Blog Tâm Thức
8 nguyên nhân gây chuột rút trong lúc ngủ
Friday, 27/07/2018 10:00 am

Blog Tâm Thức

Nửa đêm đang ngủ thì bỗng chân bị chuột rút rất đau hoặc đang thi đấu thể thao quyết liệt đột nhiên bị chuột rút làm mất hứng, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Tuy chuột rút không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì vẫn có thể ảnh hưởng rất lớn và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

chuột rút
Nửa đêm đột nhiên bị chuột rút không hẳn là do thiếu canxi, có thể có rất nhiều nguyên nhân khác (Ảnh: Shutterstock)

Chuột rút dễ xảy ra với các vận động viên, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người bệnh giãn tĩnh mạch hoặc xơ vữa mạch máu. Mọi người biết đến chuột rút là do thiếu canxi nên sẽ tích cực bổ sung canxi, nhưng tình trạng chuột rút vẫn không cải thiện. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên dân gây chuột rút vào ban đêm, không chỉ là do thiếu canxi, do đó phải  tìm được nguyên nhân thật sự thì mới có thể cải thiện được.

Nguyên nhân chủ yếu gây chuột rút

Vào năm 2012, tờ “American Family Physician” đã nghiên cứu nguyên nhân gây chuột rút vào ban đêm ở người trưởng thành và phát hiện ra nhiều yếu tố gây chuột rút, rất khó để tìm ra được một nguyên nhân nhất định. Nhưng người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, phó giáo sư Scott Garrison đến từ trường đại học Alberta đã tổng kết những nguyên nhân có thể gây chuột rút như sau:

1. Lạnh chân

Vào mùa hè quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào chân, mùa đông nửa đêm trời trở lạnh, hoặc không đắp chăn đều dễ gây lạnh chân.

2. Vận động quá sức:

Vào ban ngày nếu vận động quá sức khiến cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo sẽ khiến chân bị chuột rút.

3. Mất nước, mất cân bằng chất điện giải:

nước
Thường xuyên uống ít nước, cơ thể thiếu nước cũng sẽ gây chuột rút vào ban đêm (Ảnh: pixabay)

Phơi nắng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.

4. Tuần hoàn máu kém:

Quỳ lâu, đứng lâu gây ép lên các cơ bắp và mạch máu. Một tình trạng khác là khi ngủ thường xuyên để cong chân, cơ bắp ở bắp chân khá ngắn, không được duỗi ra, duy trì tư thế này lâu, khi cử động nhẹ sẽ có thể bị chuột rút. Phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng các ngón chân lần lượt bị chuột rút.

5. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng:

Không thể thu đủ các khoáng chất như canxi, magie và ion kali… sẽ gây mất cân bằng chất điện giải.

6. Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút khá cao do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém. Ngoài ra, hooc môn của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kì mang thai, cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Các nguyên nhân này đều có thể gây chuột rút.

7. Mắc các bệnh về thận:

Các bệnh nhân lọc thận không thể chuyển hóa chất dư thừa trong cơ thể một cách bình thường được. Ở cơ thể bình thường, quá trình chuyển hóa  thường xảy ra trong vòng 24 giờ, nhưng các bệnh nhân lọc thận phải mất 2-3 ngày, các chất điện giải trong cơ thể thay đổi liên tục có thể sẽ gây ra chuột rút. Rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng sẽ gây rối loạn chuyển hóa chất điện giải. Những người bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường…. Đều dễ bị sự thay đổi nhiệt độ tác động đến tuần hoàn máu và dẫn đến chuột rút. Đau thần kinh tọa, đau thần kinh cột sống và các bệnh về thần kinh cũng có thể gây chuột rút.

8. Tâm trạng căng thẳng, lo lắng:

Tâm trạng căng thẳng quá độ cũng có thể dẫn đến chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Chuột rút là tình trạng cơ bắp co rút, cơ bắp đột nhiên co lại gây cứng cơ và đau đớn. Chuột rút đa phần xảy ra ở chân, thường gặp nhất là ở cơ bắp chân, bàn chân và ngón chân. Nếu bị chuột rút ở đùi, cơ đùi trước, cơ đùi sau thì tình trạng sẽ nặng hơn, cơn đau cũng kéo dài khá lâu.

Một số cách phòng chống chuột rút

Có nhiều nguyên nhân gây chuột rút, đầu tiên hãy để ý đến nói quen ăn uống, mức vận động và vị trí bị chuột rút, có lẽ sẽ tìm được cách cải thiện. Thường ngày nên chú trọng hấp thu các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi vừa phải, giữ ấm, bổ sung nhiều nước và chất điện giải nhằm ngăn cản chuột rút lại xảy ra.

Thanh Xuân

TAMTHUC

 

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/8-nguyen-nhan-gay-chuot-rut-trong-luc-ngu.html