Thành phố cùng tên Monte Alban được cho là hình thành vào khoảng năm 500 TCN. Đây được xem là một trong những thành phố có tính biểu tượng và có sức ảnh hưởng nhất từng tồn tại ở Trung Mỹ. Thành phố tồn tại trong hàng ngàn năm cho đến thế kỷ thứ 8, toàn bộ nơi này đã bị bỏ hoang một cách bí ẩn. Các nhà khảo cổ ước tính cho đến nay, di chỉ này mới được khai quật khoảng 15%.
Thành phố này toạ lạc trên một nền đất được san phẳng nhân tạo trên đỉnh núi Monte Alban ở độ cao 400m, trên cao nguyên của thung lũng Oaxaca, Mexico. Điều này đã làm dấy lên vô số câu hỏi.
Những người thợ xây thành phố đã san bằng đỉnh núi bằng cách nào? Hơn nữa, những phần đất đá thừa còn lại được mang đi đâu? Họ đã sử dụng công nghệ nào để có thể san bằng một khu vực rộng hơn 50 sân bóng đá, tạo nên một thành phố đồ sộ trên cao nguyên rộng lớn, và kỳ bí không kém gì những công trình kim tự tháp được phát hiện ở Giza, Ai Cập?
Mặc dù vẫn còn tranh luận nhưng người ta tin rằng thành phố Monte Alban từng là thủ đô của Đế quốc Zapotec hùng mạnh và từng là nơi ở của hơn 35.000 cư dân, họ sống chủ yếu trên các sườn dốc của ngọn núi để làm nông nghiệp.
Tại vị trí này, người Zapotec có thể quan sát và bảo vệ toàn bộ thung lũng. Ngày nay, thành cổ Monte Alban nằm cách thủ phủ bang Oaxaca (Mexico) 9 km. Tên gọi vốn có của Monte Alban cho đến nay không ai được biết, song theo khẳng định của người Zapotec hiện nay thì nó có tên là Danibaan, nghĩa là “Ngọn đồi linh thiêng”, còn người Mixtec thì gọi là Sahandevul (Chân trời).
Monte Alban là tên gọi về sau được người Tây Ban Nha đặt theo tên một chủ đất người Tây Ban Nha là Montalvan thế kỷ 16 hoặc địa danh một ngọn đồi ở nước Ý.
Monte Alban là một thành phố tôn giáo, chính trị và dân sự. Thành phố có một khu thánh địa ở trung tâm đỉnh đồi. Bao quanh thánh địa là hàng loạt những khối kiến trúc gò nổi trải dài theo bốn cạnh bao quanh. Ở ngữa là một quảng trường lớn (300mx200m) có đài trung tâm dùng làm nơi tiến hành nghi lễ hay sinh hoạt cộng đồng.
TAMTHUCHai đầu nam bắc của quảng trường là các đài cao, bên dưới là hệ thống phòng ốc và đường dẫn chằng chịt. Đài phía nam có quy mô hơn cả, có đường dẫn lên đài là một lối đi nhiều bậc thang được chạm khắc rất tinh xảo. Xung quanh thánh địa là các quần thể lăng mộ, đền thần và các công trình công cộng khác. Nhà dân cư rải rộng ra xung quanh ngọn đồi và kéo dài khắp thung lũng.
Monte Alban cũng có đặc trưng của một đài quan sát thiên văn. Người ta biết rằng việc quan sát thiên văn mang lại cho xã hội ở đây những kiến thức cần thiết để tính toán các chu kỳ nông nghiệp, sự thay đổi của mùa trong năm, thời gian gần đến các cơn mưa, thời gian thu hoạch thảo dược; cũng như tiên đoán các sự kiện tương lai hay định hướng những công trình xây dựng, đường phố, đại lộ và quảng trường.
Tại Đại Quảng Trường ở Monte Alban, có thể thấy hai toà nhà mà theo các chuyên gia là dùng cho việc quan sát thiên văn: Toà nhà J và P.
Một chi tiết thú vị khác về thành phố cổ này là các văn bia được khôi phục trong khu vực. Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã xác định được nhiều văn bia tại Monte Alban có khắc những chữ viết độc nhất dưới dạng chữ tượng hình, nhưng không miêu tả loài vật hay con người.
Các văn bia này được đặt bên ngoài những toà nhà nhằm tưởng niệm các sự kiện lịch sử quan trọng của thành phố. Tuy nhiên, phần lý thú nhất của các văn bia này là chúng nặng đến 10 tấn, điều này làm dấy lên câu hỏi làm cách nào người xưa có thể vận chuyển những phiến đá to lớn như thế lên đỉnh núi Monte Alban.
Một chi tiết nữa là trên bề mặt của những văn bia khổng lồ này, người ta đã tìm thấy chữ tượng hình được chạm khắc để miêu tả các con số. Thực tế này có thể cho thấy cư dân trong khu vực đã có kiến thức về toán học và thiên văn học trong khi chúng ta biết rất ít về khả năng của họ.
Tôn giáo Zapotec là thờ đa thần giống như người Olmec. Người Zapotec đa phần là cư dân nông nghiệp nên rất coi trọng yếu tố mưa. Có lẽ vì thế hình ảnh thần mưa Ciciyo phổ biến hơn cả. Trong văn hóa của họ còn có nhiều vị thần khác nữa nhưng các di vật để lại quá ít để tìm hiểu thấu đáo.
Monte Alban lụi tàn vào thế kỷ thứ 8. Dân Zapotec bỏ di, người Mixtec lại đến, chia nhỏ thành bang Monte Alban và để lại trên đó nhiều di chỉ mộ táng và vật phẩm tôn giáo khác của mình.
>>> Định lý Pythagore đã được sử dụng trước khi tác giả ra đời hàng ngàn năm
>>> Anubis – Thần Ai Cập dẫn linh hồn người tốt đến cuộc sống vĩnh hằng
Hồng Liên (t/h)
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/bi-an-monte-alban-thanh-co-do-so-nam-tren-mot-dinh-nui-bi-san-phang.html