Có rất nhiều cách làm cha mẹ tùy thuộc vào nền văn hóa của từng quốc gia, ở một số nước trẻ, sẽ không đến trường ít nhất cho đến khi 7 tuổi, hoặc làm rất ít bài tập về nhà và được nghỉ giữa giờ rất dài trong trường học.
Thật ra thì làm cha mẹ không có một chuẩn mực nhất định nào cả. Bảy cách làm cha mẹ dưới đây có thể làm bạn ngạc nhiêu hoặc thậm chí ganh tị.
Tại Nhật Bản, trẻ em dưới 6 tuổi đi bộ đến trường và chạy công việc lặt vặt giúp cha mẹ, thậm chí ngay tại thành phố Tokyo nhộn nhịp cũng như thế. Bởi vì tỷ lệ tội phạm của đất nước này đặc biệt thấp nên các bậc cha mẹ ở Nhật có thể mong những người khác trong cộng đồng chăm sóc con cái giúp họ mà không phải lo lắng nhiều.
Trẻ em Nhật không cần người lớn đưa chúng đến trường, cũng không cần bất kỳ ai dọn dẹp giúp chúng. Từ lớp một, các học sinh Nhật Bản đã biết quét dọn và lau chùi lớp học, hành lang, và thậm chí đôi khi trẻ còn làm sạch cả phòng vệ sinh trong trường học.
Trẻ em Bắc Âu được nuôi dưỡng theo phương châm “open-air living”, do đó sẽ không có gì bất thường khi bạn nhìn thấy trẻ em ngủ ngon lành trong những chiếc xe nôi ngoài đường mà không có bất kỳ sự giám sát nào của người lớn, ngay cả những ngày mùa đông lạnh lẽo cũng như thế.
Theo tờ New York Times đưa tin, từng có những cha mẹ Bắc Âu bị cảnh sát ở Mỹ bắt giam vì đã để con nhỏ ngủ một mình trong xe nôi ở bên ngoài quán cà phê. Tuy nhiên điều này lại rất phổ biến vì đối với các bậc phụ huynh Bắc Âu thì việc ngủ trưa ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh Trung Quốc được dạy để có thể đi vệ sinh theo lệnh của tiếng “xi xi” của cha mẹ, trẻ được dạy làm việc này bắt đầu khi chúng chỉ mới vài tháng tuổi. Nhiều trẻ em được dạy để có thể tự mình “ngồi bô” lúc chỉ mới 2 tuổi.
Các học sinh ở Phần Lan xếp hạng trong số những người thông minh nhất trên thế giới – và luôn ở đầu bảng xếp hạng OECD về toán, khoa học và đọc sách. Và chúng ta có thể sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7 tuổi chứ không phải lên 6 như một số quốc gia khác.
Tiina Marjoniemi, người đứng đầu Trung tâm Daycare Franzenia ở Helsinki, nói với tờ The Guardian rằng trước 7 tuổi, trẻ em được “chơi và vận động thể chất”, và gọi 7 năm đầu đời “là thời gian cho sự sáng tạo”.
Bên cạnh đó bài tập ở nhà của trẻ rất ít và nghỉ lễ dài – lên đến 11 tuần – tuy vậy nhưng hệ thống giáo dục Phần Lan vẫn thường xuyên xếp hạng tốt nhất trên thế giới, theo báo cáo trước đó của Business Insider.
Đây là điều từ lâu được xem là truyền thống ở Anh và các nước khác ngoài Hoa Kỳ, thông thường khoảng thời gian giữa trường trung học và đại học sẽ có một năm để nghỉ được gọi là “gap year” và bắt đầu đi chu du khắp nơi trên thế giới. Một thống kê năm 2017 cho thấy rằng ở Anh, có khoảng 230.000 sinh viên từ 18 đến 25 tuổi có một năm để đi du lịch, làm việc và trở thành tình nguyện viên để đi khắp nơi vòng quanh thế giới.
Không chỉ người lớn ở Ý có thể nhấm nháp một ly rượu vang đỏ trong bữa ăn tối mà con của họ cũng vậy. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Boston, trẻ em Ý lớn lên với việc được phép uống rượu trong bữa ăn tối ít có khả năng phát triển “thói quen xấu do uống rượu” ở tuổi trưởng thành.
Uống rượu và rượu rất quan trọng đối với người Ý và việc này được đưa cả vào chương trình tiểu học. Các học sinh bắt đầu tìm hiểu về văn hóa rượu vang của đất nước họ từ lúc 6 tuổi.
Trong khi trẻ em Ý được nuôi dưỡng để trở thành những người uống rượu có trách nhiệm, thì trẻ em Pháp được nuôi dưỡng để trở thành những người sành ăn. Trẻ em Pháp ăn một bữa ăn bổ dưỡng, cân bằng như người lớn, giáo sư Karen Le Billon của Đại học British Columbia đã nói trong cuốn sách “Trẻ em Pháp ăn tất cả mọi thứ” của bà.TAMTHUC
Tại nhiều nơi ở châu Phi, trách nhiệm nuôi dạy một đứa trẻ mở rộng ra toàn bộ gia đình, ngay cả những người không phải người thân cũng rất vui được giúp đỡ trong việc nuôi dạy trẻ.
Các bà mẹ chia sẻ sữa mẹ với những đứa trẻ khác ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya là chuyện bình thường. Theo tờ The Guardian đưa tin các nhà nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra đàn ông “cho con bú” trong bộ tộc Aka Pygmy ở Trung Phi.
Theo Business Insider
Thanh Minh
TAMTHUC: