Bằng một cách nào đó mà con người cổ đại có thể di chuyển và đặt những khối đá nặng hàng tấn lại với nhau một cách hoàn hảo và ăn khớp với nhau được như vậy. Đây quả thách thức quá lớn cho giới khoa học hiện đại hôm nay.
Trên thế giới hiện nay, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều công trình, kiến trúc bằng đá thời cổ đại có cấu trúc vô cùng hoàn mỹ và hầu như không có sai sót trong quá trình thi công xây dựng. Những tảng cự thạch khổng lồ đó đã từng tồn tại và khớp với nhau không sai lệch đến mức phi thường như vậy thực sự là một bí ẩn khó giải thích đối với con người hôm nay, dù chúng không mang tầm vóc to lớn như những kim tự tháp hay Tam giác quỷ Bermuda.
Không chỉ có một mà rất nhiều nền văn minh cổ đại đều có những công trình như vậy dù họ không có bất cứ “công cụ hỗ trợ hiện đại” nào giống như chúng ta. Họ có thể di chuyển những khối đá khổng nặng hàng tấn, thậm chí hàng nghìn tấn từ những khu vực khai thác về các điểm tập kết hay xây dựng như đền thờ, lăng mộ… một cách dễ dàng và sắp xếp chúng với nhau một cách hoàn hảo.
Hãy lấy đền thờ thung lũng của Khafre, ở gần tượng Nhân sư và Kim tự tháp vĩ đại Khafre – kim tự tháp lớn thứ hai trong quần thể kim tự tháp tại Giza. Nó được xây dựng bằng các tảng đá lớn, gọi là cự thạch (phiến đá nặng nhất cũng khoảng 400 tấn) và được sắp xếp một cách hoàn hảo đến khó tin, cứ như thể nó đã được lập trình từ trước.
Trải qua hàng nghìn năm, chúng vẫn sừng sững đứng đó bất chấp sự hao mòn do thời gian và quá trình phong hóa. Đây thật sự là thách thách quá lớn đối với những khoa học gia hiện đại và họ vẫn đang cố gắng tìm ra cách mà người xưa lại có thể làm được như vậy.
Đặc biệt hơn cả, không có bất kỳ tảng cự thạch nào nhẵn nhụi 100% nhưng chúng lại có thể khớp với nhau hoàn hảo một cách phi lý. Người cổ đại đã chứng minh họ là những kiến trúc sư, nhà thiết kế bậc thầy.
Và nếu để ý kỹ một chút, khi so sánh hình ảnh của các ngôi đền, lăng mộ ở Ai Cập với các di tích ở Bolivia hoặc Peru như Puma Punku, Sacsayhuaman hoặc Ollantaytambo, chúng đều có một điểm chung dễ nhận thấy nhất: “Kỹ thuật xây dựng”.
Gần như những nền văn hóa này đều sử dụng một kỹ thuật, một công nghệ và các nguyên tắc xây dựng tương tự nhau. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Rốt cuộc những kỹ thuật này là gì? Công nghệ mà họ sử dụng là gì? Chúng từ đâu đến?”
Dấu tích thành phố cổ đại Puma Punku, Bolivia nằm cách dãy núi Andes 72km về phái Tây. Người cổ đại khai thác được những tảng đá lớn nhất hành tinh cách đó 960 km. Một số tảng đá dài đến 7,32 m và nặng đến 100 tấn.
Tương tự như cung điện Inca Roca, các tảng đá tại thành phố cổ đại Ollantaytambo không bằng phẳng nhưng được chế tác và ăn khớp một cách hoàn hảo. Quả thực khó tin được là con người cổ đại đã tạo nên được tuyệt tác như vậy, các kỹ thuật của con người ngày nay khó có thể chế tác được như vậy.
Và còn một điểm đã được đề cập trước đó, ngoài sự phi thường của những kiến trúc sư cổ đại, chúng ta còn nhận thấy kỹ thuật được sử dụng ở nhiều nền văn minh đó cũng có nét tương đồng. Phải chăng đã có sự giao thoa giữa các nền văn hóa cổ đại với nhau? Bằng cách nào mà những công trình cách nhau tới gần nửa vòng Trái Đất ại có sự tương đồng với nhau và có trình độ cao đến vậy?
Ví dụ điển hình có thể kể đến hai công trình của Inca và Ai Cập
Những công trình kiến trúc bằng đá là một bằng chứng xác thực cho thấy trình độ khoa học – công nghệ của người xưa vượt trội hơn rất nhiều so với những gì chúng ta vẫn tưởng tượng. Đồng nghĩa với việc lịch sử ra đời và phát triển của loài người cần được viết lại, không chỉ là những công trình này mà rất nhiều công trình tương tự như vậy đã được các nhà khoa học tìm thấy nhiều nơi trên thế giới và có trình độ rất cao siêu.
Những gì “Thuyết tiến hóa” mà Darwin đưa ra về nguồn gốc loài người là hoàn toàn sai lầm và chúng ta cần nhận định lại những gì chúng ta đã từng học? Những bằng chứng này chính là lời giải đáp không thể không rõ ràng hơn.
Sơn Tùng
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/cac-cong-trinh-bang-da-hoan-hao-va-khong-sai-sot-thoi-co-dai-pha-vo-moi-khai-niem-logic-hien-dai.html