hôm nay trên mặt ngài quan tinh đã chiếu, ngài có thể lập tức vào kinh, thuận theo cơ duyên mà hành sự”.
Phương Quan Thừa nói: “Đừng nói ta là con của tội nhân, không có khả năng tiến vào quan lộ, cho dù có cơ duyên, thì hai tay ta trống trơn thế này làm thế nào mà vào kinh chứ?”.
TAMTHUCLúc này, thầy bói lấy ra 20 lượng bạc đưa cho Phương Quan Thừa, cũng viết ra một cái tên, nhắc nhở anh ta: “Đến một ngày ngài trở thành Tổng đốc Thiểm Cam, có tổng binh chậm trễ việc quân cơ đáng bị xử chém, xin nhờ ngài hãy lưu ý cứu giúp, điều này xem như báo đáp ta rồi”.
Phương Quan Thừa hỏi thăm dòng họ của thầy bói, nhưng ông ấy chỉ im im, như là có chỗ uẩn khúc khó nói. Thế là Phương Quan Thừa đi về phương Bắc. Lúc đi tới Trực Lệ, hành lý hết lần này tới lần khác bị cường đạo cướp đi, Phương Quan Thừa định nương nhờ chỗ một người quen biết đã lâu, nhưng đi đến Bạch Hà thì gặp phải tuyết rơi, Phương Quan Thừa lạnh cóng ngã xuống bên ngoài một ngôi chùa cổ mà ngất đi.
Sau đó, có một vị tăng nhân mở cửa trông thấy Phương Quan Thừa nằm bất động trong tuyết, vội vàng đưa vào phòng rót canh nóng cứu giúp, Phương Quan Thừa mới sống lại.
Vị tăng nhân và Phương Quan Thừa rất hợp duyên, nên ông ta đã giữ Quan Thừa ở lại mấy tháng mới tiễn đi. Trước khi đi, các hòa thượng trong chùa đã giao cho anh ta một bộ con dấu khắc, vốn là của một lão tăng đã qua đời sưu tầm, và nhờ Phương Quan Thừa đem bán giúp.
Phương Quan Thừa cõng theo một bao lớn đựng dấu khắc trên lưng, đến ngay bên ngoài cửa nha môn Tổng đốc mở quầy rao bán. Lúc Tổng đốc đi ra ngoài, người dẫn đường thấy Phương Quan Thừa cản đường mà dọn quán chậm quá, liền ngang ngược đánh cho anh ta một trận. Phương Quan Thừa tức giận, ném con khắc đi, chạy đến Đông Hoa Môn ở Bắc Kinh, làm nghề đoán chữ mà sống.
Vừa lúc kiệu của Bình Quận Vương đi qua, trông thấy bảng hiệu, cảm thấy thư pháp không tệ, sau khi nghe ngóng biết là do Phương Quan Thừa viết, bèn mời Phương Quan Thừa tới vương phủ để làm người ghi chép, đối đãi trọng hậu. Sau này, các thiệp mời câu đối của vương phủ đều do Phương Quan Thừa viết.
Một lần, Hoàng đế Ung Chính trong lúc đang vui vẻ thì nhìn thấy chữ viết, liền hỏi là bút pháp của người nào, Bình Quận Vương nói là Phương Quan Thừa, lúc này Ung Chính mới cho triệu kiến Phương Quan Thừa, ban thưởng chức quan Trung Thư.
Từ đó về sau, Phương Quan Thừa được hoàng đế biết đến, không đến mười năm đã từ Giám Sinh lên tới Đại tướng nơi biên cương. Sau khi Phương Quan Thừa hiển vinh, liền tới gặp người đồ tể, đưa tặng 3000 lượng bạc, để người đồ tể đổi nghề, cũng tìm cho con gái người đồ tể vị hôn phu tốt. Lại phái người đến chùa cổ ở sông Bạch báo đáp ân cứu mạng của tăng nhân.
Sau này, Phương Quan Thừa quả nhiên đảm nhiệm chức Tổng đốc Thiểm Cam, chưởng quản việc quân sự ở vùng Gia Dự Quan. Một tổng binh chậm trễ việc quân cơ đáng phải chém, Phương Quan Thừa không quên báo ân, cực lực cứu vớt anh ta, hỏi ra mới biết vị tổng binh này chính là con của thầy bói. Thầy bói dự đoán chuẩn xác như thế, Phương Quan Thừa nhớ lại lời của thầy bói, thường xuyên lo lắng chính mình khó tránh khỏi đại kiếp nạn.
Đến lúc Phương Quan Thừa đảm nhiệm Tổng đốc ở Trực Lệ, biết tên của thầy bói, bèn mời người tiếp thầy bói đến nha môn để cầu xin cách tiêu tai giải nạn. Thầy bói nói: “Định số khó làm trái, trừ phi ông làm việc đại thiện, cứu vớt ngàn vạn tánh mạng người, có lẽ có thể cảm động trời xanh”.
Lúc Phương Quan Thừa xem xét hồ sơ, phát hiện hàng năm ở Trực Lệ báo cáo số di dân chết trên đường lên đến mấy trăm người, anh ta liền nghĩ ra cách xây dựng một chỗ lưu dưỡng do di dân. Lúc Phương Quan Thừa quyết định việc này thì chưa nói với thầy bói, sáng ngày hôm sau, thầy bói thấy anh ta đã chúc mừng: “Đại nhân mặt đầy ánh sáng mang điềm lành, nhất định đã có đại công đức, không chỉ có thể miễn được hình phạt, còn giúp con cháu hiển quý. Đại nhân đã làm sự việc nào để tích được đại đức như thế?“. Phương Quan Thừa nói rõ cho thầy bói biết, rồi dâng tấu thi hành, cứu sống phần đông dân chúng Trực Lệ.
Sau này, Thiểm Cam xảy ra chuyện, hai người tuần phủ, một người là tướng quân đã bị hành quyết, Phương Quan Thừa theo quân pháp lẽ ra cũng mang tội liên đới phải bị xử tử, nhưng hoàng đế đã cố ý hạ chỉ đặc xá.
Phương Quan Thừa nhờ thiện tâm của người khác mà đi qua được đường đời lận đận, lại nhờ có việc thiện của bản thân mà thoát được đại kiếp đã định sẵn, vậy mới nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”. Một người chỉ cần tu đức hành thiện, mới có thể được Thần Phật bảo hộ.
Con người sống trong cõi nhân gian, quan niệm của người sẽ tùy theo thời gian, địa điểm, hoàn cảnh mà thay đổi, nhưng thiên lý là cố định bất biến, cho nên có thể suy tính được sự sai biệt trong đạo đức giữa người thời nay và thời xưa. Thời cổ đại có văn hóa truyền thống được truyền thừa và hun đúc, nên cổ nhân giảng làm người phải thành thật, lương thiện, gặp chuyện phải cân nhắc suy nghĩ cho người khác, học cách nhường nhịn.
Cổ nhân còn có thể thông qua những biểu hiện trong cuộc sống mà cảm ứng được sự tồn tại của thiên lý, do đó rất tin tưởng vào Thần Phật, tin tưởng rằng con người chỉ đi trên con đường hành thiện tích đức, thì sinh mệnh mới được dài lâu, mới có thể được Thần Phật bảo hộ, đắc được phúc báo.
Con người của ngày hôm nay vì dục vọng và ham muốn của bản thân, lại tin tưởng rằng loài người tiến hóa từ khỉ vốn chưa thể chứng thực được, thậm chí đã nghe theo giả thuyết hoang đường mà tin tưởng vào vô thần luận, không tin tưởng con người có kiếp sau và luân hồi, chỉ muốn hưởng lạc mà bất chấp thủ đoạn, làm việc ác bất tận, tàn sát lẫn nhau, thậm chí xem việc làm xấu như bản năng của con người, gặp phải báo ứng cũng không biết vì sao.
Thực ra, con người nếu có thể tĩnh tâm lại để quan sát bản thân và những người xung quanh, không nên chỉ nhìn một người một việc, ánh mắt nhìn xa một chút, thì có thể cảm nhận được nhân gian vẫn luôn chịu sự chế ước của Thần. Thiên lý mới chính là chân lý trong vũ trụ, con người chỉ có thuận theo đó mà hành mới có thể có được tương lai tốt đẹp.
>>> Buông bỏ tình mới tu thành từ bi
>>> Thần tiên ban Long Thọ Đan, vì sao Tống Thần Tông lại một mực từ chối?
Natalie, theo Soundofhope
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/dao-troi-khong-vi-tinh-rieng-nhung-thuong-uu-ai-nguoi-luong-thien.html